Thứ ba, 01/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Xuất khẩu gạo Việt vẫn 'đối mặt' với nhiều thách thức

Hồng Gấm
- 13:30, 01/06/2021

(DNTO) - Dù đang ở vị trí á quân về xuất khẩu gạo, tuy nhiên, những thách thức phải đối mặt như hạn chế logistics, chưa đảm bảo ổn định chất lượng cũng như thiếu vắng thương hiệu, là những bất lợi cản chân xuất khẩu gạo, khiến người tiêu dùng tại các nước chưa thể 'nhớ mặt, đặt tên'.

Dù giữ vị trí á quân nhưng sản xuất, xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam vẫn

Dù giữ vị trí á quân nhưng sản xuất, xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam vẫn "chênh vênh" do còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn. Ảnh: TL.

Nhiều thách thức phải 'đối mặt' dù đang ở vị trí á quân

Việt Nam nhiều năm nay đứng trong “top” 3 xuất khẩu gạo trên thế giới. Đáng chú ý, năm 2020, gạo Việt nhiều lần vượt qua các đối thủ về giá bán, khối lượng xuất khẩu đạt 6,15 triệu tấn, thu về 3,07 tỷ USD.

Bước sang năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ở cả Việt Nam và trên thế giới, nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn mang về trên 1,01 tỉ USD, và Việt Nam chính thức vượt qua "ông lớn" Thái Lan để trở thành cường quốc xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Ấn Độ. Tuy nhiên, dù giữ vị trí á quân nhưng sản xuất, xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam vẫn "chênh vênh" do còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), chỉ ra rằng, khó khăn trước tiên là hạn chế trong sản xuất lúa còn thiếu tính bền vững, chịu nhiều rủi ro do biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt. Ngoài ra, quy mô sản xuất nông hộ nhỏ, cơ giới hóa khó khăn. Mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân nhiều nơi chưa bền vững. Doanh nghiệp tham gia vào các hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ít về số lượng, quy mô nhỏ, năng lực hạn chế. Do đó, các hợp đồng liên kết hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng.

Tin nên đọc

Bên cạnh đó, cạnh tranh toàn cầu trong sản xuất và kinh doanh lúa gạo ngày càng gia tăng, đặc biệt cạnh tranh về chất lượng và giá trị, nhất là vấn đề logistics… cũng là những yếu tố “cản chân” xuất khẩu gạo.

Trong khi đó, năng lực tiếp cận, thâm nhập thị trường, marketing, đàm phán ký kết thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp thương mại quốc tế, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo còn hạn chế, các sản phẩm thương hiệu gạo Việt Nam vẫn chưa được phần lớn người tiêu dùng cuối cùng tại các nước biết đến.

Thời gian gần đây, không ít rào cản, nhất hàng rào phi thuế quan đã xuất hiện, tác động không nhỏ tới xuất khẩu gạo của Việt Nam. Mặt khác, sản lượng lúa gạo nhóm chất lượng trung bình hiện không còn nhiều. Trong khi đó, nhìn lại những hợp đồng xuất khẩu lớn của các doanh nghiệp từ đầu năm đến nay chủ yếu vẫn là phẩm cấp trung bình. Do vậy, một số doanh nghiệp đang gặp khó trong việc thu mua chủng loại gạo này để phục vụ cho những hợp đồng xuất khẩu đã ký. Đây cũng là nguyên nhân khiến giá gạo nội địa tăng cao trong thời gian gần đây.

Ngoài ra, một số chuyên gia nhìn nhận, công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm từ gạo chưa phát triển đồng đều cũng là những khó khăn điển hình trong sản xuất, xuất khẩu lúa gạo Việt Nam.

Chất lượng, thương hiệu gạo là 'bài toán' hoá giải thách thức 

“Việt Nam đã đảm bảo an ninh lương thực. Mục tiêu thời gian tới là nâng cao giá trị xuất khẩu bằng chất lượng và thương hiệu chứ không phải về sản lượng”, PGS, TS Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTTN nhấn mạnh.

Thời gian tới, muốn tăng trưởng xuất khẩu bền vững, ngành lúa gạo buộc phải tập trung vào xây dựng thương hiệu trên cơ sở có sự hỗ trợ, đồng hành từ cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp. Ảnh: TL.

Thời gian tới, muốn tăng trưởng xuất khẩu bền vững, ngành lúa gạo buộc phải tập trung vào xây dựng thương hiệu trên cơ sở có sự hỗ trợ, đồng hành từ cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp. Ảnh: TL.

Bày tỏ quan điểm của mình, ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn nhận định: "Khi các sản phẩm xuất khẩu có thương hiệu, có bao gói nhãn mác đầy đủ, chắc chắn giá trị cao hơn rất nhiều. Tiềm năng rõ ràng như thế, song quan trọng là phải làm sao để có được thương hiệu. Thời gian tới, nếu có chính sách tốt về tổ chức sản xuất, thúc đẩy liên kết... sẽ giúp được doanh nghiệp trong xây dựng thương hiệu".

Với bài toán thương hiệu gạo Việt chưa "ăn sâu" vào tâm trí người tiêu dùng, một số chuyên gia cho rằng, muốn gạo Việt được người tiêu dùng quốc tế biết đến, trước hết cần xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất lúa gạo hàng hoá có chất lượng. Các vùng này sản xuất theo quy trình sạch, đồng bộ. Đặc biệt, khâu xây dựng uy tín, thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới phải được nhấn mạnh, coi trọng hơn nữa.

Bên cạnh đó, việc tiếp tục chuyển đổi cơ cấu gieo trồng tại một số vùng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất; tập trung hơn vào nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị gia tăng, cải thiện hiệu quả xuất khẩu và lợi nhuận của người trồng lúa là hết sức cần thiết. Trong khi diện tích trồng lúa giảm, doanh nghiệp, nông dân cần tập trung vào các giống lúa có phẩm chất tốt. Với khẩu phần ít, nhưng năng lượng cao, gạo dinh dưỡng sẽ là hướng đi tương lai của xuất khẩu gạo Việt Nam.

Trong “Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2025 và 2030” được Bộ NN&PTTN phê duyệt cuối tháng 1/2021 vừa qua tiếp tục nêu rõ, mục tiêu đặt ra đến năm 2025, tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu trên 20% và đến năm 2030, con số này là trên 40%.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cho rằng, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam là hết sức cấp bách, và doanh nghiệp có vai trò chủ chốt trong xây dựng, phát triển các thương hiệu gạo. Các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng thương hiệu gạo của doanh nghiệp gắn với thương hiệu gạo quốc gia...

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Bước ngoặt 1/7/2025 không chỉ là dấu mốc hành chính, đó là cột mốc đánh dấu bản lĩnh chính trị, đạo đức công vụ và sự kiên định vì nhân dân của cả hệ thống.
4 giờ
Trung ương hội
Chiều 30/6, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Họp báo công bố Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025), với sự tham dự của đại diện các đơn vị chỉ đạo, phối hợp tổ chức, các chuyên gia, thành viên Ban Tổ chức, Ban Cố vấn Diễn đàn và đông đảo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
20 giờ
Thời sự - Chính trị
Sau ngày 1/7, người dân có thể đăng ký xe tại bất kỳ công an xã nào trong tỉnh. Biển số xe sẽ được cấp theo danh sách mã số của các địa phương sáp nhập, ưu tiên từ số thấp đến cao.
20 giờ
Thời sự - Chính trị
Sáng 30/6, tại TP.HCM, Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP.HCM đã long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, cũng như thành lập các tổ chức Đảng và chỉ định nhân sự cho các cấp chính quyền và đoàn thể mới.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Hôm nay (30/6), từ 8h sáng, trên cả nước sẽ đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Cuộc chiến thương mại và các chính sách thuế quan mới do Hoa Kỳ khởi xướng đang tạo ra những tác động sâu sắc và đa chiều lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, ngành kho bãi tại Mỹ đang đứng trước những thách thức và sự thay đổi cấu trúc chưa từng có, đồng thời mở ra cả cơ hội và thách thức cho các quốc gia sản xuất như Việt Nam.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong một động thái bất ngờ, Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngày 26/6 (giờ Mỹ) đã làm dậy sóng chính trường quốc tế với tuyên bố "chúng tôi vừa ký với Trung Quốc ngày hôm qua", ngay sau đó lại hé lộ về một thỏa thuận thương mại "rất lớn" sắp đạt được với Ấn Độ.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 26/6, Cục Thuế cho biết vừa có thông báo về việc tạm dừng các hệ thống thuế điện tử để triển khai nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu sắp xếp cơ quan thuế theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, thời gian từ 18h ngày 27/6 đến 8h ngày 1/7.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhân dịp dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc, ngày 25/6, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Siemens (Đức).
5 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Phù Yên (Sơn La) hiện có khoảng 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo được hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của nông dân.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong hơn một năm qua, thế giới đã chứng kiến nỗ lực không mệt mỏi của Fed nhằm kìm hãm con "quái vật" lạm phát, vốn đã leo lên mức cao nhất trong bốn thập kỷ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Mở đầu phiên giao dịch sáng 24/6, thị trường tài chính toàn cầu chứng kiến một sự đảo chiều đột ngột. Giá vàng, vốn được coi là "hầm trú ẩn an toàn", mất hơn 30 USD mỗi ounce, trong khi giá dầu thô Brent lần đầu tiên trong nhiều tháng rơi xuống dưới ngưỡng 70 USD/thùng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 24/6, với 416/416 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (87,03% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
1 tuần
Xem thêm