Thứ năm, 02/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Các 'vựa lúa' đồng loạt lao dốc, doanh nghiệp 'chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo'

Hồng Gấm
- 18:30, 12/07/2021

(DNTO) - Tuần qua, giá gạo xuất khẩu của các "vựa lúa" châu Á đều chung cảnh ngộ giảm kim ngạch. Cụ thể, gạo Việt Nam, Thái Lan đều giảm, hiện gạo Thái Lan xuống thấp nhất trong 19 tháng. Xuất khẩu gạo của Campuchia giảm xuống 29%; tại Ấn độ, tuy giá ổn định nhưng hiện đang đứng ở mức thấp nhất trong hơn 7 tháng.

Thị trường lúa gạo châu Á đều ở mức thấp, tuy nhiên các chuyên gia nhận định, các doanh nghiệp đừng quá sốt ruột, lo lắng rồi đua nhau hạ giá gạo xuống lúc này, gây bất lợi cho ngành lúa gạo Việt Nam. Ảnh: T.L.

Thị trường lúa gạo châu Á đều ở mức thấp, tuy nhiên các chuyên gia nhận định, các doanh nghiệp đừng quá sốt ruột, lo lắng rồi đua nhau hạ giá gạo xuống lúc này, gây bất lợi cho ngành lúa gạo Việt Nam. Ảnh: T.L.

Các "vựa lúa" đồng loạt giảm 

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, sau khi giảm mạnh 58 USD/tấn, giá gạo xuất khẩu 5% tấm được chào bán trên thị trường thế giới có giá 410 USD/tấn, gạo 25% tấm có giá 390 USD/tấn; sau khi giảm 83 USD/tấn, gạo 100% tấm xuất khẩu với giá 330 USD/tấn.

Như vậy, hiện giá gạo xuất khẩu của Việt Nam so với các nước đã rút ngắn, chỉ cao hơn gạo Ấn Độ 27 USD/tấn đối với gạo 5% tấm, thấp hơn 37 USD/tấn đối với gạo 25% tấm, thấp hơn 37 USD/tấn đối với gạo 100% tấm.

Điều đáng nói là hiện tại giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam chỉ cao hơn gạo cùng loại của Thái Lan 1 USD/tấn, thấp hơn gạo 100% tấm của Thái Lan đến 36 USD/tấn.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam chỉ cao hơn gạo Pakistan 17 USD/tấn (gạo 5% tấm), cao hơn 47 USD/tấn (gạo 25% tấm) và gạo 100% tấm của Việt Nam chỉ cao hơn gạo cùng loại của Pakistan ở mức 3 USD/tấn. 

Một thương lái tại An Giang cho biết, nguồn cung trong nước đang tăng lên vì người nông dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã bắt đầu thu hoạch vụ Hè - Thu.

"Các nhà nhập khẩu gạo đã giảm mua hàng từ Việt Nam vì chi phí vận chuyển cao mà họ phải chịu" - thương lái tại An Giang chia sẻ.

Tin nên đọc

Một số thương nhân cho biết, việc bán thóc trong nước thời gian qua cũng chậm lại do lệnh hạn chế di chuyển để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.

Không chỉ Việt Nam, các “vựa lúa gạo” hàng đầu của châu Á cũng đồng cảnh ngộ khi phải điều chỉnh giảm giá gạo xuất khẩu.

Cụ thể, giá gạo 5% tấm của Thái Lan giảm còn 410 - 425 USD/tấn vào thứ Năm (8/7), từ mức 420 - 422 USD/tấn một tuần trước đó.

Theo các nhà giao dịch có trụ sở tại Bangkok, nhu cầu đối với gạo Thái trên thị trường quốc tế đang rất ảm đạm. Cùng với đó, đồng Baht Thái Lan giảm giá so với USD đã dẫn đến việc một số nhà giao dịch báo giá thấp hơn sau khi chuyển đổi tiền tệ.

"Xuất khẩu gạo của Thái Lan đã rơi vào tình trạng trì trệ, mức tồi tệ nhất mà tôi từng thấy trong nhiều thập kỷ" - một thương nhân cho biết.

Bên cạnh đó, Ấn Độ - nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới có giá gạo 5% tấm ổn định ở mức 367 - 371 USD/tấn vào tuần trước. Tuy nhiên, đây cũng là mức thấp nhất trong hơn 7 tháng vì hoạt động gieo trồng vụ mùa hè được tăng tốc tại hầu hết ở các vùng trên cả nước.

Một nhà xuất khẩu có trụ sở tại Kakinada, bang Andhra Pradesh, miền Nam Ấn Độ cho biết, hoạt động trồng lúa đã tăng tốc ở miền Đông Ấn Độ, và sẽ tăng dần ở các khu vực khác trên cả nước từ tuần này.

Sau khi xuất khẩu kỷ lục 17,71 triệu tấn gạo trong giai đoạn 2020 - 2021, tăng 86% so với mức 9,5 triệu tấn của năm trước, Ấn Độ được dự báo cũng sẽ có một mùa xuất khẩu tốt vào năm 2021 - 2022, mặc dù chi phí vận chuyển hàng hóa cao.

Mặc dù các nhà xuất khẩu bày tỏ lo ngại hoạt động xuất khẩu có thể bị chậm lại do chi phí vận chuyển cao từ các khách hàng châu Phi, nhưng Ấn Độ vẫn là nước cạnh tranh nhất về giá so với các quốc gia khác, gồm cả Việt Nam và Thái Lan.

Về phía Campuchia, trang Fresh News cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2021, Campuchia đã xuất khẩu được 280.450 tấn gạo, giảm 117.210 tấn, tương đương 29,47% sản lượng 397.660 tấn của 6 tháng đầu năm 2020.

Các thị trường gạo xuất khẩu của Campuchia gồm 20 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) với tổng khối lượng 67.136 tấn trong 6 tháng đầu năm nay, giảm 68.440 tấn (tương đương 50,48%) so với cùng kỳ năm ngoái.   

Lượng gạo Campuchia xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 143.293 tấn, giảm 4.656 tấn, tương đương 3,15%. Xuất khẩu gạo của Campuchia sang thị trường 5 nước thành viên khác thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đạt 7.136 tấn (giảm 25.851 tấn, tương đương 48,79%).

Ngoài ra, Campuchia xuất khẩu sang 21 thị trường khác với tổng sản lượng đạt 42.885 tấn trong nửa đầu năm 2021, giảm 18.263 tấn, khoảng 29,87% so với cùng kỳ năm 2020. 

Doanh nghiệp đừng quá sốt ruột để bị ép giá

Các doanh nhân trồng lúa và xuất khẩu gạo đều bày tỏ lo lắng khi giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh, kéo giá lúa giảm theo. Từ đầu tháng 6/2021 đến nay, giá lúa có xu hướng giảm với mức giảm từ 300-800 đồng/kg lúa tươi so với mức thương lái đặt cọc trước đó.

"Giá gạo giảm mạnh gây bất lợi cho ngành gạo Việt Nam kể cả hiện tại và tương lai. Hiện tại, phân bón và các vật tư có liên quan như xăng dầu, thuốc bảo vệ thực vật đều tăng, riêng phân bón tăng đến 50-60%. Ngoài ra, các vật tư khác như sắt thép, xi-măng... cũng tăng giá chóng mặt mà giá gạo lại giảm sâu thì khoảng 30 triệu người trồng lúa sẽ thiệt hại nặng” - “vua lúa gạo” Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An nêu ý kiến.

Trước tình hình trên, ông Nguyễn Thanh Sang, thương lái ở huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ) lý giải, thực tế giá lúa thu mua vẫn ổn định do lượng lúa về ít, nhưng gạo nguyên liệu về rất nhiều khiến giá gạo giảm vì các nhà máy bị “kẹt bồ”, không còn chỗ chứa khiến nhiều người chấp nhận bán giá thấp hơn để giải phóng bớt lượng gạo.

“Thông thường, chất lượng gạo vụ mùa Đông Xuân rất tốt, nhưng do kẹt kho, các chủ kho thu mua chậm, khiến gạo bị gãy, xấu, không đẹp, dẫn đến giá thành giảm. Thứ nữa, giá gạo trong nước giảm một phần do cạnh tranh với các đối thủ khác, trong xu hướng giá gạo xuất khẩu của các nước Thái Lan và Ấn Độ đang giảm. Thứ ba, giá gạo ở Việt Nam đưa ra khá cao so với giá các nước xuất khẩu gạo khác nên nhiều đơn hàng chưa chốt được. Do thương lái mua vào từ đầu vụ giá cao, nay không thể bán thấp lỗ được. Ngược lại, khi doanh nghiệp chào giá cao thì các thị trường cho dù có nhu cầu cũng chần chừ chưa “xuống tay” quyết mua được, khiến nguồn gạo trong nước dồi dào là vậy” -  ông Sang lý giải.

Bày tỏ quan điểm của mình, ông Nguyễn Văn Đôn - Giám đốc Công ty Xuất khẩu gạo Việt Hưng (Tiền Giang) cho rằng giá gạo xuất khẩu giảm do các thị trường đều giảm mạnh trong thời gian qua. Thế nên, phía đối tác có ý “chê” giá gạo Việt cao, thị trường vẫn đang “dùng dằng” chưa ngã ngũ thực sự.

“Thị trường xuất khẩu gạo thường không có nhiều lo ngại, giá gạo Việt Nam trong thời gian tới bắt buộc phải giảm theo xu hướng giá thế giới. Hiện gạo cùng loại của Thái Lan, Ấn Độ đều giảm, gạo Việt không thể đứng ngoài cuộc chơi, không thể “neo” giá cao mãi được, dễ mất hợp đồng. Theo tôi, có giảm mấy vẫn chưa về dưới mốc 520 USD/tấn. Vấn đề là sản lượng chúng ta đang tự chủ thế nào và bản lĩnh với thị trường thế giới ra sao" - ông Đôn nhận định.

Bên cạnh đó, ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An nhấn mạnh, dù giảm song giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn cao nhất trong 9 năm qua và cao hơn khoảng 100 USD mỗi tấn so với cùng thời điểm này năm ngoái.

“Đừng thấy sóng cả mà ngã tay chèo. Đừng quá sốt ruột, lo lắng rồi đua nhau hạ giá gạo xuống lúc này, kể cả bán lỗ là rất tai hại cho ngành lúa gạo Việt Nam. Làm như vậy là “tiếp tay” cho thương nhân nước ngoài ép giá gạo Việt Nam như đã từng xảy ra nhiều năm qua. Đừng để bài học cũ lặp lại. Tôi nói thẳng, giá gạo Việt bị ép giá mua trong nước giảm là do chính chúng ta tự lấy đá ghè chân mình mà thôi” - ông Bình nhấn mạnh.

Theo Bộ NN&PTNT, hết quý 1 năm nay, xuất khẩu gạo giảm mạnh tới 30,4% về lượng, nhưng về giá trị chỉ giảm 17%, đạt 1,1 triệu tấn với giá trị 606 triệu USD. Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, giá gạo xuất khẩu Việt Nam trong quý 1 tăng 20 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

“Quý 1 năm nay, có một yếu tố khách quan là container đóng hàng xuất đi rất hiếm, doanh nghiệp phải trả tiền cao gấp mấy lần để có container. Mặt khác, 2 thị trường truyền thống nhập nhiều gạo của Việt Nam như Philippines và Trung Quốc thì từ đầu năm đến nay lại có thay đổi kế hoạch, lượng mua vào rất ít, khác nhiều so với quý 1/2020. Trong tình hình hiện nay, có thể tin tưởng rằng trong quý 2, mọi thứ sẽ khả quan hơn, kể cả thị trường truyền thống lẫn không truyền thống” - đại diện Bộ NN&PTNT chia sẻ.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Theo nhiều công ty chứng khoán, thị trường đang bước vào vùng trũng thông tin, nhà đầu tư cần linh hoạt ứng phó trước những biến động khó lường trong ngắn hạn.
15 giờ
Tài chính - Thị Trường
Trên nền xám của bức tranh kinh tế, việc hút gần 9,27 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm 2024 được đánh giá là rất thành công, đột phá cả về số lượng, quy mô vốn, chất lượng dự án. Đây là tín hiệu tích cực cho Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh để tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. 
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mặc dù các doanh nghiệp và ngành chức năng đang tính toán lại các giải pháp kích cầu để giữ đà tăng trưởng tiêu dùng nội địa, song quý 1/2024, tăng trưởng bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ đạt 8,2%. Sức mua yếu đang là nỗi lo lớn của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong điều kiện hiện nay, cân đối ngoại tệ trên thị trường có những gay gắt hơn trước, để tránh tạo thêm sức ép cho tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm phù hợp để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ của doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu quay đầu giảm trong kỳ điều hành chiều nay 25/4, chỉ riêng dầu mazut tăng.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhu cầu vay vốn là rất lớn, song hiện chỉ khoảng 2% hợp tác xã (HTX) tiếp cận được vốn từ các tổ chức tín dụng, 80% HTX phải vay ở hệ thống tín dụng đen với lãi suất cao. Phó Thống đốc Đào Minh Tú chỉ rõ, việc tín dụng chưa "chảy" vào HTX nguyên nhân đến từ cả 2 phía HTX và ngân hàng. 
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị giá FPT chạm giá trần 120.100 đồng/cp, mức đỉnh cao nhất của cổ phiếu này kể từ khi chào sàn. Diễn biến trên cũng đã gây hiệu ứng tích cực dẫn dắt toàn nhóm cổ phiếu công nghệ tăng trung bình trên 6,68%, cao nhất thị trường.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, chất lượng tài sản trong khu vực tài chính tiếp tục xấu đi do thị trường bất động sản suy giảm có thể ảnh hưởng xấu đến triển vọng tăng trưởng khi vốn dự phòng đang tương đối mỏng, đặc biệt là với một số ngân hàng thương mại quốc doanh lớn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Dù mức lợi nhuận hàng nghìn tỷ được các ngân hàng công bố, tuy nhiên diễn biến thị giá các cổ phiếu ngành ngân hàng lại khá trái chiều nhau.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam có nhiều sản phẩm thế mạnh, đã xuất khẩu thành công vào nhiều thị trường trong nhiều năm, nhưng vẫn chưa thể chiếm lĩnh được các thị trường này.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tính đến 15/4 đạt 208,94 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 107,82 tỷ USD, tăng 16,34% so với cùng kỳ 2023, tương ứng tăng thêm 15 tỷ USD.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
"Mặt bằng lãi suất huy động của giảm nhanh, và dù nhà điều hành đã giảm lãi suất 4 lần mà mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường không giảm được là do cung tiền không tăng, thị trường 1 và thị trường 2 không thông nhau", TS. Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, nhận định.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sản xuất công nghiệp đã phục hồi như kỳ vọng? Xuất khẩu trong nước đã thực sự tạo được bứt phá? Đâu là thuận lợi và thách thức mà nền kinh tế đang đối mặt?... TS Trần Đình Cung đã đưa ra những quan điểm riêng của mình về các vấn đề này.
1 tuần
Xem thêm