Thứ ba, 08/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Quốc hội quyết giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa đến năm 2030

Minh Khánh
- 15:57, 13/11/2021

(DNTO) - Sáng 13/11, với 92% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025.

Theo đó, Quốc hội quyết nghị giữ hơn 3,5 triệu ha đất trồng lúa đến năm 2030, trong đó 300.000 ha được chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Bên cạnh diện tích đất trồng lúa, Nghị quyết cũng nêu mục tiêu đến năm 2030, cả nước có 5,2 triệu ha đất rừng phòng hộ; 2,45 triệu ha đất rừng đặc dụng; 8,1 triệu ha đất rừng sản xuất; đất khu kinh tế 1,6 triệu ha; đất khu công nghệ cao 4.000 ha; đất đô thị 2,9 triệu ha.

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025. Ảnh: Quốc hội

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025. Ảnh: Quốc hội

Diện tích đất trồng lúa hiện nay của cả nước là 3,9 triệu ha. Như vậy với Nghị quyết trên, đến năm 2030, đất trồng lúa cả nước giảm gần 350.000 ha.

Trình bày báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Vũ Hồng Thanh (Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế), cho biết trong quá trình thảo luận, đa số ý kiến tán thành việc giữ diện tích đất trồng lúa đến năm 2030 là hơn 3,5 triệu ha. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị làm rõ cơ sở đưa ra chỉ tiêu này; có ý kiến đề nghị chỉ giữ 3,2 triệu ha.

Một số đại biểu đề nghị rà soát, hạn chế việc lấy đất trồng lúa sang các loại đất phi nông nghiệp (nhất là đất khu công nghiệp); cho phép chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng, vật nuôi với đất trồng lúa nhưng không làm thay đổi tính chất lý hóa của đất để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, quy hoạch đất trồng lúa được tính toán trên cơ sở bảo đảm nhu cầu lương thực quốc gia; bám sát định hướng phát triển kinh tế các vùng; phù hợp với tiềm năng đất đai từng vùng, địa phương...

Thực tế một số nơi, việc sử dụng đất trồng lúa để trồng cây khác hoặc nuôi trồng thủy sản đang diễn ra, cho thấy hiệu quả cao hơn.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Nghị quyết đã cho phép chuyển đổi linh hoạt 300.000 ha đất trồng lúa sang cây trồng, vật nuôi khác nhưng không làm thay đổi tính chất của đất; có thể trở lại trồng lúa khi cần thiết.

Tại nghị quyết, Quốc hội yêu cầu công khai, minh bạch quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật bằng các hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Nghị quyết cũng nêu rõ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý tình trạng lãng phí đất đai, đất được giao, cho thuê nhưng chậm đưa vào sử dụng; xử lý nghiêm các hành vi  gây ô nhiễm, làm hủy hoại đất, thoái hóa đất.

Về chính sách, thể chế, yêu cầu tại nghị quyết là sửa đổi Luật Đất đai và pháp luật có liên quan (trong đó có chính sách về tài chính đất đai) để bảo đảm sự đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai. Hoàn thiện chính sách điều tiết các nguồn thu từ đất để cân đối, phân phối hợp lý tạo nguồn lực phát triển đồng đều giữa các vùng miền; hài hòa lợi ích giữa các bên trong quá trình chuyển đổi đất đai theo quy hoạch, nhất là bảo đảm cho người bị thu hồi đất có cuộc sống, sinh kế tốt hơn, quan tâm phúc lợi xã hội cho người chưa đến tuổi lao động, không còn tuổi lao động và các đối tượng chính sách, yếu thế trong xã hội.

Quốc hội cũng yêu cầu nghiên cứu hoàn thiện các quy định về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tạo không gian cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, tạo quỹ đất ở vùng phụ cận dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn để đấu giá quyền sử dụng đất, tăng nguồn thu từ đất đai./.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Tối 7/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 3 với các Bộ, ngành về cập nhật tình hình và giải pháp ứng phó với chính sách thuế quan của Mỹ.
6 giờ
Thời sự - Chính trị
Để chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những ngày này không khí luyện tập tại Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Đông Nam bộ (Tam Phước - Biên Hòa, Đồng Nai) diễn ra khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần quyết tâm cao nhất. Nhiếp ảnh gia Minh Hòa đã kịp ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp tại buổi diễn tập.
11 giờ
Tài chính - Thị Trường
Thế giới thì đang thay đổi, Hoa Kỳ đã chọn lối đi cứng rắn. Câu hỏi còn lại là Việt Nam sẽ chọn con đường nào. Đây không chỉ là lúc để tính toán mà là lúc để hành động.
11 giờ
Tài chính - Thị Trường
Ngày 2/4/2025, một cột mốc có thể làm rung chuyển toàn bộ trật tự thương mại toàn cầu, Tổng thống Trump ký sắc lệnh áp thuế 10% lên toàn bộ hàng nhập khẩu vào Mỹ, không ngoại lệ, không khoan nhượng và chưa dừng lại ở đó, danh sách các quốc gia bị Mỹ đánh giá là “vi phạm tồi tệ nhất” đã được công bố.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Nỗ lực vươn lên, chủ động phản ứng chính sách kịp thời, đoàn kết thống nhất phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, tiền đề cơ bản để Việt Nam vượt qua thách thức, hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính sách thuế mới này đã tạo ra làn sóng chấn động trên toàn cầu. Trong vài ngày qua, thị trường chứng khoán tại Mỹ, châu Âu và châu Á đều lao dốc liên tiếp do lo ngại lạm phát leo thang và nguy cơ suy thoái.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
  Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo. 
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
4 ngày
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
6 ngày
Xem thêm