Thứ sáu, 16/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Để kinh tế TP.HCM phục hồi không thể dựa vào cấu trúc hiện nay

Minh Hạnh-Lệ Hằng
- 17:30, 16/10/2021

(DNTO) - Theo chuyên gia Đại học Fulbright, thực tế hiện nay là mặc dù có tác động của chủng Delta nhưng những nước nào tiêm đủ vaccine, tiêm trên 60%, đã mở cửa thì kiên định không đóng lại.

Sáng nay (16/10), UBND TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học “Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM giai đoạn 2022- 2025” với sự tham gia của lãnh đạo TP, các chuyên gia y tế, kinh tế, xã hội trong nước.

Hội thảo nhằm tiếp tục chuẩn bị cho dự thảo “Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM giai đoạn 2022- 2025” dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 10 này.

Có cơ sở để mạnh dạn mở cửa kinh tế

Mở đầu hội thảo, PGS. TS Đỗ Văn Dũng, Đại học Y Dược TPHCM khẳng định, thời điểm này, TP.HCM hoàn toàn có thể mạnh dạn xây dựng và thực hiện kế hoạch phục hồi kinh tế nhằm tranh thủ thời cơ, xem nguy cơ phải dừng các kế hoạch phát triển kinh tế là nhỏ.

Hội thảo khoa học “Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM giai đoạn 2022- 2025”

Hội thảo khoa học “Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM giai đoạn 2022- 2025”

Với tỉ lệ gần 100% người dân trong diện tiêm chủng đã được tiêm ngừa và 72% người dân đã tiêm đủ mũi 2, TP.HCM đạt được miễn dịch cộng đồng một phần, tỉ lệ bao phủ vaccine tương đối an toàn trong thời gian sắp tới. Miễn dịch cộng đồng giờ đây sẽ được gia tăng và củng cố trong điều kiện sống chung với dịch.

Từ các lập luận nói trên, PGS. TS Đỗ Văn Dũng kiến nghị thành phố tiếp tục kêu gọi người dân thực hiện 5K, yêu cầu tuân thủ các quy định phòng chống dịch; cho phép doanh nghiệp tự chủ trong triển khai các hoạt động phòng chống dịch và sử dụng biện pháp kiểm soát kinh tế nhưng tuân thủ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh; chấp nhận số ca mắc COVID-19 gia tăng miễn là tình hình dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát; không cần thiết cách ly người F1 nếu những người này đã được tiêm vaccine đủ 2 mũi; xây dựng mạng lưới giám sát dịch tễ để có thể ứng phó kịp thời:

Còn ông Nguyễn Xuân Thành – Đại học Fulbright khẳng định, trong điều kiện hiện nay, thành phố phải là nơi phục hồi kinh tế sớm nhất. Cùng với chính sách của quốc gia thì TP cũng chủ động có chính sách mở cửa lại kinh tế.

"Thực tế hiện nay là mặc dù có tác động của chủng Delta nhưng những nước nào tiêm đủ vaccine, tiêm trên 60%, đã mở cửa thì kiên định không đóng lại. Cho dù số ca mắc có tăng lên nhưng kiểm soát được tỉ lệ ca chuyển nặng, ca tử vong", ông Thành cho biết thêm.

Phục hồi kinh tế thì không thể dùng cơ chế hiện nay

Theo PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh- Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Luật, COVID-19 tác động nghiêm trọng đến kinh tế TP.HCM. Cụ thể, tăng trưởng diễn ra trong 6 tháng đầu năm 2021 ở tất cả các ngành đạt 5,46% - tăng gấp ba lần so với 6 tháng đầu năm 2020. GRDP 6 tháng đầu năm đạt 680.328 tỷ đồng theo giá hiện hành, mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Thế nhưng, làn sóng COVID-19 lần 4 khiến cho từ tháng 7/2021, ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ, xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng nặng nề. Tháng 8/2021, doanh số thương mại dịch vụ chỉ còn 35.500 tỷ đồng, chưa bằng 30% doanh thu hàng tháng trong điều kiện bình thường. Ngành công nghiệp giảm sâu, xuất nhập khẩu giảm mạnh, từng ngày.

Tín hiệu tích cực xuất hiện trong tháng 9/2021 khi mức độ suy giảm đã chậm lại ở tất cả các ngành nhưng quy mô nền kinh tế đang vận hành chưa đạt 50% so với trạng thái bình thường ở thời điểm cùng kỳ năm 2020. Giãn cách xã hội thời gian dài đã làm suy kiệt năng lực tài chính của doanh nghiệp nên cần chính sách hỗ trợ sớm.

Đại biểu tham luận tại hội thảo

Đại biểu tham luận tại hội thảo

PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh cho rằng, đối với chính sách tài khoá, ngay cả khi Việt Nam hoàn tất giải ngân trọn vẹn các gói hỗ trợ năm 2020 thì quy mô cũng rất nhỏ, chỉ ở mức 1,9% GDP. Nên gói hỗ trợ 2021 của Chính phủ có thể xem xét lên đến 250.000 tỷ đồng tương khoảng 4% GDP. TP.HCM phục hồi kinh tế không thể nằm ngoài chính sách của quốc gia, và thành phố cần được tạo điều kiện bằng những chính sách về tài chính, an sinh xã hội, y tế…. Đồng thời, chính thành phố cũng cần chủ động có những chính sách riêng của mình.

Theo PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh, sự chậm trễ trong ban hành chính sách gây ra tổn thất không thua kém so với tổn thất từ COVID-19. Phục hồi kinh tế thì không thể dựa trên cấu trúc hiện nay, mà bắt buộc phải dựa trên nền tảng của mô hình mới, cấu trúc mới, tư duy mới. Chúng ta phải xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc ra quyết định. TPHCM nếu quan tâm thì có hệ thống chính sách riêng của mình thì tin tưởng rằng kinh tế sẽ phục hồi nhanh.

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận định, TP.HCM chưa bao giờ gặp khó khăn, chịu sự tác động nặng nề về kinh tế - xã hội như hiện nay. Từ tình hình thực tế, thành phố phải vừa tập trung phòng chống dịch, vừa phải tính toán có lộ trình để phục hồi kinh tế - xã hội.

Theo ông Phan Văn Mãi, TP.HCM cơ bản kiểm soát được dịch. Tuy nhiên, dịch vẫn còn tiềm ẩn diễn biến phức tạp, đòi hỏi TP cần nỗ lực nhiều hơn để kiểm soát được hoàn toàn, bền vững. Trong bối cảnh hiện nay, TP vừa tập trung phòng chống dịch, vừa phải tính toán có lộ trình để phục hồi kinh tế - xã hội. Hai việc này tiến hành song song.

TP.HCM đã và đang bị tổn thương nặng nề, cộng dồn với những điểm nghẽn, bất cập trong thời gian qua, tất cả làm các trụ cột tăng trưởng kinh tế bị đứt gãy nghiêm trọng, cùng với đó là những sang chấn tâm lý, sức khỏe tinh thần người dân cũng bị ảnh hưởng. Hiện thành phố đang huy động những ý kiến đóng góp, giải pháp đột phá trong các lĩnh vực để hoàn thiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội TP.HCM giai đoạn 2022- 2025 và bắt tay thực hiện càng sớm càng tốt./. 

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Quốc hội xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định tại Nghị quyết số 55 đến hết ngày 31/12/2030 theo Tờ trình của Chính phủ.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong một tuyên bố chung, các quan chức hai bên cho biết họ sẽ giảm thuế quan, với bình luận: "...nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế và thương mại bền vững, lâu dài và cùng có lợi".
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế được đăng bởi Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thường trực Chính phủ yêu cầu tháo gỡ, tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Xuất khẩu từ Trung Quốc đã tăng 8,1% vào tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa ước tính tăng 1,9%. Số liệu này cũng cho thấy lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm hơn 21%, trong khi lượng hàng nhập khẩu giảm gần 14%.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa khuấy động dư luận với đề xuất áp mức thuế 80% lên hàng hóa Trung Quốc, được đưa ra qua mạng xã hội Truth Social. Tuyên bố này xuất hiện vào thời điểm nhạy cảm, ngay trước thềm cuộc hội đàm thương mại cấp cao Mỹ - Trung dự kiến diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ, nơi Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent sẽ đóng vai trò chủ chốt.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Từ ngày 10/5, mỗi kWh điện có giá hơn 2.204 đồng theo quyết định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính trường Washington đang chứng kiến sự tăng tốc đáng kể trong nỗ lực định hình lại các mối quan hệ thương mại quốc tế của Mỹ.
6 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Thanh long Sơn La”, được tỉnh chú trọng, sản phẩm quả thanh long ngày càng được thị trường trong và ngoài nước đón nhận, tạo sự liên kết các doanh nghiệp, hợp tác xã, đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 7/5 (giờ Mỹ), các thông tin từ Washington D.C. đang hé mở khả năng một số sản phẩm thiết yếu dành cho trẻ em khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ, như nôi, xe đẩy và ghế ngồi ô tô, có thể được xem xét miễn trừ khỏi mức thuế nhập khẩu cao, thậm chí có thể lên tới 145%.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bắt đầu từ ngày 1/7 đến hết ngày 30/7/2025, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) sẽ tiến hành cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc Tổng điều tra, Cục Thống kê đã và đang tiếp tục khẩn trương thực hiện các bước chuẩn bị về phương án điều tra, nhân lực, thiết bị công nghệ…
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong 4 tháng đầu năm 2025, ngành nông, lâm nghiệp Việt Nam đã ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan từ sản xuất đến xuất khẩu. Dù đối mặt với không ít thách thức về chi phí đầu vào và thị trường tiêu thụ, ngành nông, lâm, thủy sản vẫn đang khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế nhờ những kết quả tăng trưởng tích cực.
1 tuần
Tiếng nói doanh nhân
Xử lý vi phạm kinh tế theo hướng phân định rõ trách nhiệm, tránh hình sự hóa không cần thiết, không hồi tố gây bất lợi... là những điểm mới tại Nghị quyết 68-NQ/TW. Từ đây, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 10/5 tới đây, các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc sẽ tổ chức một cuộc gặp tại Geneva, Thụy Sĩ nhằm thảo luận về căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây bất ngờ vào ngày 6/5 (giờ Mỹ) khi tuyên bố rằng Mỹ không cần phải ký kết thỏa thuận với các đối tác thương mại. Ông lập luận rằng Mỹ là "cửa hàng lớn nhất thế giới" và có thể tự đặt ra các điều khoản thương mại mà không cần ký kết các thỏa thuận chính thức.
1 tuần
Xem thêm