Thứ ba, 01/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Tạo đà cho OCOP để 'thúc' kinh tế nông thôn phát triển

Hồng Gấm
- 11:57, 13/05/2021

(DNTO) - Thời gian qua, chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) do Bộ NN&PTNT triển khai đã thực sự mang đến "diện mạo mới" cho ngành nông nghiệp, góp phần nâng cao giá trị sản xuất và tạo thương hiệu cho nông sản của nhiều địa phương, tạo sức bật cho nền kinh tế nông thôn phát triển mạnh mẽ.

Cần đưa chương trình OCOP đi vào chiều sâu, để nông nghiệp trở thành trụ đỡ trong phát triển kinh tế, ổn định đời sống nông dân. Ảnh: TL.

Cần đưa chương trình OCOP đi vào chiều sâu, để nông nghiệp trở thành trụ đỡ trong phát triển kinh tế, ổn định đời sống nông dân. Ảnh: TL.

Thúc đẩy phát triển các sản phẩm chủ lực  

Hà Nội là địa phương thực hiện Chương trình OCOP "về đích" sớm so với cả nước. Cùng với việc phát triển các sản phẩm OCOP, Hà Nội cũng tập trung mở rộng hệ thống các điểm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn. Tính đến hết năm 2020, thành phố đã tổ chức đánh giá và xếp hạng được 1.000 sản phẩm OCOP của 72 doanh nghiệp, 82 hợp tác xã và 101 hộ sản xuất, kinh doanh quảng bá, bán sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 5.000 lao động khu vực nông thôn. 

Không có nhiều lợi thế như Hà Nội và Đồng Tháp, là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng Bắc Kạn được biết đến là địa phương phát huy mạnh mẽ lợi thế của Chương trình OCOP khi đưa sản phẩm OCOP trở thành nguồn nội lực trong xây dựng nông thôn mới. Tính đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 29 xã đặc biệt khó khăn đã có sản phẩm OCOP. Nhiều thành viên của các chủ thể OCOP đã thoát nghèo. Bên cạnh đó, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh còn liên kết tiêu thụ sản phẩm cho người dân trên địa bàn, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 24,53% (năm 2017) xuống còn 18,51% (năm 2020).

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Đông Nam bộ là các vùng có nhiều sản phẩm quốc gia, vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, có điều kiện tương đồng giữa các địa phương. Cùng với định hướng tổ chức các ngành hàng quy mô lớn theo hướng xuất khẩu với các sản phẩm chủ lực, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương cho rằng các tỉnh cần tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, chế biến sâu từ những sản phẩm chủ lực như: trái cây, thủy sản, lúa gạo; hỗ trợ các chính sách để đầu tư, đổi mới công nghệ, phát triển các sản phẩm chế biến, nhằm hình thành các sản phẩm mới có lợi thế, đặc trưng gắn với vùng nguyên liệu tập trung.

Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, giai đoạn 2021-2025, chương trình OCOP tiếp tục là một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững. Trong đó, chương trình tập trung phát triển theo 6 nhóm sản phẩm, ưu tiên các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ đặc sắc, truyền thống và có lợi thế ở mỗi địa phương, theo hướng phát huy nội lực như: trí tuệ sáng tạo, lao động, nguyên liệu, văn hóa địa phương; gia tăng giá trị và gắn với cộng đồng.

"Giai đoạn này, các tỉnh phía Nam cần tập trung xây dựng hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP, hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ và nâng cao quy trình công nghệ sơ chế, chế biến, quy hoạch và phát triển các vùng nguyên liệu nông sản đặc trưng..." - đại diện Văn phòng Điều phối nông thôn mới nhận định.

Tin nên đọc

Từ những kết quả đạt được, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đánh giá cao những kết quả tích cực từ chương trình OCOP của các tỉnh, thành khu vực phía Nam, nhiều sản phẩm được gắn sao OCOP có chất lượng rất tốt, mẫu mã của sản phẩm vùng núi không kém gì các sản phẩm tinh xảo của miền xuôi, thậm chí là quốc tế. Chương trình đã thu hút sự tham gia và phát huy tốt vai trò của phụ nữ nông thôn, các hợp tác xã nông nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương.

"Để phát triển sản phẩm OCOP đạt hiệu quả tại các tỉnh phía Nam, các địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan cần chú ý sản phẩm OCOP cần phải đảm bảo vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm, bao bì, nhãn mác, chỉ dẫn địa lý, cũng như đảm bảo nguồn gốc về nguyên liệu làm ra sản phẩm và phải sử dụng lao động tại địa phương, cần tổ chức rà soát, xác định rõ thế mạnh của địa phương để phát triển các sản phẩm đặc thù, đặc trưng riêng trong quy hoạch phát triển chung về nông nghiệp, nông thôn của cả vùng" - ông Nam nhấn mạnh.

Tạo "đà" cho OCOP đi vào chiều sâu

Theo Bộ NN&PTNT, để hỗ trợ sản phẩm OCOP, trong thời gian qua các địa phương đã tổ chức 66 hội chợ về sản phẩm OCOP (cấp tỉnh, huyện) với hơn 10 nghìn gian hàng; 1.016 hợp đồng, bản ghi nhớ hợp tác giữa các chủ thể OCOP và đơn vị thương mại được ký kết. Trong đó, 354 chủ thể có sản phẩm được phân phối ổn định trong các hệ thống siêu thị, nhất là Central Retail, Saigon Co.op, Mega Market... và một số siêu thị địa phương. Những hoạt động tạo đà cho OCOP nêu trên không chỉ góp phần nâng tầm thương hiệu sản phẩm chủ lực của mỗi địa phương mà còn giúp người tiêu dùng trong nước và nước ngoài hưởng lợi từ những sản phẩm đạt chất lượng cao.

Tại khu vực phía Nam, chương trình OCOP bước đầu đã có những tác động tích cực vào phát triển kinh tế và xã hội khu vực nông thôn, góp phần tạo việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế của hộ gia đình nông thôn, đặc biệt là phát huy vai trò của phụ nữ nông thôn, các nhóm người yếu thế như đồng bào dân tộc thiểu số. Phát triển sản phẩm OCOP không chỉ là giải pháp để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình, mà còn là cơ hội, điều kiện để họ có thời gian chăm lo, thực hiện trách nhiệm đối với gia đình và cộng đồng địa phương.

Bên cạnh đó, nhiều kênh phân phối sản phẩm OCOP đã được hình thành và vận hành có hiệu quả như: BigC, Vinmart, Saigon Co.op, cùng với đó là hệ thống các sàn thương mại điện tử như VNpost, Voso.vn, Lazada… đã được các chủ thể OCOP tiếp cận, tham gia tích cực, chủ động.

Điển hình tại tỉnh Hà Giang, để hỗ trợ địa phương thực hiện Chương trình OCOP, tỉnh đã dành khoản kinh phí gần 40 tỷ đồng (giai đoạn 2018-2020), hỗ trợ trực tiếp cho sản phẩm OCOP. Ngoài ra, tỉnh còn tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Đến nay, nhiều sản phẩm OCOP của Hà Giang đã có mặt tại hệ thống các siêu thị trong nước, như sản phẩm chè Shan tuyết (Trà xanh - hiệu bà cụ và Hồng trà - hiệu bà cụ) của HTX Chế biến chè Phìn Hồ đã được bán trong hệ thống siêu thị Vinmart của Tập đoàn Vingroup.

Ngoài những hỗ trợ trực tiếp về vốn, chính sách chung của tỉnh, mỗi địa phương cũng xây dựng cơ chế riêng để phát triển OCOP. Nỗ lực của địa phương trong phát triển OCOP đã trở thành nguồn động lực để các cơ sở sản xuất tiếp tục đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. 

Theo bà Hoàng Thị Tân - Giám đốc HTX Tâm Trà Thái, xã Tân Cương (TP Thái Nguyên), đơn vị sở hữu hai thương hiệu chè nổi tiếng đạt bốn sao là trà Đinh và trà Tôm nõn, để ổn định thương hiệu và phát triển thị trường, HTX đã đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, khép kín, sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và tiêu chuẩn không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Hiện, HTX đang liên kết và sở hữu 39 ha trà. Trong đó 10 ha đang khai thác, 29 ha đang trong giai đoạn chuẩn bị đến kỳ thu hoạch. Ước sản lượng đạt từ 15 đến 20 tấn/năm, cho giá trị khoảng 10 tỷ đồng/năm, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho 29 xã viên và nhiều lao động thời vụ tại địa phương với mức lương từ 4 đến 5 triệu đồng/người/tháng.  

Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo đã được các địa phương triển khai hiệu quả, trong năm 2020, dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, nhưng ngành Nông nghiệp Hà Nội vẫn tăng trưởng 4,2% - mức tăng cao nhất trong nhiều năm gần đây. Do đó, trong năm 2021, cần xây dựng các cơ chế mang tính đột phá hơn nữa nhằm thúc đẩy Chương trình OCOP đi vào chiều sâu, đưa nông nghiệp trở thành trụ đỡ trong phát triển kinh tế, ổn định đời sống nông dân.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Bước ngoặt 1/7/2025 không chỉ là dấu mốc hành chính, đó là cột mốc đánh dấu bản lĩnh chính trị, đạo đức công vụ và sự kiên định vì nhân dân của cả hệ thống.
27 phút
Trung ương hội
Chiều 30/6, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Họp báo công bố Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025), với sự tham dự của đại diện các đơn vị chỉ đạo, phối hợp tổ chức, các chuyên gia, thành viên Ban Tổ chức, Ban Cố vấn Diễn đàn và đông đảo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
16 giờ
Thời sự - Chính trị
Sau ngày 1/7, người dân có thể đăng ký xe tại bất kỳ công an xã nào trong tỉnh. Biển số xe sẽ được cấp theo danh sách mã số của các địa phương sáp nhập, ưu tiên từ số thấp đến cao.
16 giờ
Thời sự - Chính trị
Sáng 30/6, tại TP.HCM, Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP.HCM đã long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, cũng như thành lập các tổ chức Đảng và chỉ định nhân sự cho các cấp chính quyền và đoàn thể mới.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Hôm nay (30/6), từ 8h sáng, trên cả nước sẽ đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Cuộc chiến thương mại và các chính sách thuế quan mới do Hoa Kỳ khởi xướng đang tạo ra những tác động sâu sắc và đa chiều lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, ngành kho bãi tại Mỹ đang đứng trước những thách thức và sự thay đổi cấu trúc chưa từng có, đồng thời mở ra cả cơ hội và thách thức cho các quốc gia sản xuất như Việt Nam.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong một động thái bất ngờ, Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngày 26/6 (giờ Mỹ) đã làm dậy sóng chính trường quốc tế với tuyên bố "chúng tôi vừa ký với Trung Quốc ngày hôm qua", ngay sau đó lại hé lộ về một thỏa thuận thương mại "rất lớn" sắp đạt được với Ấn Độ.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 26/6, Cục Thuế cho biết vừa có thông báo về việc tạm dừng các hệ thống thuế điện tử để triển khai nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu sắp xếp cơ quan thuế theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, thời gian từ 18h ngày 27/6 đến 8h ngày 1/7.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhân dịp dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc, ngày 25/6, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Siemens (Đức).
5 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Phù Yên (Sơn La) hiện có khoảng 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo được hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của nông dân.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong hơn một năm qua, thế giới đã chứng kiến nỗ lực không mệt mỏi của Fed nhằm kìm hãm con "quái vật" lạm phát, vốn đã leo lên mức cao nhất trong bốn thập kỷ.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Mở đầu phiên giao dịch sáng 24/6, thị trường tài chính toàn cầu chứng kiến một sự đảo chiều đột ngột. Giá vàng, vốn được coi là "hầm trú ẩn an toàn", mất hơn 30 USD mỗi ounce, trong khi giá dầu thô Brent lần đầu tiên trong nhiều tháng rơi xuống dưới ngưỡng 70 USD/thùng.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 24/6, với 416/416 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (87,03% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
1 tuần
Xem thêm