Thứ hai, 29/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Hai tuần qua, giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) liên tục sụt giảm mạnh. Nếu như trước Tết giá lúa dao động 9.400-9.500 đồng/kg thì sau Tết, giá lúa đông xuân chỉ còn khoảng 8.600-8.900 đồng/kg tùy loại. Nhiều thương lái bỏ tiền cọc vì sợ "bị hớ", thị trường giao dịch chậm với tâm lý chờ giá giảm thêm nữa.
Việc Ấn Độ và một số nước cấm xuất khẩu gạo được xem là cơ hội cho hạt gạo Việt Nam. Giá lúa tăng cao, là tín hiệu vui cho nông dân; Vừa mừng vừa lo là nỗi lòng của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo; Còn các tiểu thương, các nhà sản xuất, chế biến mặt hàng từ gạo, đặc biệt là các bà nội trợ thì… lo toàn tập.
Dù chiếm thế thượng phong về sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu, song nhiều "ông lớn" trong lĩnh vực xuất khẩu gạo vẫn ngậm ngùi báo lỗ do gánh nặng chi phí và giá bán giảm. Bức tranh lợi nhuận được kỳ vọng sáng sủa hơn khi các doanh nghiệp khai thác triệt để lợi thế về giá cũng như nhu cầu thị trường.
Nhiều năm gần đây, giá xuất khẩu gạo Việt luôn duy trì ở vị trí dẫn đầu, cơ hội tăng trưởng xuất khẩu cho ngành hàng gạo đang rất rộng mở. Không bỏ lỡ đà tăng, các doanh nghiệp đang đẩy mạnh xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu, hướng tới các phân khúc thị trường béo bở hơn.
Các chuyên gia dự báo, xuất khẩu gạo sẽ tăng mạnh từ tháng 3 khi các thị trường tiêu thụ gạo của Việt Nam bắt đầu tăng cao. Để không bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu bền vững, các doanh nghiệp đã mạnh tay tập trung đầu tư về chất lượng, thương hiệu gạo bằng một chiến lược thị trường bài bản.
Dù đang ở vị trí á quân về xuất khẩu gạo, tuy nhiên, những thách thức phải đối mặt như hạn chế logistics, chưa đảm bảo ổn định chất lượng cũng như thiếu vắng thương hiệu, là những bất lợi cản chân xuất khẩu gạo, khiến người tiêu dùng tại các nước chưa thể 'nhớ mặt, đặt tên'.