Thứ tư, 24/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Luật Đất đai sửa đổi đang khơi thông dòng vốn ngoại khi thu hút đông đảo Việt kiều quay về đầu tư, đồng thời mở rộng cửa để các “cá mập” ngoại đổ bộ vào thị trường bất động sản Việt Nam.
Mất cân đối cung cầu tiếp tục là thách thức lớn với thị trường bất động sản nhà ở, khi đang tồn tại xu hướng thiếu hụt nguồn cung phân khúc tầm trung, dư thừa nhà ở tại phân khúc cao cấp. Chỉ khi nào khắc phục được tình trạng mất cân đối này, thị trường mới phát triển bền vững.
Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, các nhà đầu tư doanh nghiệp bất động sản phải nhìn nhận trách nhiệm của mình trong khắc phục "nghịch lý", giải quyết tình trạng "thổi giá" của thị trường bất động sản.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định, Thông tư 22 không hạn chế việc cá nhân mua nhà thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai.
Trong bối cảnh khó khăn tứ bề, các hiệp hội ngành hàng đang tìm cách "tự cứu mình" thông qua các đề xuất giải vây. Và bất kỳ sự tiếp sức nào cũng cần các ban ngành đẩy nhanh tiến độ triển khai, giảm thiểu thủ tục hành chính cũng như có những cách thức linh hoạt để hỗ trợ doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, mọi doanh nghiệp đều cần tiếp cận và sử dụng nguồn lực từ đất đai cho sản xuất, kinh doanh nên Luật Đất đai cần được sửa đổi theo hướng tạo thuận lợi.
Hiện nay, sức ép tài chính đối với doanh nghiệp là rất lớn. Do đó, ngoài sự hỗ trợ từ Chính phủ, doanh nghiệp cần có một cơ chế thông thoáng hơn về môi trường kinh doanh với thể chế liên quan đến những ưu tiên, ưu đãi về thuế, đất đai... để "gỡ rào" cho nền kinh tế.
Tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng 10/1, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng, nhấn mạnh việc sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật nhằm tháo gỡ vướng mắc về thể chế, phát huy nguồn lực phát triển KT-XH; đơn giản hóa thủ tục đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Thị trường bất động sản đang bước vào giai đoạn sẵn sàng bùng nổ, nhưng nhiều trở ngại và lực cản, nhất là về hành lang pháp lý và tài chính, vẫn đang kìm hãm sự phát triển của thị trường, doanh nghiệp bất động sản.
Sáng 13/11, với 92% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025.
“Muốn sản xuất lớn cần có chính sách lớn, chính vì vậy, phải sớm sửa đổi Luật Đất đai, tạo điều kiện cho người nông dân, các tổ chức dần hình thành những đơn vị sản xuất có quy mô lớn, góp phần nâng cao chất lượng ngành nông nghiệp", bà Trần Thị Thanh Hương, đại biểu đoàn An Giang nhận định.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh sửa đổi Luật Đất đai là một nhiệm vụ trọng điểm và rất khó trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15.