Chủ nhật, 05/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

‘Đôi cánh’ cho nguồn lực sáng tạo nhìn từ 7 chiếc HCV của Việt Nam tại WICO

Huyền Trang
- 15:00, 14/08/2022

(DNTO) - Việt Nam không thiếu nguồn lực đổi mới sáng tạo từ học sinh, sinh viên, nhà khoa học cho đến các startup. Vấn đề đặt ra là phải có thêm trợ lực để những sáng kiến có cơ hội phát huy và hiện thực hóa thành sản phẩm phục vụ đời sống.

Các sáng kiến đổi mới sáng tạo từ học sinh Việt Nam được chuyên gia tại WICO đánh giá cao. Ảnh: T.L.

Các sáng kiến đổi mới sáng tạo từ học sinh Việt Nam được chuyên gia tại WICO đánh giá cao. Ảnh: T.L.

7 chiếc huy chương vàng mà đoàn Việt Nam mang về sau cuộc thi Olympic Phát minh và sáng chế thế giới (WICO) lần thứ 11 diễn ra tại Hàn Quốc mới đây, đã được xã hội vô cùng quan tâm.

Đáng chú ý, WIPO lần này với sự tham gia của 1.000 thí sinh, từ 28 quốc gia, trong đó có nhiều nước phát triển hàng đầu thế giới, tiên phong về đổi mới sáng tạo như Mỹ, Singapore, Úc, Canada… Vì vậy, thành tích của đoàn Việt Nam một lần nữa góp phần khẳng định nguồn lực đổi mới sáng tạo của nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Đổi mới sáng tạo trở thành từ khóa nhận được sự quan tâm đông đảo trong những năm gần đây tại Việt Nam, điển hình là sau đại dịch Covid-19, bởi đây là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế, doanh nghiệp cũng như xã hội.

Một đo lường từ Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia cho thấy, đổi mới sáng tạo đóng góp tới 95% mức độ cạnh tranh của nền kinh tế; 91% với nền kinh tế xanh; 88% trong các công việc mới; 86% đối với quan hệ hợp tác; 87% mang lại giá trị cho toàn xã hội.

Đó là lý do mà các Chính phủ, tập đoàn hàng đầu thế giới đề không ngừng chạy đua và sẵn sàng chi hàng tỷ USD cho hoạt động đổi mới sáng tạo hay R&D (nghiên cứu và phát triển).

Ví dụ như Đức, chỉ trong năm 2018, Chính phủ và ngành công nghiệp nước này đã chi tới 104,7 tỷ Euro cho R&D (chiếm 3,13% GDP). Nhờ vậy, năm 2020, Đức đứng đầu châu Âu về số đơn đăng ký bằng sáng chế (với 62.105). Đổi mới sáng tạo đã giúp Đức trở thành cường quốc về công nghiệp, năng lượng tái tạo…

Hay tại hãng công nghệ Huawei, năm 2021, tổng chi phí R&D mà “ông lớn” này chi ra lên đến gần 22,5 tỷ USD, bằng 22,4% tổng doanh thu của tập đoàn.

Tại Việt Nam, Chính phủ và nhiều doanh nghiệp lớn cũng đang hướng con mắt của mình vào các hoạt động đổi mới sáng tạo, tuy vậy tốc độ vẫn còn chậm so với khu vực và thế giới.

Cụ thể, các doanh nghiệp Việt chỉ chi 1,6% doanh thu hằng năm cho R&D, thấp hơn nhiều quốc gia trong khu vực, như Philippines (3,6%), Malaysia (2,6%), đặc biệt là Lào (14,5%). Tỷ lệ này cũng không khá hơn tại cả khu vực nhà nước và tư nhân khi chi cho khoa học - công nghệ (khoảng 0,44% GDP), thấp hơn Singapore (2,22%), Malaysia (1,44%), Thái Lan (0,78%).

Đầu tư cho đổi mới sáng tạo chính là đầu tư cho sự tăng trưởng bền vững. Ảnh: T.L.

Đầu tư cho đổi mới sáng tạo chính là đầu tư cho sự tăng trưởng bền vững. Ảnh: T.L.

Tuy vậy, việc đầu tư cho đổi mới sáng tạo cũng không phải đơn giản, cần chiến lược tổng thể và bài bản.

Đơn cử như tại Israel, nơi được mệnh danh là "quốc gia khởi nghiệp", số lượng startup/ đầu người cao nhất thế giới (1/1.400) dù xuất phát điểm là một nước nghèo tài nguyên, bị bủa vây bởi chiến tranh và nghèo đói.

Tại mỗi trường đại học tại Israel đều có viện nghiên cứu khoa học và sở hữu các doanh nghiệp nhỏ. Sinh viên có ý tưởng hay có thể đề xuất với viện để được hỗ trợ mở công ty khởi nghiệp. Đó là lý do thị trường khởi nghiệp ở Israel rất thành công và mang lại nhiều cơ hội thăng tiến cho sinh viên.

Nhìn lại Việt Nam, chúng ta hiện sở hữu hệ thống trường đại học, viện nghiên cứu, đội ngũ nhà khoa học không hề nhỏ và trình độ đang ngày được nâng cao (xếp thứ 59 thế giới). Tuy vậy, vẫn chưa có startup nào thực sự thành công bước ra từ các viện, trường. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là câu chuyện hiện thực hóa các sáng chế khoa học.

Bởi lẽ, các nhà khoa học vốn không phải là nhà kinh doanh, nên khó có thể thương mại hóa sản phẩm khi không có kiến thức về thị trường, marketing, gọi vốn… Bên cạnh đó, để thương mại hóa một sáng kiến khoa học cũng là chặng đường không mấy đơn giản, trải qua rất nhiều lần thử sai, làm lại mới tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh để tung ra thị trường. Quá trình này cần nguồn vốn và sự đầu tư rất lớn.

Đó cũng là lý do mà chỉ có các tập đoàn lớn, nguồn lực mạnh mẽ như Vingroup, Viettel, FPT… mới có nhiều hoạt động đầu tư cho đổi mới sáng tạo, còn lại các doanh nghiệp khác chưa chú trọng đến việc này. Đó là lý do mà các sáng chế khi thương mại hóa nhanh chóng bị chết yểu.

Do đó, để tạo một nguồn lực bền vững cho đổi mới sáng tạo, cần một thế “kiềng ba chân” đủ mạnh, gồm cơ quan quản lý nhà nước – doanh nghiệp/startup – nhà khoa học, giúp các sáng chế từ trên giấy bước ra thị trường, đồng thời kích thích nguồn lực đổi mới sáng tạo mạnh mẽ hơn từ đội ngũ sinh viên, nhà khoa học.

Bởi nếu không có hệ sinh thái đủ mạnh, thì kể cả Việt Nam có 7 chiếc huy chương vàng đổi mới sáng tạo, hay hàng nghìn bằng sáng chế, cũng khó có những sản phẩm, startup thành công và phủ sóng toàn cầu, hay làm thay đổi một ngành, một lĩnh vực nào đó. Vì làn sóng startup rời đất Việt sang nước khác định cư đang ngày một rõ nét. 

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sản xuất công nghiệp trong tháng 4 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên, đi cùng với những cơ hội là rủi ro được đánh giá ở thế cân bằng, đòi hỏi những lực đẩy mới mạnh mẽ, toàn diện hơn tạo cơ hội để doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị. 
3 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Với số kinh phí hơn 600 triệu đồng vận động bước đầu, trước mắt Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam xây dựng kế hoạch vận chuyển nước uống, nước sinh hoạt đến 4 tỉnh đầu tiên: Bến tre, Long An, Tiền Giang, Cà Mau để hỗ trợ kịp thời cho bà con đang thiếu nguồn nước uống và nước sinh hoạt.
13 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Bức tranh kinh doanh ngành ngân hàng trong quý 1/2024 đã khá hoàn chỉnh khi phần lớn các nhà băng công bố báo cáo tài chính.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nghiệp trẻ Hải Dương vừa tổ chức chương trình xúc tiến thương mại, kết nối với một số doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh Hoà Bình - Sơn La - Điện Biên.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chuyên gia kinh tế bày tỏ sự lạc quan về dòng tiền sản xuất, kinh doanh sẽ không bị trì trệ như 2023 vì nhiều tín hiệu tích cực của nền kinh tế.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, các đoàn viên, thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá, được Hội Doanh nhân trẻ Thanh Hoá chia sẻ về những hạn chế đang gặp phải khi khởi nghiệp, đồng thời đưa ra những lời khuyên để các bạn trẻ có sự chuẩn bị tốt trong quá trình khởi nghiệp.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hoàn thành đề án tái cơ cấu và gia tăng năng lực cạnh tranh là “mục tiêu kép” của Sacombank trong 7 năm qua. Nay đang ở chặng cuối của lộ trình tái cơ cấu, cùng nội lực vững vàng, nhà băng này đã chuẩn bị cho mình một hành trang khác biệt khi bước chân vào hành trình phát triển bền vững sau tái cơ cấu.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trên thị trường xuất hiện nhiều chứng nhận nghiêm ngặt hơn cả chứng nhận hữu cơ, đồng nghĩa với việc rào cản dành cho hàng hóa xuất khẩu ngày càng dày hơn. 
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nhân trẻ Long An, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Long An và Hội Công thương Okayama (Nhật Bản), đã ký biên bản ghi nhớ về mở rộng quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực lao động, công nghiệp, du lịch, giáo dục, văn hóa, với kỳ vọng tạo khởi đầu cho những hợp tác, thành công mới trong tương lai.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dù Ngân hàng Nhà nước mới đây đã phát đi thông báo sẵn sàng bán ngoại tệ để can thiệp tỷ giá, song tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và thị trường tự do vẫn nóng. Áp lực tỷ giá đang tác động trực tiếp đến chi phí đầu vào của nhiều doanh nghiệp trong nước.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Phía ngân hàng mong nhận được sự thấu hiểu của cổ đông, đồng thời đang nỗ lực giải quyết những vướng mắc cuối cùng liên quan đến khoản nợ của ông Trầm Bê trước khi tính đến phương án chia cổ tức.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Yêu cầu chống phá rừng, giảm phát thải và các tiêu chí bền vững khác đang đánh thẳng vào chi phí, lợi nhuận và doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.570 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt trên 141 tỷ đồng, sản lượng thực phẩm chế biến trên 23 ngàn tấn, tăng gần 9% so với kết quả thực hiện năm 2023.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai luôn chú trọng hoạt động thăm doanh nghiệp hội viên và kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của doanh nghiệp và địa phương.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Công trình “Trường Sa xanh 2024” nhằm xây dựng và trao tặng các công trình xanh cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang sinh sống, công tác trên Quần đảo Trường Sa, với tổng nguồn lực huy động dự kiến đạt hơn 3 tỷ đồng.
1 tuần
Xem thêm