Thứ bảy, 05/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đẩy mạnh công nghệ số để phát triển du lịch thành kinh tế mũi nhọn của nông thôn

Hồng Gấm
- 16:30, 02/10/2021

(DNTO) - Phát triển du lịch nông thôn trong Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được xác định là động lực đem lại việc làm; nâng cao thu nhập cho người dân; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường.

 Tăng cường chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển du lịch nông thôn trong tình hình mới . Ảnh: TL.

Tăng cường chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển du lịch nông thôn trong tình hình mới . Ảnh: TL.

Để phát triển du lịch nông thôn, cần nhanh chóng tháo gỡ điểm nghẽn

Nông thôn Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú,như văn hóa truyền thống, bản sắc cộng đồng, cảnh quan hoang sơ... là những yếu tố quan trọng để hình thành điểm đến và sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn du khách. Theo đó, phát triển du lịch nông thôn hiệu quả sẽ góp phần thực hiện đồng thời hai mục tiêu chính trị quan trọng là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới bền vững.

Nhận định về vấn đề này, tại chương trình "Xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch nông thôn thông qua chuyển đổi số" sáng nay, 2/10, theo ông Phil Harman, Cố vấn trưởng Dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch” (GREAT), thời gian tới, Bộ NN&PTNT và các công ty lữ hành sẽ có những cơ hội hợp tác phát triển du lịch nông thôn thông qua chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

“Hiện nay chúng tôi đang triển khai những dự án nâng cao năng lực sử dụng công nghệ cho những hộ nông thôn, những mô hình kinh doanh du lịch tại vùng nông thôn. Ví dụ như với 'Mộc Châu - điểm đến thông minh', chúng tôi đã hỗ trợ địa phương về đặt phòng trực tuyến, thông qua ứng dụng có thể cung cấp thông tin về địa điểm trải nghiệm”, ông Phil Harman chia sẻ.

Ông Phil Harman cũng cho biết Dự án GREAT hướng đến cả 2 yếu tố du lịch và nông nghiệp. Từ đó Việt Nam có thể tận dụng được những điểm đến du lịch để phát triển nông nghiệp và kết nối những sản phẩm nông sản nổi bật tới du khách.

Dưới góc nhìn của nhà nghiên cứu, bà Phan Yến Ly, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển Công ty Say Cheese cho rằng, Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển du lịch nông thôn. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta gặp những điểm nghẽn như lượng khách lẻ tẻ, các sản phẩm chưa thích ứng được với công tác marketing, chuyển đổi số.

"Các doanh nghiệp Việt Nam vốn đã có thói quen sử dụng chuyển đổi số, nhưng một số nền tảng cao cấp hơn như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain… thì các đơn vị lữ hành hay trang trại nông thôn chưa thể làm được. Đây là một vấn đề lớn, cần chính sách và giải pháp căn cơ từ cơ quan quản lý, bởi doanh nghiệp thiếu nguồn lực, dữ liệu để xây dựng những trải nghiệm thực tế ảo - tiềm năng thương mại hóa, là thứ tạo ấn tượng đầu tiên hút du khách", bà Ly nhận định.

Cũng theo bà Ly, các công ty lữ hành và những đơn vị phát triển du lịch nông thôn phải thổi hồn vào những sản phẩm, chạm vào trái tim du khách. Ngoài ra, những sản phẩm xây dựng dựa trên chuyển đổi số cần được thiết kế đồng bộ với sản phẩm thực tế.

Bên cạnh đó, ông Lã Quốc Khánh, thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam (Vietravel) cho rằng, những làng du lịch nông thôn hiện nay vẫn còn manh mún, chưa thể phát triển thành nền kinh tế du lịch. Ngoài việc tạo dựng sự hấp dẫn tiện nghi, các địa phương cần mô hình hóa làng du lịch nông thôn.

Song song, ông Khánh cho rằng muốn khôi phục nền du lịch thì việc đầu tiên là phải đẩy mạnh tiêm vaccine, tạo miễn dịch cộng đồng theo tinh thần “An toàn mới mở cửa du lịch, mở cửa du lịch phải an toàn”.

Bày tỏ quan điểm của mình, bà Trần Phương Linh, Giám đốc Marketing Công ty Du lịch Bến Thành cho rằng, trước khi nghĩ tới chuyển đổi số thì chuẩn hoá các điểm du lịch, sản phẩm du lịch là việc cần làm ngay.

"Hiện nay, nhiều điểm du lịch nông nghiệp – nông thôn có hạn chế là người người, nhà nhà làm du lịch một cách tự phát. Từ đó dẫn đến sự không đồng đều của các điểm du lịch, cụm du lịch. Một số điểm du lịch chưa đạt yếu tố về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, do cách làm du lịch tự phát nên chưa có sự thống nhất của cơ quan chủ quản, ban, ngành, địa phương, từ đó việc đầu tư kém hiệu quả và chưa đồng bộ", bà Linh cho hay.

Để giải quyết vấn đề này, bà Linh đề xuất, cần có sự chung tay sát cánh giữa cơ quan chính quyền, các đơn vị liên quan để đưa ra các chính sách, định hướng phát triển du lịch. Như vậy, bức tranh du lịch nông thôn – nông nghiệp sẽ sáng hơn. Ngoài ra, cần đầu tư bài bản hơn để khai thác các giá trị tài nguyên, bản sắc văn hoá và đặc thù của từng địa phương, tạo sự hấp dẫn với du khách.

Sẽ có những đề án riêng xây bản đồ du lịch trên nền công nghệ số

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho hay, sẽ có những đề án riêng về xây dựng bản đồ du lịch trên nền tảng công nghệ số để nâng tầm du lịch nông thôn. Ảnh: PV.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho hay, sẽ có những đề án riêng về xây dựng bản đồ du lịch trên nền tảng công nghệ số để nâng tầm du lịch nông thôn. Ảnh: PV.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam nhận định, du lịch nông thôn đang là xu thế, cần khai thác hiệu quả, điều cần làm là kết nối và quảng bá sản phẩm cho các địa phương.

“Các sản phẩm du lịch phải kết tụ được giá trị nhân văn, giá trị văn hóa của từng địa phương để tạo ra điểm nhấn khác biệt cho từng địa phương cho dù cùng một vùng địa lý, nâng cao giá trị cho sản phẩm”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.

Đề cập đến vấn đề quy hoạch nông thôn, thứ trưởng khẳng định sẽ bổ sung tiêu chí về quy hoạch du lịch khi xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, đẩy mạnh hạ tầng du lịch nghỉ dưỡng và đào tạo nghiệp vụ cho các đơn vị lữ hành. Bên cạnh đó, thứ trưởng nhấn mạnh cần phát triển các sản phẩm OCOP có giá trị gắn liền với đặc điểm của từng địa phương, tạo ra những đặc sản phục vụ cho du lịch và cần quan tâm đến cả chất lượng lẫn mẫu mã.

Đặc biệt, ông Nam cho rằng, sẽ có những đề án riêng về xây dựng bản đồ du lịch trên nền tảng công nghệ số để nâng tầm du lịch nông thôn.

“Trong tương lai, phát triển du lịch, xây dựng nông thôn mới là trọng tâm, trong đó chuyển đổi số sẽ là giải pháp chính. Ví dụ như đẩy mạnh quảng bá, thu hút trên các mạng xã hội, xây dựng các trạm wifi miễn phí để giúp du khách tăng khả năng tương tác, quảng bá trên mạng xã hội khi du lịch tại địa phương", ông Nam cho hay.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Văn hoá - Du lịch -Thể thao Đoàn Văn Việt cho rằng, việc các hộ nông dân, các cơ sở chuẩn bị để tăng cường hiệu quả chuyển đổi số trong du lịch nông thôn là rất quan trọng. Theo đó, ông Việt đưa ra 6 yếu tố cần lưu ý để có thể phát triển du lịch nông thôn hiệu quả, thực chất thông qua chuyển đổi số.

Thứ nhất, việc Bộ NN&PTNT quảng bá du lịch nông thôn thông qua ứng dụng chuyển đổi số là cách làm rất hay, thời gian tới cần có sự đầu tư bài bản.

Thứ hai, từ sự khác biệt tính chất giữa nông thôn và đô thị, chúng ta cần có những giải pháp chuyển đổi số một cách phù hợp. Các sản phẩm công nghệ từ nhà đầu tư phải hỗ trợ tối đa cho người nông dân một cách thuận tiện, dễ hiểu, dễ làm nhất.

Thứ ba, thời gian qua có nhiều ý kiến cho rằng những sản phẩm nông nghiệp đang gặp phải sự trùng lặp. Từ đó, nếu muốn nâng cao chất lượng du lịch nông thôn, thông qua chuyển đổi số chúng ta có thể hỗ trợ, chọn lựa những mô hình, trào lưu mới.

Thứ tư, du lịch nông nghiệp nông thôn cần tận dụng nguồn lực từ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ đó các địa phương cần có những kiến nghị để có thể phát triển ngành du lịch nông thôn bản địa.

Thứ năm, các doanh nghiệp du lịch cần đầu tư chuyển đổi số, nâng cao tăng cường năng lực, kết nối cho người nông dân phát triển du lịch nông thôn.

Thứ sáu, bên cạnh việc thận trọng mở lại các hoạt động du lịch, chúng ta cần tập trung phát triển vào những điểm du lịch xanh. Trước mắt sẽ thí điểm đón khách ở Phú Quốc.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
  Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo. 
3 giờ
Thời sự - Chính trị
Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 
3 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
21 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
3 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Xem thêm