Thứ bảy, 05/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Hai điểm mấu chốt duy trì tiến độ phục hồi kinh tế bền vững

Linh Nga
- 17:10, 15/06/2021

(DNTO) - Đợt bùng dịch lần này có thể gây khó khăn cho mục tiêu tăng trưởng 6,5%. Vì thế, điểm mấu chốt là phải nhanh chóng khống chế được dịch bệnh và tăng tốc chương trình tiêm chủng.

Để duy trì tiến độ phục hồi bền vững, các chuyên gia HSBC cho rằng điểm mấu chốt là phải nhanh chóng khống chế được dịch bệnh và tăng tốc chương trình tiêm chủng.

Để duy trì tiến độ phục hồi bền vững, các chuyên gia HSBC cho rằng điểm mấu chốt là phải nhanh chóng khống chế được dịch bệnh và tăng tốc chương trình tiêm chủng.

Đó là nhận định được đưa ra trong báo cáo mới nhất của HSBC vừa phát hành. Theo báo cáo, nhóm phân tích cho rằng, Việt Nam đang phải ứng phó với đợt bùng phát nặng nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện tới giờ. Tính tới tháng 4/2021, Việt Nam mới chỉ có 3.000 ca nhiễm được ghi nhận. Tuy nhiên, tổng số ca đã tăng gấp ba chỉ trong một tháng, vượt qua mốc 9.000 ca vào cuối tháng 5.

Nguy cơ từ đợt bùng phát dịch lần thứ 4

Việt Nam vốn được đánh giá cao về khả năng kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên, đợt bùng phát lần này tạo ra nhiều thử thách hơn. Thứ nhất, các khu công nghiệp trở thành những ổ dịch mới, gây ra mối quan ngại về khả năng duy trì hoạt động của chuỗi cung ứng. Các ca nhiễm chủ yếu tập trung ở hai khu vực phía Bắc (Bắc Giang và Bắc Ninh), vốn là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất của các tập đoàn công nghệ lớn, như Samsung và Foxconn. Tại Bắc Giang, bốn trên sáu khu công nghiệp buộc phải đóng cửa vào ngày 18/5 (theo Nikkei, 30/5/2021). Mặc dù đã mở cửa trở lại vào 28/5, những dây chuyền quan trọng của họ vẫn hoạt động dưới công suất.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã phát hiện biến chủng Covid-19 mới lai giữa hai chủng B.1.1.7 và B.1.617.2 (theo Financial Times, 30/5/2021). Mặc dù chưa chính thức công bố thực hiện giãn cách xã hội trên cả nước – nguyên nhân chủ yếu vì lo ngại ảnh hưởng đến tăng trưởng – đợt bùng dịch này đã buộc chính phủ phải áp dụng những biện pháp giới hạn chặt chẽ hơn. Bắc Ninh ban hành lệnh giới nghiêm vào ngày 25/5/2021 trong khi TP. HCM thực hiện giãn cách một phần nhằm ứng phó với chuỗi lây nhiễm đang ngày càng lan rộng liên quan đến một hội nhóm tôn giáo. Quả thực, mức độ hạn chế nghiêm ngặt của Việt Nam xếp thứ hai ở Đông Nam Á, kết quả là khả năng đi lại của người dân giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

Untitled-1

Ngoài những mối nguy trước mắt do Covid-19, thứ hai, tiến độ triển khai tiêm chủng của Việt Nam cũng là một vấn đề đáng quan ngại. Là một quốc gia đông dân với dân số 98 triệu người, Việt Nam mới chỉ nhận 2,9 triệu liều vắc-xin và chỉ 1% dân số được tiêm, tỷ lệ tương đối thấp so với các nước khác trong khu vực. Mục tiêu của chính phủ là đảm bảo đến cuối năm 2021 tiếp cận được 150 triệu liều vắc-xin. Tuy nhiên, việc cung cấp vắc-xin trên toàn cầu gặp nhiều hạn chế và vận chuyển chậm trễ gây ra nhiều cản trở đáng lưu tâm. Khả năng đạt được miễn dịch cộng đồng càng nhanh, Việt Nam càng sớm có thể mở cửa biên giới cho du lịch và các nhà đầu nước ngoài.

Mặc dù vậy, việc các cơ quan chức năng đang nỗ lực tìm cách thúc đẩy mua vắc-xin là một tín hiệu đáng khích lệ, đặc biệt sau khi một quỹ vắc-xin Covid-19 trị giá 1,1 tỷ USD vừa được phê duyệt. Mặc dù thời điểm chính xác chưa được công bố, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường nói rằng tới tháng 8, sẽ có thêm nhiều liều vắc-xin về tới Việt Nam (Theo Vietnam News, 4/6/2021).

Theo tin đã đăng, Nga đã đồng ý cung cấp 20 triệu liều vắc-xin Sputnik V vào năm 2021, còn Nhật Bản sẽ đóng góp một lượng vắc-xin AstraZeneca-Oxford (Theo CNA, 2/6/2021 và Nikkei, 5/5/2021). Việt Nam cũng đã phê duyệt vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc, thêm một lựa chọn sau vắc-xin AstraZeneca-Oxford và Sputnik V, động thái này cho thấy các cơ quan chức năng đã sẵn sàng tận dụng mọi nguồn lực sẵn có.

Mặc dù số ca nhiễm vẫn tăng nhanh, số liệu tháng 5 cho thấy sự ổn định, nhiều khả năng là do tránh được tình thế phải giãn cách xã hội cả nước. Xuất khẩu tăng 35,6% so với cùng kỳ năm ngoái, một phần là nhờ hiệu ứng cơ sở thấp. Sản xuất sản phẩm điện tử duy trì tốt ngoài mong đợi, với mảng máy tính và linh kiện điện thoại tăng tương ứng 9% và 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng khích lệ hơn, xuất khẩu da giày và dệt may tiếp tục đà phục hồi, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là kết quả của gói kích thích tài khóa ở các nước phương Tây nhằm thúc đẩy tiêu dùng cá nhân.

Tuy nhiên, những khó khăn gần đây làm dấy lên mối quan ngại rằng đến bao giờ những đợt gián đoạn sản xuất trong thời gian ngắn mới hết là gánh nặng cho khả năng phục hồi bền vững của nền kinh tế bền vững của Việt Nam. Điều này thể hiện trong Chỉ số Quản trị Mua hàng gần đây.

Trong khi Chỉ số Quản trị Mua hàng ngành sản xuất giảm nhẹ từ 54,7 trong tháng 4 xuống 53,1 trong tháng 5, những chỉ số phụ bắt đầu yếu đi (Biểu đồ 13). Sản lượng, đơn đặt hàng mới, và đơn hàng xuất khẩu mới đều tăng chậm nhất trong 3 tháng, trong khi thiếu hụt nhân công khiến số lượng đơn hàng chờ tăng đột biến. Mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đợt bùng dịch Covid-19 gần đây, điểm tích cực là các doanh nghiệp vẫn lạc quan về sản lượng sản xuất trong thời gian tới, khi đợt bùng dịch này được kiểm soát.

Untitled-2

Lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát

Trong bối cảnh đó, tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức ổn định, tăng 0,2% so với tháng trước, tương đương 2,9% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự tháng 4, chi phí vận chuyển tăng 0,8% so với tháng trước (+21,2% so với cùng kỳ năm ngoái) chính là nguyên nhân chính thúc đẩy lạm phát. Điều này đã được nhiều người dự đoán trước do lạm phát năng lượng đã bắt đầu có tác động và do hiệu ứng cơ sở (giá năng lượng cùng kỳ năm ngoái) thấp được trông đợi sẽ phát huy tối đa trong Q2/2021. Một điểm tích cực là giá thực phẩm vẫn duy trì ổn định, một phần là giá thịt heo đang tiếp tục bình ổn (-1,6% so với tháng trước).

Ngoài ra, ảnh hưởng gần đây của Covid-29 đã thể hiện trong các chỉ số tháng 5. Chỉ số giá ngành giải trí giảm 0,2% so với tháng trước, phản ánh thực trạng nhu cầu du lịch nội địa giảm mạnh. Nhìn chung, theo quan điểm của HSBC, lạm phát sẽ được kiểm soát trong năm nay (dự báo của chúng tôi: 3%).

Tóm lại, mặc dù dữ liệu tháng 5 tương đối ổn định, đợt bùng dịch Covid-19 thứ tư đang có dấu hiệu trở thành trở ngại lớn nhất Việt Nam phải đối mặt từ trước tới giờ. Không chỉ gây ra những rủi ro đáng kể cho sự phục hồi mới đây của thị trường lao động và tiêu dùng cá nhân, nó còn ảnh hưởng đến ngành sản xuất và giao thương quốc tế.

Mặc dù có nhiều yếu tố tác động qua lại trong bức tranh toàn cảnh, đợt bùng dịch Covid-19 gần đây có thể khiến mục tiêu tăng trưởng 6,5% cho năm 2021 của chính phủ gặp nhiều khó khăn. Để Việt Nam có thể tăng trưởng đúng tiến độ, điểm mấu chốt là phải triển khai khống chế dịch bệnh nhanh chóng thông qua xét nghiệm và truy vết dịch tễ nghiêm ngặt, kết hợp thúc đẩy nhanh chóng chương trình tiêm chủng.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
  Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo. 
1 giờ
Thời sự - Chính trị
Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 
1 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
18 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
3 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Xem thêm