Thứ tư, 24/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Ngành chăn nuôi đã tạo sinh kế cho 6,0-6,5 triệu hộ trong 8,6 triệu hộ sản xuất nông nghiệp, góp phần thay đổi đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở khu vực nông thôn. Bộ NN&PTNT đang dự thảo Nghị định quy định về chính sách đầu tư hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Các giải pháp được Bộ NN&PTNT nêu lên là chủ động cập nhật thông tin, diễn biến thị trường, nắm sát nguồn cung lương thực, thực phẩm trong nước để chỉ đạo sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường...
Chiều 22/6 (giờ địa phương), Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Mông Cổ chính thức khai mạc tại Thủ đô Ulaanbaatar, với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Bộ NN&PTNT Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và các Bộ, ngành liên quan của Mông Cổ, cùng hàng trăm doanh nhân hai nước.
Đến nay, một trong những thành quả của công tác cải cách hành chính của Bộ NN&PTNT là cắt giảm, đơn giản hóa trên 70% điều kiện kinh doanh. Điều này góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo yêu cầu Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ.
Từ 1/1/2022, Trung Quốc sẽ tăng cường siết chặt điều kiện nhập khẩu nông sản; nhiều biện pháp quản lý an toàn thực phẩm nhập khẩu sẽ được thực thi. Do đó, doanh nghiệp phải thay đổi nhận thức, cách tiếp cận để chủ động nắm bắt thông tin thị trường xuất khẩu, thích ứng với quy định mới.
"Tôi tin nếu thực hiện tốt chiến lược chăn nuôi, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chúng ta sẽ có sản lượng và giá trị xuất khẩu vượt 1 tỷ USD", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, ngành khai thác thủy sản phải thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 để đảm bảo an toàn tối đa cho người lao động và ngư dân; đưa chuỗi hoạt động khai thác thủy sản ở các địa phương trở lại trạng thái bình thường mới.
Ngành chăn nuôi những tháng cuối năm tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, để vượt qua những thách thức lớn từ đại dịch Covid-19, Cục Chăn nuôi vừa kiến nghị tới Chính phủ nhiều vấn đề...
Sáng nay, 8/10, tại hội nghị trực tuyến về phát triển chăn nuôi các tháng cuối năm 2021 và kế hoạch năm 2022, Cục Chăn nuôi cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, giá thịt lợn xuất chuồng đang giảm rất mạnh, dao động từ 40.000-49.000 đồng/kg tùy từng vùng, lượng lợn thịt quá lứa cũng đang ứ đọng trong chuồng khoảng 30%.
Phát triển du lịch nông thôn trong Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được xác định là động lực đem lại việc làm; nâng cao thu nhập cho người dân; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường.
Được ví như “mỏ vàng” của ngành nông nghiệp với khối lượng tới 156 triệu tấn/năm, nhưng phụ phẩm nông nghiệp lại bị lãng phí nhiều năm nay. Nếu được đầu tư, chế biến nghiêm túc sẽ mang lại giá trị cao hơn và tạo thành chuỗi nông nghiệp tuần hoàn.
Sáng 31/8, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chủ trì diễn đàn trực tuyến "Kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản” với 63 tỉnh, thành phố và gần 200 doanh nghiệp, nhằm kết nối giữa các khâu từ sản xuất, chế biến, thu hoạch, lưu thông, đến tiêu thụ nông sản... trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài.
Dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng trưởng ấn tượng, đạt 28,6 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Để duy trì hợp đồng, đảm bảo chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã phải chạy đôn chạy đáo đáp ứng đủ điều kiện vận hành sản xuất “3 tại chỗ” theo quy định của thành phố. Tuy nhiên, chỉ chưa đầy 2 tuần áp dụng, nhiều doanh nghiệp cho rằng sẽ "hụt hơi" nếu kéo dài tình trạng này.
Bộ NN&PTNT vừa ra văn bản đề nghị UBND các tỉnh tăng cường công tác thanh kiểm tra việc buôn bán vật tư nông nghiệp, không để tình trạng lợi dụng chống dịch Covid-19 tự tiện tăng giá, đồng thời kiên quyết mạnh tay xử lý nghiêm các hành vi bán hàng không đảm bảo chất lượng.