Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo 'méo mặt' vì gánh nặng chi phí

Hồng Gấm
- 08:00, 08/08/2021

(DNTO) - Chới với, hụt hẫng là nỗi niềm của doanh nghiệp xuất khẩu gạo khi hàng có sẵn mà thiếu container vận chuyển, cộng thêm chi phí leo thang khiến lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang dần co hẹp lại.

Trong 7 tháng năm 2021, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 3,58 triệu tấn với giá trị 1,94 tỷ USD, giảm 10,6% về khối lượng và giảm 0,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Ảnh: TL.

Trong 7 tháng năm 2021, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 3,58 triệu tấn với giá trị 1,94 tỷ USD, giảm 10,6% về khối lượng và giảm 0,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Ảnh: TL.

Gánh nặng chi phí bào mòn lợi nhuận

Theo phản ánh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, hiện nay, khó khăn lớn nhất họ đang phải đối diện là phương tiện vận chuyển giữa các nơi vì phải qua nhiều chốt kiểm dịch và phải có giấy xác nhận âm tính với Covid-19. Tình trạng này dẫn đến việc nhiều chủ phương tiện từ chối chuyên chở do các chi phí phát sinh, thậm chí là đồng ý vận chuyển nhưng lại không thể xét nghiệm vì lực lượng y tế không đáp ứng được nhu cầu.

Gần đây nhất là việc Cảng Cát Lái - đầu mối huyết mạch chính, đã ngưng nhận giao gạo xuất khẩu từ tháng 7/2021 và chưa rõ khi nào có thể tiếp tục, lượng container ứ đọng tại Cảng Cát Lái rất lớn do chỉ còn 50% nhân sự làm việc... Một số doanh nghiệp đang phải thực hiện hợp đồng từ tồn kho, chưa mua với hợp đồng mới.

Tin nên đọc

Mặt khác, giá cước vận chuyển quốc tế hiện đang ở mức cao, lịch tàu xuất thường hay bị trì hoãn do thiếu hàng hóa hoặc thủy thủ đoàn bị nghi nhiễm phải cách ly tập trung cũng là những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu của các thương nhân và làm gia tăng chi phí xuất khẩu... Đặc biệt là phải tuân thủ những quy định về giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 khiến một số công ty, nhà máy rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng hoặc đóng cửa tạm thời.

Ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP. Cần Thơ) chia sẻ, trong tháng 8 này, công ty có hợp đồng xuất khẩu hơn 10.000 tấn gạo cho đối tác. Tuy nhiên, tuân theo quy định thì phải hết giãn cách mới có thể xuất khẩu được.

“Dù chúng tôi đang thực hiện 3 tại chỗ, nhưng nhân lực chỉ còn 2/5 so với thời điểm bình thường. Việc 3 tại chỗ chỉ là tình thế tạm thời, giúp công ty hoạt động cầm chừng, chế biến phục vụ nội địa. Bởi với xuất khẩu thì số công nhân hiện tại không thể đảm đương được hết các công đoạn từ sản xuất, đóng hàng, vận chuyển ra container… Đó là chưa kể mô hình 3 tại chỗ là hoàn toàn khép kín nên việc mở thêm một nhà kho, một điểm trung chuyển khác sẽ không đáp ứng yêu cầu về phòng, chống dịch”- ông Bình trần tình. 

Cùng nỗi niềm, ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Công ty TNHH SXTM Phước Thành IV (Vĩnh Long) cho biết, để duy trì hoạt động, mọi chi phí của công ty đã tăng gấp 3. Ví dụ trước đây thuê phương tiện vận chuyển 1 tuần chỉ khoảng 1 triệu đồng thì nay tăng lên 3 triệu đồng. Chưa kể lương công nhân hiện tăng gấp đôi song công suất vận hành nhà máy chỉ đạt 30% so với lúc bình thường. Thêm vào đó, giá cước thuê container vốn đang ở mức rất cao nay lại thêm chi phí cước vận chuyển nội địa tăng mạnh nên doanh nghiệp buộc phải chọn cách thu mua lúa cầm chừng.

"Công ty đang cố gắng đàm phán tìm tàu và container đóng hàng để kịp giao. Riêng với những hợp đồng mới, công ty đã từ chối hết vì không thể dự báo trước được tình hình như hiện nay" - ông Thành cho biết.

Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời mới công bố cũng cho thấy, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng bị “bào mòn” đáng kể do nhiều chi phí đồng loạt gia tăng.

Trong quý 2/2021, doanh thu của Tập đoàn Lộc Trời tăng mạnh tới 86% so với cùng kỳ, đạt 2.725 tỷ đồng. Tuy nhiên, do chi phí giá vốn cũng tăng cao hơn, cộng thêm các khoản chi phí khác đều gia tăng như chi phí lãi vay tăng gần 90%, chi phí bán hàng tăng 20%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng hơn 17%... đã khiến lợi nhuận sau thuế của tập đoàn này chỉ còn 45,5 tỷ đồng trong quý 2, giảm tới gần 70% so cùng kỳ.

Tương tự, bà Đặng Thị Liên - Giám đốc Công ty Lương thực thực phẩm Long An cho hay, hiện việc thương thảo hợp đồng với đối tác rất khó khăn do khách hàng ép giá, so sánh với các đối thủ xuất khẩu gạo khác trong khu vực. Nếu cố xuất khẩu doanh nghiệp sẽ chịu thua lỗ vì phải chi trả rất nhiều khoản phí, thuế tăng mạnh so với trước đây.

Không chỉ vài doanh nghiệp trên, khảo sát tại một số công ty niêm yết trong ngành chế biến xuất khẩu lương thực cho thấy, phần chi phí lãi vay, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều bị đội lên đáng kể từ quý 2/2021.

Dự kiến, tình trạng này sẽ còn tiếp diễn trong quý 3/2021 khi dịch bệnh hiện vẫn chưa được kiểm soát, cộng thêm nhiều chi phí khác phát sinh trong quá trình doanh nghiệp duy trì sản xuất theo mô hình “3 tại chỗ”. Chưa kể, nếu phát hiện một chuyến hàng hay một nhà máy có lao động bị nhiễm Covid-19 là tất cả bị “đóng băng”.

Cấp bách gỡ khó để không mất thị trường

Gạo vốn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, tuy nhiên thực tế hiện nay, việc các doanh nghiệp khẳng định chỉ làm hết số lượng đơn hàng đã ký kết rồi tạm ngưng, dấy lên lo ngại ngành gạo xuất khẩu có thể để mất thị trường vào tay đối thủ khác.

Liên quan vấn đề này, ông Phan Văn Có - Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE (Cần Thơ) thừa nhận: Chúng ta có thể sẽ mất thị trường, vì nhà nhập khẩu luôn chọn nhập hàng từ 2-3 nước xuất khẩu để đa dạng hoá nguồn cung và chủ động hơn khi có sự cố. Ngoài ra, việc các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua giới hạn vận chuyển với nhau đã gây đứt gãy chuỗi hàng hóa xuất khẩu, đối tác theo dõi được tình hình và có thể đã chọn phương án nhập hàng từ nước khác để đảm bảo cho thị trường của họ.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Công ty TNHH SXTM Phước Thành IV (Vĩnh Long) nhận định, nếu tình trạng này kéo dài, Việt Nam sẽ bị mất thị trường tại Trung Đông, châu Phi do các đối tác nhập khẩu sẽ tìm đến nguồn khác từ Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan… 

“Chúng tôi có thể chỉ giữ được khách hàng truyền thống như Philippines do đối tác rất hiểu và có thể điều phối tàu dời mua riêng từng container hàng nếu cần thiết” - ông Thành nói.

Do đó, trong bối cảnh khó khăn bủa vây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) kiến nghị: Ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng trong chuỗi cung ứng, đồng thời đề nghị Bộ Y tế xem xét cho phép các doanh nghiệp thực hiện xét nghiệm Covid-19 theo hình thức mẫu gộp đối với từng bộ phận nhân viên làm việc trong nhà máy.

Trong trường hợp, doanh nghiệp áp dụng phương thức “3 tại chỗ” thì chỉ áp dụng xét nghiệm Covid-19 đầu vào, sau đó giao cho doanh nghiệp có kế hoạch tự quản lý nhân viên và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Đối với Uỷ ban Nhân dân các địa phương, Bộ NN&PTNT có chính sách ưu tiên tiêm vaccine cho những thành phần lao động bắt buộc phải tham gia trực tiếp trên hiện trường, trong chuỗi cung ứng lúa gạo. Ngoài ra, cần tạo điều kiện đi lại cho các nhân sự trên trong thời gian giãn cách vì lực lượng này đang duy trì xuất khẩu cho cả nước.

Bộ NN&PTNT cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét và chỉ đạo khối ngân hàng thương mại cho các thương nhân xuất khẩu gạo vay thêm một phần tín chấp để thu mua dự trữ lúa gạo vụ Hè -Thu. Đồng thời, giảm lãi suất cho vay, kéo dài thời hạn cho vay lên 9 tháng hoặc 1 năm để thương nhân có đủ thời gian quay vòng vốn hoàn nợ.

"Đối với những thương nhân không đạt được mục tiêu doanh thu vì lý do liên quan đến tình hình dịch bệnh thực tế, đề nghị các ngân hàng hỗ trợ duy trì hạn mức tín dụng hiện tại, tạo điều kiện cho thương nhân có cơ hội hồi phục và nhanh chóng hoạt động hiệu quả trở lại sau thời gian dịch bệnh" - Bộ NN&PTNT cho hay.

Đồng thời, đề nghị Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ thuế, các khoản phí cho doanh nghiệp trong thời gian dịch bệnh, hiện các chi phí test nhanh và PCR, chi phí ăn, ở cho các lao động 3 tại chỗ là do doanh nghiệp chịu toàn bộ.

Những chi phí trong quá trình các mặt hàng gạo đang chờ tại cảng gồm: Phí lưu container, lưu bãi, tiền phạt chậm giao hàng, đồng vốn bị đọng trong khi vẫn phải trả lãi vay ngân hàng. Ngoài ra, có một số công ty còn phát sinh chi phí kiểm hóa vì đi luồng đỏ. Theo đó, doanh nghiệp phải kéo hàng đi cân với mức phí 890 nghìn đồng/container; 200 nghìn đồng/container phí cắt seal và muốn lấy chuyển đi cân thì phải tốn thêm phí chuyển đảo container là 250 nghìn đồng/container... là những khó khăn đang đe doạ doanh nghiệp xuất khẩu gạo hiện nay.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu giảm từ 60-100 đồng mỗi lít, riêng dầu mazut tăng giá nhưng không đáng kể.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia trong ngành cho biết thị trường M&A (mua bán và sáp nhập) trong nước gần đây ghi nhận sự tham gia của nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đến tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp hay sản xuất.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo giới phân tích, trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ đủ mạnh và chưa có dấu hiệu cho thấy mặt bằng lãi suất liên ngân hàng và tỷ giá hạ nhiệt một cách bền vững, tôi cho rằng nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro danh mục ở thời điểm này.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thặng dư thương mại Việt Nam và Mỹ là thành tựu nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro khi nước này đang tăng cường bảo hộ hàng nội địa và sẽ duy trì chính sách thương mại cân bằng với các đối tác.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Quy định chống phá rừng (EUDR) đang đặt ngành cà phê Việt Nam vào nhiều thách thức, trong đó là phần xác minh nguồn gốc đất trồng và truy xuất nguồn gốc.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia cho rằng sở dĩ các nhà đầu tư cầm chừng trong các giao dịch M&A trong thời gian qua là do thăm dò chính sách từ phía Việt Nam, chờ kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ hoặc chờ mua dự án với giá tốt hơn. Khi những yếu tố này được giải tỏa, sự trở lại của các giao dịch sẽ mạnh mẽ hơn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Các loại xăng dầu đồng loạt giảm giá trong kì điều hành hôm nay 14/11. Ảnh: T.L.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Kỷ niệm 6 năm thành lập Trung tâm thương mại Satra Củ Chi (1239 Tỉnh lộ 8, ấp Thạnh An, xã Trung An, huyện Củ Chi, TP.HCM) nhiều hoạt động tặng quà, rút thăm trúng thưởng, khuyến mại lên đến 100%, diễn ra từ ngày 15/11 đến 12h00 ngày 28/11/2024.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 13/11, các ngân hàng đồng loạt niêm yết giá bán mỗi USD ở mức 25.502 đồng - mức cao nhất lịch sử. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, đồng Việt Nam đã mất giá khoảng 4,5%.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thông qua việc kiến tạo một diễn đàn trao đổi, thảo luận trực tiếp giữa những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực, chuỗi tọa đàm trực tuyến InnovaTalk do Quỹ VinFuture tổ chức xuyên suốt 3 năm qua đã trở thành cầu nối vững chắc cho cộng đồng khoa học Việt Nam vươn tới thế giới, góp phần thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trên toàn cầu.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Động lực trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang thay đổi kể từ cuối năm 2023, rõ ràng hơn vào năm 2024. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi của sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và chuỗi cung ứng. "Sóng" đầu tư mới sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 12/11, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố doanh số bán xe của các đơn vị thành viên VAMA. Theo đó, trong tháng 10/2024, doanh số đạt 38.761 xe, tăng 6% so với tháng trước và tăng 53% so với tháng 10/2023.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thông tin trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đánh giá chính sách tiền tệ, tài khóa vừa qua đã được điều hành hiệu quả, hợp lý. "Chúng ta chuẩn bị xử lý tiếp ngân hàng 0 đồng nữa, ổn định hệ thống".
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thừa nhận, cho vay đang vào kỳ tăng mạnh, song ngân hàng thương mại khó giảm thêm lãi suất vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trả lời chất vấn của ĐBQH về lý do tại sao ngân hàng chỉ bán vàng ra mà không mua lại của người dân, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, trước biến động giá vàng rất cao nên các ngân hàng, doanh nghiệp phải cân nhắc việc mua bán để phòng ngừa rủi ro.
1 tuần
Xem thêm