Thứ hai, 07/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Doanh nghiệp chạy đua ứng dụng blockchain: Đừng chỉ cố tạo tấm áo màu mè

Huyền Trang
- 16:30, 16/02/2022

(DNTO) - Với khả năng lưu trữ thông tin, dữ liệu minh bạch và bảo mật cao, blockchain (công nghệ chuỗi khối) đang được xem là ‘hot trend’ công nghệ (xu hướng nóng) mà nhiều công ty, startup đang chạy đua ứng dụng. Tuy nhiên, dù là xu thế nhưng không thể áp dụng blockchain một cách vô tội vạ. 

Công nghệ blockchain hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực. Ảnh: T.L.

Công nghệ blockchain hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực. Ảnh: T.L.

Cuộc ‘sóng thần’ công nghệ

Theo Don & Alex Tapscott (2016), blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu. Tức một khi dữ liệu đã được cập nhật trong mạng thì sẽ khó có thể thay đổi được nó. Nếu một phần của hệ thống blockchain sụp đổ, những máy tính sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin.

Nhờ tính ưu việt của mình mà blockchain đang được các nhà điều hành toàn cầu hướng tới và coi đây là một trong những công nghệ chiến lược giúp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) dự đoán rằng, 10% GDP toàn cầu sẽ liên quan đến blockchain vào năm 2025. Công nghệ blockchain được dự đoán sẽ có tác động tương tự như cách cuộc cách mạng Internet đã tạo ra từ những năm 1990.

Một cuộc khảo sát với hơn 10.000 CEO startup trên toàn thế giới vào năm 2021, được thực hiện bởi Startup Genome (tổ chức nghiên cứu và tư vấn chính sách hàng đầu thế giới về hệ sinh thái khởi nghiệp) đã cho thấy, 10% công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu tập trung vào công nghệ blockchain. Và đây là một trong những công nghệ phát triển nhanh nhất trong số các công ty khởi nghiệp toàn cầu, bên cạnh trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) và robot.

Nghiên cứu mới nhất của Blockdata cũng ghi nhận, 81 trong số 100 công ty hàng đầu thế giới tính theo vốn hóa thị trường sử dụng công nghệ blockchain, trong đó có thể kể đến một số cái tên nổi bật như: Microsoft, Amazon, Tencent, Alibaba, PayPal, Samsung, Nvidia, JP Morgan, Walmart và Ngân hàng Trung Quốc.

Tại Việt Nam, năm 2021 cũng ghi dấu sự bùng nổ của nhiều dự án crypto (tiền điện tử) và blockchain nổi bật như Axie Infinity (AXS), Coin98 (C98), Kyber Network (KNC), TomoChain (TOMO), Kardia Chain,... đã giúp Việt Nam gây tiếng vang trên thị trường thế giới, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này.

Không thể ứng dụng một cách vô tội vạ

Nắm bắt xu thế ứng dụng blockchain từ các nước trên thế giới, tại Việt Nam, công nghệ này hiện đang được áp dụng vào hàng loạt các lĩnh vực, từ giáo dục, bán lẻ, y tế, logistic, thương mại điện tử... Đơn cử như tại Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel, blockchain được ứng dụng vào quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân; còn Vietcombank ứng dụng blockchain trên hệ thống ngân hàng số…

Tuy vậy, ông Lê Nguyễn, Chuyên viên phân tích đầu tư tại Quỹ Ascend Vietnam Ventures (đơn vị rót vốn vào nhiều dự án blockchain, trong đó có kỳ lân Sky Mavis) cho biết, về bản chất, một doanh nghiệp muốn thành công phải hướng đến việc tạo giá trị và phục vụ khách hàng như thế nào, còn việc ứng dụng blockchain chỉ là hỗ trợ, không thể ứng dụng blockchain một cách vô tội vạ mà không biết giải quyết vấn đề gì.

“Có những dữ liệu phải tập trung một chỗ mới có thể phát triển hiệu quả, không phải cứ rải ra thì mới có thể làm việc được. Nếu những doanh nghiệp đã có nền tảng cơ bản, khi áp dụng blockchain giúp an ninh hơn, bảo mật hơn, quản trị tốt hơn, tức nó phải giúp đỡ được cho mô hình kinh doanh hiện tại và mang tới giá trị cho người dùng. Nếu không vừa tốn kém mà không hiệu quả”, ông Lê Nguyễn cho hay.

Đồng tình với quan điểm các doanh nghiệp nên hướng tới việc ứng dụng blockchain nhưng không thể quên việc phát triển hạ tầng kĩ thuật, ông Đỗ Tuấn Anh, Giám đốc sản phẩm tại startup vũ trụ ảo VerseHub giải thích, blockchain đơn thuần chỉ là công nghệ lưu trữ dữ liệu, tuy nhiên do cơ chế đồng thuận và hợp tác của công nghệ này liên quan đến mật mã và tiền số, nên đồng thời có cả 3 yếu tố công nghệ, tài chính và kinh doanh. Còn lại, nền tảng của ngành công nghệ phải phụ thuộc vào phần cứng, không phải dẫn dắt bởi các phần mềm.

“Công nghệ có nhiều lớp, blockchain, metaverse hay Internet chỉ là lớp bên trên. Còn lớp nền tảng là phần cứng công nghệ tồn tại mãi mãi cùng sự phát triển của xã hội. Đó là lý do vì sao Trung Quốc tập trung phát triển phần cứng, bởi tất cả chất bán dẫn để sản xuất phần cứng, cơ sở hạ tầng thiếu thốn rất lớn. Trong khi tất cả các ứng dụng chúng ta đang dùng đều phải dựa vào phần cứng”, ông Đỗ Tuấn Anh lý giải.

Dưới vị trí là một startup, ông Nguyễn Hà Quân, Quản lý dự án tại Kilimo – startup số hóa nông nghiệp, cho biết, trước một xu hướng như blockchain, các startup cũng đang tìm cơ hội để đón đầu và tìm cách ứng dụng.

Tuy vậy, với Kilimo, một startup theo mô hình truyền thống, các cách thức giao dịch vẫn phải thông qua việc gặp gỡ khách hàng, đối tác trực tiếp, vì vậy, startup này vẫn cần cân nhắc việc áp dụng blockchain ở thời điểm này đã thực sự cần thiêt hay chưa.

“Nhà đầu tư họ rất thực tế, startup có thể dùng công nghệ nhưng phải tạo ra được giá trị đích thực, còn nếu chỉ để làm màu, nói cho vui thì sẽ tạo ấn tượng không tốt với họ”, ông Quân nói.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025 - hội nghị đầu tiên sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các báo cáo cho thấy, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt mức cao nhất so với cùng kỳ trong gần 20 năm.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhiều nội dung được đề xuất bổ sung vào dự thảo Nghị định 15 sửa đổi để giải quyết ngay hạn chế, bất cập liên quan đến việc tự công bố, hậu kiểm, quảng cáo sản phẩm...
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong dòng chảy đầy biến động của kinh tế thế giới, việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận thương mại mang tính bước ngoặt là sự kiện đáng chú ý trên bình diện song phương, mà còn đến vào đúng thời điểm đất nước vừa bước vào kỷ nguyên phát triển mới, và cộng đồng doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội chưa từng có để vươn ra toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Luật Công chứng 2024, có hiệu lực từ 1/7/2025, đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong lĩnh vực công chứng tại Việt Nam. Cùng với nhiều quy định tích cực khác, quy định bắt buộc phải chụp ảnh người ký với công chứng viên khi công chứng và triển khai công chứng trực tuyến… là những thay đổi được người dân hết sức quan tâm.  
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng không chịu thuế VAT.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của ngành sản xuất trong tháng 6 đạt 49,7 điểm. Mặc dù con số này cho thấy sự cải thiện nhẹ so với mức 49,5 của tháng 5 và 49,0 của tháng 4, đây vẫn là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này nằm dưới ngưỡng 50 điểm.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Bước ngoặt 1/7/2025 không chỉ là dấu mốc hành chính, đó là cột mốc đánh dấu bản lĩnh chính trị, đạo đức công vụ và sự kiên định vì nhân dân của cả hệ thống.
6 ngày
Trung ương hội
Chiều 30/6, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Họp báo công bố Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025), với sự tham dự của đại diện các đơn vị chỉ đạo, phối hợp tổ chức, các chuyên gia, thành viên Ban Tổ chức, Ban Cố vấn Diễn đàn và đông đảo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Sau ngày 1/7, người dân có thể đăng ký xe tại bất kỳ công an xã nào trong tỉnh. Biển số xe sẽ được cấp theo danh sách mã số của các địa phương sáp nhập, ưu tiên từ số thấp đến cao.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 30/6, tại TP.HCM, Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP.HCM đã long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, cũng như thành lập các tổ chức Đảng và chỉ định nhân sự cho các cấp chính quyền và đoàn thể mới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay (30/6), từ 8h sáng, trên cả nước sẽ đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Cuộc chiến thương mại và các chính sách thuế quan mới do Hoa Kỳ khởi xướng đang tạo ra những tác động sâu sắc và đa chiều lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, ngành kho bãi tại Mỹ đang đứng trước những thách thức và sự thay đổi cấu trúc chưa từng có, đồng thời mở ra cả cơ hội và thách thức cho các quốc gia sản xuất như Việt Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
1 tuần
Xem thêm