Thứ sáu, 23/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Giá xăng giảm, doanh nghiệp vẫn than chỉ như 'muối bỏ bể'

Hồng Gấm
- 12:40, 24/07/2022

(DNTO) - Mặc dù giá xăng đã giảm về mức 25.000 đồng/lít, nhưng thực tế vẫn chưa thấm vào đâu vì những đợt tăng giá liên tục trước đó khiến “cơn bão giá” chưa thể hạ nhiệt. Điều này đòi hỏi Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu các giải pháp để điều chỉnh giá xăng dầu, "chia lửa" với người dân và doanh nghiệp.

 

xd3

Chi phí xăng dầu là khoản rất quan trọng của doanh nghiệp và đóng góp nhiều chỉ số giá cả. Theo thống kê, chi phí xăng dầu chiếm 3,52% tổng chi phí sản xuất và 1,5% chi phí của gia đình. Thời gian qua, giá xăng dầu tăng cao đã đẩy giá vận tải tăng nóng và tác động đến giá nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác.

Việc cắt giảm một số loại phí, thuế để kéo giá xăng dầu hạ nhiệt sẽ đóng góp vào việc thúc đẩy nền kinh tế và tác động giá các mặt hàng. Trong lần điều chỉnh trước, giá xăng giảm khoảng 3.000 đồng/lít là đáng ghi nhận nhưng vẫn như "muối bỏ bể" bởi giá cả hàng hóa chưa hoặc không giảm theo. 

Ông Nguyễn Hoàng Đạt, Giám đốc Công ty TNHH Vinahe, cho rằng giá xăng sụt giảm vào lúc mà sức chịu đựng của doanh nghiệp có hạn, đã phải cố gắng cầm cự trong nhiều tháng qua. Do mặt hàng mà công ty sản xuất không phải là thực phẩm thiết yếu nên khi đưa hàng vào hệ thống siêu thị cũng khó tăng giá bán. 

“Bây giờ thì giá xăng đã hạ nhiệt, chỉ mong các loại chi phí nguyên vật liệu đầu vào và chi phí vận chuyển, đang chiếm 20 - 30% chi phí của doanh nghiệp, cũng sớm giảm theo để doanh nghiệp “dễ thở” hơn”, vị giám đốc của Vinahe chia sẻ.

“Chúng tôi hết hơi rồi"- đó là lời cảm thán của ông Trần Nhật Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Tập đoàn Xây dựng Delta khi chia sẻ về những khó khăn mà ngành xây dựng đang phải đối mặt.

Thực tế, đầu tuần qua, nhiều doanh nghiệp ngành thép lần thứ 8 liên tiếp công bố giảm giá từ đầu năm tới nay, đưa giá thép về quanh vùng 16.000 đồng/kg, phần nào giảm áp lực cho các doanh nghiệp xây dựng, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn đang trong cảnh “kiến bò chảo nóng”, cố gắng từng ngày để vượt qua “cơn bão giá”. 

Nói về những khó khăn của doanh nghiệp vận tải, ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội khẳng định: "Chưa bao giờ ngành vận tải lại khó khăn như vậy, trong 2 năm dịch Covid-19 bùng phát chúng ta đã đủ hiểu được khó khăn. Đặc biệt là vận tải hành khách tuyến cố định, tiếp đó là vận tải taxi,... đều phải dừng hoạt động.

"Hiện, giá xăng dầu đã bắt đầu giảm nhiệt, nhưng các doanh nghiệp vận tải vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Đơn cử như vấn đề giá cước, nhiều khách hàng nghe giảm giá xăng đã chất vấn nhà xe vì sao xăng dầu giảm mà giá cước chưa giảm. Thực tế, với giá cước hiện nay, doanh nghiệp phải co kéo hết cách mới đủ hòa vốn, đừng nói đến có lãi", ông Hùng cho hay.

Cùng chung nỗi lo, ông Tô Quang Học, Giám đốc Công ty TNHH Phiệt Học, chia sẻ, trong hoạt động của doanh nghiệp vận tải, xăng dầu chiếm từ 35 - 40% cơ cấu giá cước. Việc giảm giá chỉ 400 đồng với dầu diesel chẳng giúp ích cho doanh nghiệp được bao nhiêu.

“Xăng dầu giảm thế ăn thua gì. Hầu hết đang rất khó khăn do khách ít, giá nhiên liệu cao trong khi áp lực trả lãi ngân hàng vẫn rất lớn. Để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy ngành vận tải, toàn ngành phải có các biện pháp khác, chẳng hạn như giảm thuế. Thực ra lúc này kinh doanh muốn có lãi thì khó. Chỉ cần ổn định doanh nghiệp, giữ được người, phương tiện, trả được lãi suất ngân hàng đã may mắn lắm rồi”, ông Học nói.

Đại diện các doanh nghiệp trăn trở, việc giá xăng giảm doanh nghiệp mừng, nhưng điều đáng quan tâm bây giờ là sự ổn định về giá như thế nào sau đợt giảm này mới là quan trọng. Bởi khi xăng tăng hay giảm, các doanh nghiệp đề xuất, kiến nghị điều chỉnh giá bán sản phẩm dịch vụ rất nhiều lần mới được duyệt, nhưng có khi vừa được duyệt thì giá xăng lại điều chỉnh tăng khiến dở khóc, dở cười.

“Trước mắt đây là tín hiệu tốt, giúp doanh nghiệp dễ thở phần nào. Tuy vậy, theo dự báo, giá dầu thế giới vẫn tiếp tục diễn biến thất thường, rất có thể kỳ điều hành tới giá xăng dầu trong nước lại tăng. Chúng tôi hiện đang vui nhưng vẫn canh cánh nỗi lo nhiên liệu nóng lên.

Doanh nghiệp vẫn mong muốn cơ quan quản lý có giải pháp căn cơ dài hạn trong 5 năm tới để giúp doanh nghiệp có hướng đi chính xác”, ông Đỗ Văn Bằng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội, kiến nghị.

"Giá xăng dầu chỉ khoảng 22.000 đồng/lít thì doanh nghiệp mới chịu đựng được"

Thực tế, với giá cước hiện nay, các doanh nghiệp cho rằng, phải co kéo hết cách mới đủ hòa vốn. Ảnh: TL.

Thực tế, với giá cước hiện nay, các doanh nghiệp cho rằng, phải co kéo hết cách mới đủ hòa vốn. Ảnh: TL.

Theo các chuyên gia, giá nhiên liệu giảm là tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, mức giảm trên vẫn chưa được như kỳ vọng, một phần do việc trích lập Quỹ Bình ổn giá (BOG) khá cao.

Cụ thể, trong kỳ điều hành ngày 21/7, theo tính toán, cùng với giảm thuế bảo vệ môi trường, nếu không phải trích lập gần 1.000 đồng mỗi lít xăng vào quỹ BOG, giá xăng RON95 đã có thể giảm hơn 4.500 đồng, xăng E5RON 92 có thể giảm khoảng 3.600 đồng một lít và dầu diesel gần 2.300 đồng.

Có thể thấy, từ góc độ quản lý về vĩ mô của Nhà nước, Quỹ là công cụ kiểm soát tăng giá. Tuy nhiên, từ góc độ doanh nghiệp và người dùng, Quỹ không cần thiết bởi cả hai đối tượng này đều không được lợi. Người dùng thì “ứng tiền trước để và được trả lại khi giá biến động” theo kiểu “mỡ nó rán nó”. Còn với doanh nghiệp, việc duy trì quỹ khiến doanh nghiệp phải bố trí thêm nhân sự trong hệ thống để theo dõi hoạt động của quỹ.

"Cơ quan quản lý cần tính toán việc trích lập Quỹ BOG sao cho hợp lý, đồng thời sớm giảm thêm các sắc thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu… như vậy mới làm “nguội” bớt sức nóng của giá mặt hàng chiến lược quan trọng này", chuyên gia kinh tế Bùi Trinh nhận định.

Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cũng cho biết, qua nghiên cứu ở các nước, họ không bình ổn giá xăng dầu bằng số tiền “tạm mượn” của người dân. Mà các nước xây dựng nhiều kho dự trữ bằng hiện vật, khi giá dầu chỉ có mấy chục USD thì mua vào, giá xăng dầu tăng cao sẽ lấy ra để hoà lại bình quân gia quyền (trung bình cộng có trọng số).

Chúng ta phải nhìn nhận dự trữ xăng dầu cũng như dự trữ lúa gạo chiến lược. Do đó, nên bỏ quỹ bình ổn bằng tiền để thay bằng quỹ bình ổn hiện vật. Xây dựng kho dự trữ để chờ thời cơ giải quyết bài toán bình ổn. Vì khâu sản xuất xăng dầu trong nước mới đảm nhận được 50-60%, Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn còn đang “rắc rối”, Dung Quất mới đạt 30-40%. Cho nên, về lâu dài chúng ta phải chủ động xăng dầu như vấn đề lương thực.

“Theo tôi, giá xăng dầu chỉ khoảng 22.000 đồng/lít thì doanh nghiệp mới chịu đựng được, sức sống mới trở lại. Chúng ta đừng nhìn vào hụt thu ngân sách mấy chục nghìn tỷ đồng mà không giảm các sắc thuế đối với xăng dầu. Sau này, khi doanh nghiệp hồi phục trở lại sẽ còn cơ hội nộp ngân sách nhiều hơn tiền giảm thuế phí”, ông Phú nêu quan điểm.

Ngoài ra, giới chuyên gia cũng lưu ý, khi giá cả chậm hạ nhiệt theo giá xăng thì điều quan trọng trong lúc này là cần khả năng thích ứng và tính linh hoạt của doanh nghiệp. Đây có thể là lợi thế sống còn cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong môi trường đầy biến động. Một khi vận hành linh hoạt hơn, doanh nghiệp sẽ giải quyết các tình huống và ứng phó với những bất cập về giá cả hàng hoá dịch vụ trong bối cảnh hiện nay.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ đã ký Công điện về việc tập trung hoàn thành rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
14 giờ
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngày 21/5/2025, tại khu phức hợp Selavia, Công ty CP Toàn Hải Vân (TTC Phú Quốc - thành viên Tập đoàn TTC) và Tập đoàn Ascott, đơn vị quản lý lưu trú hàng đầu thế giới, đã chính thức ký kết hợp đồng tư vấn kỹ thuật và quản lý vận hành căn hộ khách sạn mang thương hiệu Citadines Selavia Phu Quoc.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội đồng quản trị Sacombank (HĐQT) đã thông qua quyết định thôi nhiệm vị trí Tổng giám đốc của bà Nguyễn Đức Thạch Diễm và tuyển dụng, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nhung làm Quyền Tổng giám đốc nhằm đảm bảo hoạt động Sacombank được xuyên suốt, ổn định. Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm tiếp tục giữ chức vụ Phó Chủ tịch thường trực HĐQT của Ngân hàng.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 20/5, tại Quảng Ninh đã diễn ra Hội nghị ký kết Chương trình phối hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam. Sự kiện đánh dấu bước phát triển mới trong mối quan hệ hợp tác giữa lực lượng cảnh sát biển và cộng đồng doanh nhân trẻ cả nước hướng tới mục tiêu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và hỗ trợ thiết thực cho ngư dân, nhân dân tại các vùng ven biển và hải đảo của Tổ quốc.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Từ leo dốc cầu cao 3 m, lội nước 30 cm đến màn tăng tốc 0-100km/h trong vài giây ngắn ngủi, VinFast VF 8 đã chứng minh được khả năng vận hành vượt trội, bền bỉ và linh hoạt ngay cả khi đối mặt với những điều kiện vận hành nhiều thách thức.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và đổi mới công tác xây dựng & thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ X tại Hà Nội diễn ra thành công tốt đẹp, hội tụ 500 đại biểu thiếu nhi xuất sắc trên cả nước, hướng đến kỷ niệm 135 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chương trình có sự đồng hành của thương hiệu quốc gia gắn liền với thiếu nhi Việt Nam là Vinamilk, cùng 2 nhãn hàng Susu và Sữa tươi Vinamilk 100%.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tinh thần sống xanh cùng khả năng sáng tạo và truyền cảm hứng của thế hệ trẻ đang thể hiện rõ ràng hơn bao giờ hết trong cuộc thi “Green It Loud – Khuếch Đại Chất Xanh” do Gen Green - nền tảng số dành cho thế hệ sống xanh – phát động.
6 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngày 14/5, Tập đoàn TTC và Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã ký kết thỏa thuận hợp tác, nhằm phát huy sức mạnh và tiềm lực của mỗi bên, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Để thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 68-NQ/TW, cần tập trung sửa đổi cơ bản hệ thống pháp luật, gồm sửa luật thuộc thẩm quyền Quốc hội và sửa các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền Chính phủ, bộ, ngành.
6 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Cuộc gặp gỡ lần này đặt nền tảng cho việc xây dựng những chương trình hợp tác sâu rộng, mang tính ứng dụng cao, nhằm đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp và nâng cao năng lực hội nhập quốc tế cho cộng đồng nữ doanh nhân Việt Nam.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thường trực Chính phủ yêu cầu tháo gỡ, tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tham gia chương trình Tick xanh trách nhiệm, nhà sản xuất phải giám sát chặt chẽ nguồn nguyên liệu; nhà phân phối tham gia kiểm soát hàng hóa theo quy trình; còn người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm và có lựa chọn mua sắm đúng đắn.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vận hành mạnh mẽ, trang bị, tiện nghi không xe cỡ C nào so được trong khi chi phí nhàn tênh là động lực lớn để cộng đồng chủ xe VinFast VF 7 đang háo hức lên kế hoạch tổ chức các chuyến xuyên Việt trong mùa hè này.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Viettel dẫn đầu về tốc độ mạng di động trong tháng 4/2025 trong bối cảnh chất lượng mạng di động băng rộng cả nước ghi nhận mức cải thiện mạnh mẽ nhất kể từ tháng 2/2024.
2 tuần
Xem thêm