Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Giá gạo Việt đang giữ 'ngôi vương': Mừng và lo

Hồng Gấm
- 12:30, 15/11/2021

(DNTO) - Giá gạo Việt hiện đang giữ vị trí "quán quân", điều này cho thấy, gạo Việt đang có thay đổi từ lượng sang chất để ngày càng chen chân vào các thị trường khó tính. Tuy nhiên, để giá trị của "hạt vàng" được nhận diện trên thị trường quốc tế, vấn đề ổn định, nâng tầm thương hiệu vẫn là bài toán đầy thách thức.

Các sản phẩm từ hạt gạo Việt Nam đang có vị thế khá vững chắc trên thị trường châu Âu. Ảnh: TL.

Các sản phẩm từ hạt gạo Việt Nam đang có vị thế khá vững chắc trên thị trường châu Âu. Ảnh: TL.

Giá gạo Việt chạm đỉnh 'bỏ xa" các đối thủ  

Gặt hái mùa vàng bội thu dẫu đối mặt với hạn mặn lịch sử, đảm bảo an ninh lương thực, tự tin chinh phục những thị trường khó tính nhất, xuất khẩu gạo tăng trưởng ngoạn mục bất chấp khủng hoảng do Covid-19…, ngành lúa gạo Việt Nam đang làm nên những “kỳ tích” trong năm 2021.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 9 tháng năm 2021 đạt 4,23 triệu tấn, trị giá 2,26 tỷ USD, giảm 12,09% về lượng và giảm 4,53% về giá trị so với cùng kỳ. Đáng chú ý, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang soán vị trí cao nhất thế giới, "vượt mặt" Thái Lan và Ấn Độ.

Cụ thể, theo thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đạt 425 USD tấn, trong khi giá gạo cùng loại của Thái Lan là 375 USD/tấn, giá gạo của Ấn Độ là 358 USD/tấn. Không những thế, trong 5 năm trở lại đây, ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu gạo không có khái niệm "giải cứu lúa gạo". 

Tin nên đọc

Những con số trên cho thấy, hạt gạo Việt Nam đã có sự thay đổi tích cực về chất và lượng. Nhờ đó, mặc dù có những thời điểm lượng xuất khẩu giảm nhẹ, nhưng giá trị thu về vẫn tăng. Việt Nam ngày càng có thêm nhiều loại gạo đặc sản, chất lượng cao để thỏa mãn nhu cầu tại nhiều thị trường khó tính.

Để có được "trái ngọt" này, có thể nói đó là cả một quá trình nỗ lực tái cơ cấu sản xuất theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, thời gian qua, Nhà nước cũng dành nhiều nguồn lực đầu tư cho hạ tầng thủy lợi. Đặc biệt, công tác nghiên cứu giống lúa của Việt Nam được đánh giá có những bước tiến ngoạn mục nhờ tinh thần tự vươn lên, học hỏi quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã có bộ giống lúa chất lượng tốt, có gạo hạt dài, có lúa thơm đặc sản… như gạo thơm, gạo japonica, gạo nếp. 

Làm ra loại gạo có sự pha trộn mùi thơm lá dứa ở phía Nam và mùi thơm cốm của lúa tám ở phía Bắc - điều mà các nước trên thế giới chưa từng làm được, doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí của kỹ sư Hồ Quang Cua đã góp phần khẳng định vị trí gạo Việt trên bản đồ gạo thế giới. ST24, ST25 có cùng hàm lượng amylose với gạo 5 lần ngon nhất thế giới - Khao Dawk Mali của Thái Lan, nhưng có độ bền gen cao hơn đến 15%. 

“Đó là cơ sở khoa học lý giải cho sự thành công của chúng ta, giúp Việt Nam gia nhập câu lạc bộ ngàn đô sau 3 thập kỷ lẹt đẹt ở mức 400 - 500 USD/tấn”, ông Hồ Quang Cua nhấn mạnh.

Cùng với đó là tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA) của Việt Nam với Liên hiệp châu Âu (EU) và các nước, Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)… được ký kết đặt ra yêu cầu với các doanh nghiệp rà soát sản xuất, chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu thị trường… Ðây cũng là những nền tảng thuận lợi để thúc đẩy đà tăng của gạo xuất khẩu Việt Nam năm 2022. 

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho rằng: “Việt Nam không phải “một mình một chợ” trong xuất khẩu gạo. Chúng ta đang chịu cạnh tranh gay gắt từ gạo Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia. Nếu không khẳng định được chất lượng, chắc chắn, gạo Việt Nam không có được kết quả xuất khẩu ấn tượng như vậy, không được sự coi trọng của nhiều thị trường nhập khẩu như vậy”. 

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Việt  Anh, Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Phương Đông (Đồng Tháp), dẫn chứng: "Trong khi có thời điểm Thái Lan lượng gạo tồn kho tương đối lớn thì các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu gạo của Việt Nam ít khi có gạo tồn kho; trong khi Thái Lan tìm mọi cách đẩy mạnh bán gạo cho Philippines thì Philippines lại chỉ quan tâm đến gạo Việt, dù giá gạo của Việt Nam cao hơn", ông Nguyễn Việt Anh nêu thực tế. 

Vẫn còn đó những nỗi lo 

Nhận định về triển vọng xuất khẩu gạo năm 2022, ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho rằng, thị trường vẫn rất khả quan và sẽ xuất khẩu không dưới 6 triệu tấn. Tuy nhiên, theo ông Bình, dù giá gạo Việt Nam đang cao nhất thế giới, nhưng vấn đề đau đầu hiện nay là giá giống, giá phân bón đang tăng cao, đẩy giá thành sản xuất lúa lên cao, do vậy các ngành chức năng cần có giải pháp giảm giá thành. 

Cùng với đó, hiện nay có hiện tượng giống đóng bao bì không có nhãn mác cung ứng giữa các đại lý tới tay người nông dân nên gây khó khăn cho công tác quản lý.

Bên cạnh đó, thực tế "nhức nhối" nhất, mặc dù Việt Nam đã xuất khẩu gạo 30 năm nay, nhưng để tên thương hiệu đi vào lòng người tiêu dùng, kết quả chỉ là những loại gạo đặc sản, gắn với địa phương vùng miền, chứ không nhiều dấu ấn của thương hiệu hay tên tuổi của một doanh nghiệp, hay một tổ chức sản xuất gạo bài bản chuyên nghiệp. 

Theo kỹ sư Hồ Quang Cua, cha đẻ của loại gạo ngon nhất thế giới ST25, Việt Nam không thiếu những giống lúa để làm nên những loại gạo ngon nhất nhì thế giới. Tuy nhiên trong một thời kỳ dài, do định hướng xuất khẩu, chúng ta ưu tiên số lượng và giá bán rẻ làm lợi thế cạnh tranh của gạo Việt. 

Chính vì vậy, gạo Việt chỉ xuất khẩu dưới dạng bao lớn và đóng nhãn mác nhà nhập khẩu. Việc không có thương hiệu là điều dễ hiểu. 

Không những thế, hệ thống chính sách của Việt Nam cũng chưa đủ mạnh để khuyến khích doanh nghiệp phát triển thương hiệu gạo của mình. Thêm vào đó, chúng ta chưa có một hệ thống phân phối, nhà kho bến bãi đủ lớn để không phải phụ thuộc vào nhà buôn thế giới. Các chuyên gia cho rằng cần phải học hỏi Thái Lan về điều này. 

Nêu quan điểm, ông Ngô Minh Đường, Tổng giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Thanh Bình Jeune (Pháp) cho biết: "Trên thế giới ai cũng nói gạo Việt Nam chất lượng không được đều. Có lúc khi nhận được lô đẹp, có lúc lại nhận được lô xấu, chuyện đó khó có thể chấp nhận được. Phải làm sao để chất lượng thật đều từ đầu năm tới cuối năm đó là điều kiện quan trọng nếu muốn gây dựng thương hiệu".

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thu thuế với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng tại Việt Nam.
10 giờ
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Xem thêm