Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

'Diện mạo' nền kinh tế nhiều khởi sắc song con đường phục hồi vẫn chưa bằng phẳng 

Hồng Gấm
- 13:15, 03/05/2022

(DNTO) - Bức tranh kinh tế Việt Nam 2022 đang chuyển dần sang gam màu sáng nhờ nhiều chỉ tiêu quan trọng được cải thiện, trong đó có xuất khẩu phục hồi, vốn đầu tư nước ngoài tăng, sản xuất công nghiệp khởi sắc, song lạm phát và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn đang là thách thức lớn.

 Kinh tế Việt Nam lấy lại đà phục hồi nhờ độ bao phủ vắc xin cao, thay đổi chiến lược phòng chống dịch phù hợp, khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trong điều kiện bình thường mới. Ảnh: TL.

Kinh tế Việt Nam lấy lại đà phục hồi nhờ độ bao phủ vắc xin cao, thay đổi chiến lược phòng chống dịch phù hợp, khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trong điều kiện bình thường mới. Ảnh: TL.

Nhiều chỉ tiêu được phục hồi tạo “sức bật” mạnh mẽ

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tiếp tục dai dẳng, nhưng với độ bao phủ vaccine cao (hơn 82% dân số tính đến hết quý 1/2022), nhịp sống bình thường đã thực sự trở lại.

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, hoàn toàn có thể hy vọng vào một bức tranh sáng màu cho kinh tế Việt Nam trong năm 2022. Nguyên nhân là đang có nhiều động lực được kỳ vọng sẽ trở thành "cú hích" tạo đà cho sự tăng trưởng, trong đó, đáng kể nhất là gói phục hồi kinh tế gần 350.000 tỷ đồng được thông qua.

Nhiều con số ấn tượng phải kể đến như tăng trưởng GDP quý I/2022 ước đạt 5,03%, cao hơn mức tăng 4,72% và 3,66% của quý I hai năm trước.

Nền kinh tế dịch chuyển theo hướng hiện đại, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh, trở thành động lực tăng trưởng chính. Chỉ tính riêng quý I/2022, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp là 7,07%, cao hơn so với mức tăng chung của toàn nền kinh tế.

Thương mại hàng hoá tiếp tục sôi động. Kim ngạch xuất khẩu 4 tháng trên 122 tỷ USD, tăng 16,4%, qua đó góp phần xuất siêu 2,53 tỷ USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, số doanh nghiệp thành lập mới một tháng đạt trên 15.000 - con số cao nhất từ trước đến nay. Điều này cho thấy nền kinh tế đang trên đà phục hồi tích cực nhờ những nỗ lực của cả hệ thống chính trị để kinh tế không lỡ nhịp với đà phục hồi. Các doanh nghiệp chủ động hơn về lao động và kế hoạch sản xuất kinh doanh, khắc phục khó khăn để phục hồi, mở rộng sản xuất.

Mới qua 4 tháng đầu năm, nhưng mức tăng trưởng tín dụng của nhiều ngân hàng đã đạt được những con số khả quan. Nhu cầu về vốn tăng cao là một chỉ dấu quan trọng cho sự phục hồi và nhu cầu phát triển của nền kinh tế đang mạnh mẽ. Đến cuối tháng 4, đã có hơn 700 nghìn tỷ đồng được hệ thống ngân hàng bơm ra nền kinh tế nhằm phục vụ cho nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp. Con số này gấp tới 2,3 lần so với năm ngoái.

Đặc biệt, một trong những nỗ lực đáng chú ý đó là câu chuyện quyết tâm minh bạch hóa, lành mạnh thị trường vốn để "nắn" dòng vốn chảy đúng hướng mà Chính phủ đã thực thi cũng là một dấu ấn đậm nét trong công tác điều hành. Nhiều tổ chức quốc tế đã đánh giá cao hành động này của Việt Nam.

Bên cạnh đó, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings tiếp tục khẳng định xếp hạng mức trần tiền gửi ngoại tệ dài hạn của Việt Nam ở mức BB, triển vọng "Tích cực". Tổ chức này đánh giá Việt Nam tiếp tục hưởng lợi từ lĩnh vực xuất khẩu nhờ vào việc thực hiện các hiệp định thương mại quan trọng, dòng vốn FDI vẫn duy trì tăng trưởng cao và dòng chảy du lịch đang dần nối lại.

Có thể nói, niềm lạc quan về sự phục hồi và triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam là dựa trên cơ sở thực tế đáng tin cậy. Đó cũng là niềm tin mà các nhà đầu tư nước ngoài gửi gắm và nhìn nhận sau những hành động mạnh mẽ của Chính phủ trong việc lành mạnh hóa thị trường vốn và cả phục hồi phát triển kinh tế, cùng sự cộng hưởng từ các chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng, tăng cường cải cách thể chế, hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và chuyển đổi số.

Vẫn còn đó những nỗi lo

Hiện nay, câu chuyện giá cả leo thang và sự mong manh của các chuỗi cung ứng đã phủ bóng câu chuyện phục hồi kinh tế Việt Nam trong năm 2022.

Nếu như 6 năm qua, điều hành lạm phát khá yên ả, thì năm 2022 lại đứng trước nhiều khó khăn. Nỗi lo mang tên lạm phát ngày càng nóng do chi phí đẩy và phần lớn do giá thế giới tăng chung.

Nói như cách của các chuyên gia, thì áp lực lạm phát trong năm 2022 của nước ta vừa đến từ vấn đề kinh tế vĩ mô cũng như lạm phát chuỗi cung ứng toàn cầu và chuỗi cung ứng trong nước. Cùng với áp lực lạm phát rất lớn của giá xăng dầu và tổng cầu tăng cao, khiến việc kiểm soát lạm phát năm nay khoảng 4% theo mục tiêu Quốc hội đã phê duyệt là không đơn giản.

"Áp lực lạm phát còn đến từ khả năng điều chỉnh các mặt hàng do Nhà nước quản lý (như giá điện, nước, y tế, giáo dục…) có thể xảy ra, tạo áp lực tăng lạm phát đáng kể đối với Việt Nam. Việc triển khai mạnh Chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế giai đoạn 2022 - 2023 cũng sẽ là một tác nhân tăng cung tiền, gia tăng lạm phát có thể cả năm tiếp theo", chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long đánh giá.

Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) cũng thừa nhận trong năm 2022, bên cạnh tác động từ diễn biến trên thị trường thế giới, áp lực tăng giá trong nước còn đến từ việc tiếp tục điều chỉnh giá một số dịch vụ công theo lộ trình thị trường, một số mặt hàng có yếu tố chi phí đầu vào sẽ tiếp tục tăng là tất yếu.

 Tổng cầu phục hồi và tác động vòng 2, vòng 3 của việc tăng giá xăng dầu, CPI bình quân năm 2022 dự báo sẽ ở mức 3,8-4,2%, có thể cao hơn mục tiêu 4% mà Chính phủ đề ra. Ảnh: TL.

Tổng cầu phục hồi và tác động vòng 2, vòng 3 của việc tăng giá xăng dầu, CPI bình quân năm 2022 dự báo sẽ ở mức 3,8-4,2%, có thể cao hơn mục tiêu 4% mà Chính phủ đề ra. Ảnh: TL.

Không những thế, việc thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu, phụ liệu phục vụ sản xuất do đường đi của hàng hóa từ Trung Quốc lẫn các thị trường khác về Việt Nam bị gián đoạn đang là bài toán nóng cho kinh tế nước ta.

Quả thực, tình trạng thiếu container vận chuyển “kinh niên” và các cảng quan trọng đã nhiều lần bị đóng cửa do sự bùng phát của Covid-19 trong suốt hai năm, "bồi" thêm cuộc xung đột Nga- Ukraina làm những vấn đề trong các chuỗi cung ứng toàn cầu càng thêm dai dẳng. 

Ông Nguyễn Chí Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Giày Gia Định, nhìn nhận sau dịch Covid-19, doanh nghiệp nào cũng phải tái cơ cấu, giảm nhân sự để cắt giảm chi phí nên hiện tại khó có thể cắt giảm thêm. Giải pháp lúc này là tích cực đàm phán với các đơn vị cung ứng để mua nguyên phụ liệu thay thế trong nước và hạn chế ký những đơn hàng đòi hỏi chất liệu cao cấp để tránh rủi ro.

Ông Trung kiến nghị nhà nước có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp trong 3-6 tháng để giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

Ở lĩnh vực dệt may, từ đợt bùng phát dịch Covid-19 năm 2020 làm đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu dệt may đến nay, nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh nội địa hóa chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, ông Trần Như Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết việc đáp ứng vẫn chưa như kỳ vọng...

Doanh nghiệp phải làm gì?

Các chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần mở rộng hỗ trợ tài khóa, hướng đến khu vực doanh nghiệp mạnh mẽ hơn, tập trung vào hai khó khăn lớn nhất với cộng đồng doanh nghiệp hiện nay là đứt gãy chuỗi cung ứng và chi phí sản xuất gia tăng.

Vì vậy, cần thay thế các loại thuế dựa trên thu nhập và ưu tiên để giảm chi phí như giảm thuế GTGT ở mức cao hơn và bao phủ nhiều đối tương hơn. Bên cạnh đó, các giải pháp hỗ trợ về chi phí cho doanh nghiệp cần được tiếp tục đẩy mạnh.

Đối với chính sách tiền tệ, trong bối cảnh hiện nay, dư địa chính sách tiền tệ bị thu hẹp mạnh hơn, các công cụ lãi suất nói riêng và chính sách tiền tệ nói chung ít có tác dụng trong khi lại dẫn đến rủi ro lạm phát và bất ổn vĩ mô. Chính sách lãi suất nên tập trung vào việc cắt giảm lãi suất cho vay hơn là lãi suất huy động. Chính sách hỗ trợ tín dụng nên hướng đến cả các doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng do đại dịch nhưng có độ lan tỏa lớn, có tác động tích cực đến các ngành, các lĩnh vực khác để thúc đẩy sản xuất của cả thị trường.

Đồng thời, các chuyên gia đều cho rằng, để nắm bắt thành công cơ hội, vai trò quyết định chính là doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chủ động có chiến lược phát triển bền vững, dài hơi thay vì tự phát, manh mún như hiện nay.

"Doanh nghiệp không nên phụ thuộc hoàn toàn vào các gói hỗ trợ của Chính phủ mà phải "tự cứu" mình, khơi thông các nguồn lực, nắm bắt các chủ trương, chính sách và có kế hoạch cụ thể trong sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, nâng cao khả năng thích ứng và chịu đựng trước những tác động bất lợi của thị trường đến từ nhiều nguồn khác nhau là yếu tố quan trọng với các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay", TS. Nguyễn Trọng Điều, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam nhận định.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thu thuế với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng tại Việt Nam.
12 giờ
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Xem thêm