Chủ nhật, 23/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thấy gì từ việc Huawei, Qualcomm, Samsung... có số lượng sáng chế tăng kỷ lục trong đại dịch?

Huyền Trang
- 11:10, 27/02/2022

(DNTO) - Hàng nghìn sáng chế ra đời trong năm 2021 từ các tập đoàn hàng đầu đã cho thấy làn sóng đổi mới sáng tạo càng mạnh mẽ, dù trong hoàn cảnh hết sức khó khăn bởi dịch bệnh.

Huawei của Trung Quốc đánh dấu năm thứ 5 liên tiếp dẫn đầu, với 6.952 đơn đăng ký sáng chế quốc tế trong năm 2021. Ảnh: T.L.

Huawei của Trung Quốc đánh dấu năm thứ 5 liên tiếp dẫn đầu, với 6.952 đơn đăng ký sáng chế quốc tế trong năm 2021. Ảnh: T.L.

Huawei, Qualcomm, Samsung... dẫn đầu về sáng chế

Báo cáo của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố hồi đầu tháng 2/2022 đã cho thấy tín hiệu tích cực về làn sóng đổi mới sáng tạo toàn cầu.

Cụ thể, có tới 277.500 đơn đăng ký bằng sáng chế được nộp trong năm 2021, tăng 0,9% so với năm 2019 và là năm thứ 12 đánh dấu sự tăng trưởng liên tiếp.

Trong đó, các công ty hàng đầu tiếp tục là những “ngọn hải đăng” trong đổi mới sáng tạo, như Huawei của Trung Quốc đánh dấu năm thứ 5 liên tiếp dẫn đầu, với 6.952 đơn đăng ký sáng chế quốc tế. Tiếp sau là Qualcomm Inc của Mỹ với 3.931 đơn, Samsung của Hàn Quốc 3.041 đơn, LG Electronics 2.855 đơn và Mitsubishi Electric Nhật Bản với 2.673 đơn.

Lượng đơn đăng ký cấp bằng sáng chế quốc tế tăng kỷ lục trong giai đoạn trong năm 2021 đã cho cho thấy các công ty toàn cầu đã không ngừng nỗ lực đổi mới, sáng tạo để vượt qua đại dịch.

Con số này tích cực hơn so với giai đoạn 2008-2009, khi các đơn xin bằng sáng chế đã giảm 4,5% vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính năm 2009, do các công ty phải điều chỉnh chiến lược đổi mới bởi sự sụt giảm doanh thu, dòng tiền và khả năng tiếp cận tín dụng.

Cuộc thay đổi tư duy toàn diện ứng phó với khủng hoảng

Sáng tạo không ngừng là cách giúp doanh nghiệp có thể vượt qua mọi cú sốc. Ảnh: T.L.

Sáng tạo không ngừng là cách giúp doanh nghiệp có thể vượt qua mọi cú sốc. Ảnh: T.L.

Diễn biến trái ngược về số lượng bằng sáng chế trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008-2009 và giai đoạn khủng hoảng dịch bệnh 2020-2021, đã cho thấy cuộc thay đổi tư duy toàn diện của các tập đoàn, công ty toàn cầu khi ứng phó với biến động của thị trường, xã hội.

Nếu như trong cuộc khủng hoảng năm 2008, nhiều quốc gia đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R&D) chậm lại, theo WIPO; thì ở hiện tại, các tập đoàn, công ty đã nhận ra tầm quan trọng của việc không ngừng đổi mới sáng tạo.

Đỗ Hữu Hưng, CEO Accesstrade Vietnam – nền tảng tiếp thị liên kết với hơn 70.000 người dùng, cho biết nếu nhìn góc độ doanh nghiệp, luôn tồn tại bài toán là làm thế nào để tăng trường, để bán được nhiều hàng hơn và tăng doanh thu.

Để làm được điều này, động lực thứ nhất là phải tìm cách tiếp cận nhiều khách hàng hơn với chi phí thấp hơn. Đó là sáng tạo trong marketing, tăng trải nghiệm khách hàng.

Động lực thứ 2 đến từ việc liên tục cải tiến hiệu suất lao động trong nội bộ. Nếu trước kia doanh nghiệp phải thuê hàng nghìn telesales (tư vấn viên) với chi phí quản lý quá lớn, nhân sự phải tuyển liên tục vì hay nghỉ việc, thì giờ chỉ với một hệ thống chatbot, AI voice (tư vấn tự động bằng trí tuệ nhân tạo), đã giúp giảm 50% số lượng nhân sự, giảm chi phí.

Động lực thứ ba là quản trị: quản trị con người, thông tin, tài chính, dữ liệu để tăng hiệu suất của doanh nghiệp.

Vì vậy, bất cứ doanh nghiệp thời kì nào cũng phải tìm cách bán được nhiều hàng hơn, tiếp cận nhiều khách hàng hơn, giữ chân khách hàng hơn, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu suất vận hành, quản trị hiệu quả hơn. Để làm được điều này không bằng cách nào khác là phải đổi mới sáng tạo.

Bài học từ sự sụp đổ của các tập đoàn lớn

Samsung mỗi năm đều chi hàng chục tỷ USD cho hoạt động R&D, để tránh rơi vào hội chứng doanh nghiệp lớn đã đánh sụp hàng loạt thương hiệu đang ở đỉnh cao. Ảnh: T.L.

Samsung mỗi năm đều chi hàng chục tỷ USD cho hoạt động R&D, để tránh rơi vào hội chứng doanh nghiệp lớn đã đánh sụp hàng loạt thương hiệu đang ở đỉnh cao. Ảnh: T.L.

Theo ông Mã Thanh Danh - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn KIDO; Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Quốc tế CIB, nhiều doanh nghiệp hầu hết vẫn quen với cách truyền thống, bởi để R&D một sản phẩm mới cần rất nhiều thời gian nghiên cứu, sản xuất, quảng cáo, đây là giai đoạn “thung lũng chết”.

Thực tế, trên thế giới cũng thống kê, cứ 100 sản phẩm mới ra thì chỉ có 50% sản phẩm có thể tồn tại, mặc dù các công ty đã chi số tiền lớn để nghiên cứu thị trường. Do vậy, các tập đoàn, công ty lớn không thích đổi mới, đi đầu mà thường cải tiến để duy trì doanh thu, để đảm bảo các cổ đông và áp lực về tài chính.

Tuy vậy, lịch sử kinh tế thế giới đã chứng kiến không ít sự sụp đổ của hàng loạt các thương hiệu lớn như Kodak, Nokia, Yahoo… do chậm chân trong việc thay đổi, sáng tạo. Đặc biệt, khi làn sóng khởi nghiệp phát triển rầm rộ ở các quốc gia, hàng loạt startup ra đời với những ý tưởng sáng tạo, tạo nên các cơn “sóng thần” khiến thị trường chuyển dịch, thì những doanh nghiệp chậm chạp trong việc đổi mới sẽ lùi lại rất nhanh.

Do vậy, theo ông Mã Thanh Danh, doanh nghiệp luôn phải nhìn với hai “con mắt”, một “con mắt truyền thống” và một “con mắt đổi mới” để đi kịp với chu kì của phát triển của khoa học công nghệ và người tiêu dùng.

“Tôi nghĩ không ai có thể tăng trưởng mà không có sáng tạo, nhưng sáng tạo cũng đi kèm rủi ro, vấn đề là phải cân bằng rủi ro đó và cách tiếp cận của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đi theo công nghệ, chắc chắn phải chấp nhận rủi ro, đổi mới liên tục và sẵn sàng bước vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở bằng cách kết hợp hay M&A với startup.

Đó là lý do vì sao Google năn nỉ Microsoft mua lại nhưng họ không mua, đến nay Google đã vượt qua Microsoft. Nếu các quỹ đầu tư mạo hiểm ‘đánh hơi’ thấy các công ty công nghệ, họ sẽ đầu tư luôn vì rót tiền vào 100 startup chỉ cần 1 startup thắng là đủ. Do đó, các doanh nghiệp phải bỏ ra một quỹ để khởi nghiệp tại chính doanh nghiệp”, ông Danh cho hay.

Tin khác

Trung ương hội
Chiều 21/3, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và CTCP Phát triển năng lượng xanh Intech Việt Nam (Intech Energy) ký kết thỏa thuận hợp tác năm 2025 về việc tài trợ hệ thống điện mặt trời cho các điểm trường vùng cao khó khăn.
15 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tư nhân phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nâng cao lượng và chất tạo thành một lực lượng vững mạnh đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
15 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Năm 2025 sẽ có nhiều thách thức đối với hoạt động thương mại Việt Nam, doanh nghiệp và cơ quan quản lý cần sớm có các biện pháp chủ động trong cảnh báo và xúc tiến, đảm bảo cho hoạt động thương mại của Việt Nam.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tập đoàn Vingroup vừa có văn bản gửi UBND TP. Hồ Chí Minh, Sở Giao thông công chánh Thành phố đề xuất đầu tư tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm TP. Hồ Chí Minh với huyện Cần Giờ.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chương trình khá đặc biệt khi một lúc cùng kết nối được 5 Hiệp hội và Câu lạc bộ tham gia thể hiện sự đồng lòng, đồng sức giữa các doanh nghiệp của thành phố, cùng bắt tay tạo ra cơ hội tăng trưởng mới.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hiện nay, kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 50% GDP, chiếm hơn 56% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và sử dụng khoảng 82% tổng số lao động của nền kinh tế. Tuy nhiên, nguồn lực này chưa được phát huy tối đa, đặc biệt là ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
3 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Seacret Việt Nam và New Image International chính thức bắt tay hợp tác, mở ra bước ngoặt mới trong ngành chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp tại Việt Nam.
4 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngày 13/3, Trường Đại học VinUni và Đại học Công nghệ Nanyang (NTU – Singapore) chính thức ký kết Biên bản Ghi nhớ (MOU) nhằm thiết lập liên minh chiến lược, toàn diện và dài hạn. Đây là bước tiến quan trọng trong mục tiêu đưa VinUni vào top 100 trường đại học hàng đầu thế giới, góp phần thúc đẩy Việt Nam tiên phong trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Bên cạnh mục tiêu kinh doanh và phát triển bền vững, TTC và các đơn vị thành viên không ngừng thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa với tâm thế “Vì cộng đồng, phát triển địa phương”.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Mục tiêu của Chính phủ sẽ hướng đến giúp kinh tế tư nhân phát triển bền vững, khuyến khích khối doanh nghiệp tư nhân tham gia sâu rộng hơn vào nền kinh tế và đóng góp tích cực vào sự thịnh vượng chung của đất nước.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giải quyết kịp thời, thực chất các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nép mình giữa lòng Sài Gòn phồn hoa, Lam Xưa không chỉ là một nhà hàng đơn thuần mà còn là cánh cửa đưa thực khách quay ngược thời gian để chạm đến vẻ đẹp hoài cổ và nét văn hóa ẩm thực Việt đặc sắc.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Từ 13/4 - 13/10/2025, EXPO OSAKA 2025 chính thức diễn ra tại đảo Yumeshima, Osaka (Nhật Bản), quy tụ hơn 150 quốc gia và tổ chức, dự kiến thu hút 28 triệu lượt khách tham quan với chủ đề "Thiết kế xã hội tương lai cho cuộc sống của chúng ta".
2 tuần
Hoạt động Hội
Ngày 6/3, Hội Nữ doanh nhân TP.HCM (HAWEE) tổ chức đại hội nhiệm kỳ III (2025 – 2030) đánh dấu chặng đường 10 năm hoạt động.
2 tuần
Tiếng nói doanh nhân
Các diễn giả và đại biểu đã tập trung chia sẻ thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong xây dựng, phát triển tổ chức Hội; những phương thức hoạt động hiệu quả trong mô hình tổ chức và hoạt động của một số địa phương; phương thức kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp Hội viên trong hệ sinh thái Doanh nhân trẻ (DNT) Việt Nam...
2 tuần
Xem thêm