Thứ bảy, 05/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Dự báo Việt Nam tiếp tục giữ vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo

Vũ Long
- 15:00, 09/05/2021

(DNTO) - Xuất khẩu gạo trong quý I/2021 mang về trên 1,01 tỉ USD. Dự báo xuất khẩu gạo quý II vẫn tiếp tục lạc quan do áp lực thiếu container giảm.

Dự báo xuất khẩu gạo tiếp tục giữ vị trí thứ 2 về xuất khẩu gạo trong quý tới. Ảnh: Vũ Long

Dự báo xuất khẩu gạo tiếp tục giữ vị trí thứ 2 về xuất khẩu gạo trong quý tới. Ảnh: Vũ Long

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NNPTNT), hiện tại, hoạt động logistics của Ấn Độ đang rất khó khăn khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại và gây ra khủng hoảng rộng trong xã hội.

Giá gạo Thái Lan đạt mức 494 USD/tấn và giảm xuống 485 USD/tấn vào cuối tháng. Trong tháng 4.2021, hoạt động thương mại tại Thái Lan diễn ra khá chậm chạp khi nước này trong dịp đón lễ hội năm mới Songkran.

Từ các thông tin trên, các thương nhân ngành lúa gạo dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể khởi sắc trong quý II/2021 bởi hiện nay vấn đề thiếu vỏ container đã giảm; Việt Nam không gặp quá nhiều áp lực về logistics như Ấn Độ và hiện nay nguồn cung lúa gạo đang dồi dào. Đặc biệt, lúa Hè Thu của Việt Nam đang được thương lái hỏi mua và đặt cọc trước.

Các chuyên gia thương mại dự báo Việt Nam vẫn đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo trong quý II/2021.

Trong tuần này giá gạo xuất khẩu tiếp đà đi ngang. Hiện gạo 5% tấm ở mức 493-497 USD/tấn; gạo 25% tấm 468-472 USD/tấn; gạo 100% tấm 423-427 USD/tấn và Jasmine 558-562 USD/tấn.

Thống kê cho thấy, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 4.2021 ước đạt 700 nghìn tấn với giá trị đạt 362 triệu USD, đưa tổng khối lượng gạo xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2021 đạt 1,9 triệu tấn với giá trị 1,01 tỉ USD, giảm 10,8% về khối lượng nhưng tăng 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Trong tháng 4.2021, giá gạo Việt Nam đạt 508 USD/tấn vào đầu tháng và đã giảm xuống còn 488 USD/tấn vào cuối tháng, nguyên nhân chính là do vụ Đông Xuân đã thu hoạch xong nên nhu cầu mua nguyên liệu giảm, chờ đợi vụ Hè Thu sắp tới. Giá gạo 5% của Ấn Độ đạt 396 USD/tấn vào đầu tháng nhưng đã giảm xuống 377 USD/tấn vào cuối tháng.

Giá lúa gạo trong nước ở mức lạc quan

Mặc dù tại thị trường trong nước, giá lúa Đông Xuân tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long giảm trong tháng 4.2021 do các địa phương đã hoàn tất thu hoạch, nhưng vụ Hè Thu cho thấy nguồn cung đủ đáp ứng tiêu dùng nội địa và dư thừa để xuất khẩu.

Từ đầu tháng 5.2021 đến nay, giá lúa gạo có xu hướng ổn định ở mức cao. Cụ thể, ngày 8.5.2021, giá lúa tại đồng bằng sông Cửu Long cụ thể như sau: Nếp Long An 5.100 - 5.500 đồng/kg; OM 18 bán ra với giá 6.400 - 6.600 đồng/kg; Đài thơm 8 có giá 6.400 - 6.600 đồng/kg; OM 9577, OM 9582 bán ra ở mức 6.050 đồng/kg; OM 5451: 6.300 - 6.500 đồng/kg; OM 6976: 6.000 - 6.150 đồng/kg; IR 50404: 5.900 - 6.000 đồng/kg; lúa Nhật: 7.500 - 7.600 đồng/kg; nếp vỏ tươi 5.000 - 5.100 đồng/kg; nàng Hoa 9: 6.100 - 6.200 đồng/kg.

Sau khi tăng nhẹ vào ngày 8.5, giá gạo hôm nay neo cao ở mức: Gạo NL IR 504 giá 9.250-9.350 đồng/kg; gạo TP IR 504 giá 10.600-10.650 đồng/kg; tấm 1 IR 504: 8.700-8.800 đồng/kg; Cám Vàng: 7.000 đồng/kg; gạo thơm Thái Lan hạt dài: 18.000-19.000 đồng/kg; Hương Lài: 18.000 đồng/kg; Jasmine: 14.000-15.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng: 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa: 16.200 đồng/kg; Sóc thường: 14.000 đồng/kg, gạo trắng thường: 11.000-12.000 đồng/kg, gạo Nhật: 24.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen: 20.000 đồng/kg…

Trong 3 tháng đầu năm 2021, Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với 36,3% thị phần, khối lượng và giá trị đạt 411,58 nghìn tấn và 219,96 triệu USD.

Các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là Bờ Biển Ngà (gấp 2,7 lần) và Australia (tăng 66%).

Tin khác

Thời sự - Chính trị
  Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo. 
10 giờ
Thời sự - Chính trị
Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 
10 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
4 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Xem thêm