Thứ sáu, 28/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nông thôn Việt Nam trở thành mảnh đất tiềm năng mới cho digital

Tiến Dũng
- 09:28, 02/06/2021

(DNTO) - Trong báo cáo “Thị trường quảng cáo số Việt Nam 2021: Chiến lược đón đầu và đột phá” được phát hành bởi Công ty Quảng cáo Adsota và đối tác chiến lược SOL Premier đã mang đến những thông tin thú vị về thị trường digital marketing giai đoạn mới.

Theo Repota, đây là báo cáo thường niên được phát hành nhằm mang đến cái nhìn toàn cảnh về sự thay đổi của Digital Marketing Việt Nam trong giai đoạn “bình thường mới", cũng như những kinh nghiệm thực chiến qua mùa dịch của các thương hiệu lớn tại Việt Nam. Từ đó, báo cáo sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm hướng tiếp cận khách hàng phù hợp và hiệu quả hơn để bứt phá kinh doanh, “vượt bão” Covid-19.

Được thu thập và phân tích suốt nhiều tháng, Repota mang lại góc nhìn chi tiết về một thị trường digital marketing đầy tiềm năng, những thay đổi trong hành vi người dùng cùng những giải pháp thiết thực cho các nhà sáng tạo và marketer Việt.

Dư địa cho digital marketing

Việt Nam luôn được đánh giá là quốc gia có tỷ lệ thâm nhập Internet lớn trên thế giới. Với dân số khoảng 98 triệu người, độ tuổi trẻ, lượng người truy cập Internet tại nước ta lên tới 70% dân số với 155 triệu thuê bao di động, đứng thứ 5 toàn cầu về tỷ lệ thuê bao trên dân số cả nước.

Nhờ chi phí Internet thấp nhưng tốc độ kết nối lại cao, người dân dành thời gian lên mạng rất nhiều và diễn ra thường xuyên. Trong năm 2019, trung bình mỗi người Việt dành khoảng 6.5 tiếng một ngày để truy cập Internet. Covid-19 nổ ra, các hình thức giải trí ngoài trời bị hạn chế càng khiến cho lượng thời gian này tăng lên tới gần 7 tiếng mỗi ngày.

Việt Nam luôn được đánh giá là quốc gia có tỷ lệ thâm nhập Internet lớn trên thế giới. Ảnh:T.L.

Việt Nam luôn được đánh giá là quốc gia có tỷ lệ thâm nhập Internet lớn trên thế giới. Ảnh:T.L.

Cùng với đó, thị trường thiết bị di động tại nước ta đã phát triển vô cùng ấn tượng với 97% lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam truy cập bằng các thiết bị di động, theo báo cáo từ We are Social. Đại dịch Covid-19 kéo dài đi kèm những đợt giãn cách xã hội bất ngờ đã khiến nhu cầu sở hữu và sử dụng thiết bị truy cập Internet để làm việc, học tập, giải trí tại nhà tăng cao.

Nhờ những điều kiện trên, Internet dễ dàng trở thành một thứ “quốc dân” tại Việt Nam. Người dân có khả năng truy cập các nền tảng kỹ thuật số mọi lúc mọi nơi. Trong bối cảnh đó, lời giải cho bài toán tiếp cận khách hàng phù hợp và hiệu quả hơn để đón đầu và bứt phá trong kinh doanh của doanh nghiệp Việt phải là tiếp thị số.

Với những thay đổi chóng mặt này, đây được xem là "giai đoạn vàng" để doanh nghiệp triển khai các hoạt động tiếp thị số.

Thương mại điện tử: Mất 1, được 10

Covid-19 tuy gây ra không ít khó khăn nhưng cũng là cú hích lớn cho các sàn thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam trong năm vừa qua. Thời điểm đại dịch bùng phát, TMĐT Việt Nam đạt được mức tăng trưởng ấn tượng 18%, quy mô thị trường lên đến 11,8 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Nguyên nhân cho sự tăng trưởng đột phá này là do quy định giãn cách xã hội nghiêm ngặt từ Chính phủ khiến người tiêu dùng phải tìm cách thích nghi với việc mua sắm từ xa mà không phải bước chân ra khỏi nhà.

Báo cáo từ Adsota ghi nhận, 41% là con số ghi nhận tăng trưởng người dùng mới từ các nền tảng TMĐT tại Việt Nam. Và có tới 91% trong số đó quyết định sẽ tiếp tục sử dụng các nền tảng TMĐT này kể cả khi thế giới đã vượt qua đại dịch. Với mức tăng trưởng ấn tượng đó, Việt Nam nhanh chóng trở thành “miếng bánh hấp dẫn” hàng đầu cho TMĐT tại khu vực Đông Nam Á.

Trong bối cảnh đó, thói quen và hành vi người tiêu dùng cũng đã thay đổi để kịp thời thích nghi với việc mua bán, trao đổi hàng hóa theo kiểu mới. Vì vậy, để làm quen, tiếp cận và đưa sản phẩm tới cho họ, đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh chóng thấu hiểu và tìm cách cá nhân hóa trải nghiệm người tiêu dùng trong sự “bình thường mới” này.

Thời điểm đại dịch bùng phát, TMĐT Việt Nam đạt được mức tăng trưởng ấn tượng 18%, quy mô thị trường lên đến 11,8 tỷ USD. Ảnh:T.L.

Thời điểm đại dịch bùng phát, TMĐT Việt Nam đạt được mức tăng trưởng ấn tượng 18%, quy mô thị trường lên đến 11,8 tỷ USD. Ảnh:T.L.

Trong báo cáo Adsota đã phát hành, rất nhiều doanh nghiệp lớn thành công trong việc thấu hiểu và tiếp cận người dân trong mùa dịch, một trong số đó phải kể tới những tên tuổi lớn như Lazada, Bộ Y tế, Daikin hay PizzaHome.

Từ việc Lazada áp dụng nhuần nhuyễn Influencer Marketing, tới việc triển khai các video âm nhạc đạt số người xem kỷ lục từ Bộ Y tế, hay việc chuyển đổi số nhanh chóng từ Daikin, hoặc việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại PizzaHome được liên tục đổi mới sáng tạo, những kinh nghiệm thực chiến của các nhãn hàng trên đã đưa đến nhiều giải pháp thông minh, sáng tạo, hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt để đương đầu với “cơn bão” Covid-19.

Influencer Marketing “lên ngôi”, video ngắn “cưa đổ” người dùng

Tình trạng giãn cách xã hội khiến người dân phải giảm thiểu tối đa những hoạt động ngoài trời và tìm kiếm nguồn giải trí, tương tác trực tuyến thay thế. Xem livestream nổi lên như một phương thức giải trí được ưa chuộng bởi khả năng biến hóa nội dung và tính tương tác cao mà ít công cụ giải trí tại nhà nào có thể đáp ứng được. 69% người tham gia khảo sát cho biết họ xem các nội dung streaming tại nhà nhiều hơn so với thời kỳ trước đại dịch.

Ngoài ra, chỉ trong gần nửa tháng kể từ khi có lệnh giãn cách xã hội, mọi chỉ số livestream trên Facebook Gaming đều gia tăng đáng kể. Cụ thể, tổng lượt xem tăng tới 81.37% và cán mốc 119.7 triệu lượt; lượt tiếp cận và tương tác tăng lần lượt 79.6% và 50%.

Số liệu từ 7Saturday’s Report cho thấy tới 90% người mua hàng Việt Nam tin tưởng vào các đánh giá của Influencer, trong khi đó chỉ có 33% tin tưởng vào quảng cáo từ các nhãn hàng. Trên thực tế, Covid-19 đã tạo ra ảnh hưởng lớn tới cộng đồng Influencer, bởi phần đông người dùng đến với họ do yêu thích những trải nghiệm phong phú và mới lạ.

Có tới 90% người mua hàng Việt Nam tin tưởng vào các đánh giá của Influencer, trong khi đó chỉ có 33% tin tưởng vào quảng cáo từ các nhãn hàng. Ảnh:T.L.

Có tới 90% người mua hàng Việt Nam tin tưởng vào các đánh giá của Influencer, trong khi đó chỉ có 33% tin tưởng vào quảng cáo từ các nhãn hàng. Ảnh:T.L.

Nhờ sự đa dạng về lĩnh vực và khả năng truyền tải nội dung tài tình, Influencer Marketing đã trở thành "con cưng" của rất nhiều ngành hàng, điển hình là FMCG, Công nghệ, Làm đẹp, Thương mại điện tử,... Bên cạnh đó, sự đa dạng về mức chi phí cũng khiến Influencer trở thành lựa chọn phù hợp với rất nhiều mục đích và quy mô doanh nghiệp. Chi phí cho các Influencer ở Việt Nam dao động từ 500.000 - 1.500.000 đồng đối với Nano Influencer và lên đến 45 - 100 triệu đồng đối với Mega Influencer.

Qua số liệu từ báo cáo, Adsota cũng ghi nhận các nội dung video ngắn (short-video) đang trở nên rất phổ biến. Bằng chứng là nền tảng Tiktok - siêu ứng dụng đăng tải và xem các video ngắn trong năm vừa qua ghi nhận tới 1.65 tỷ lượt tải về, chiếm gần ⅕ dân số thế giới mặc dù chỉ mới ra đời được 4 năm. Cùng với đó, Instagram - ứng dụng nổi tiếng cho phép chia sẻ hình ảnh và video miễn phí đã nghiên cứu, phát triển và cho ra mắt tính năng Reels - thứ cho phép người dùng đăng tải các video ngắn với độ dài dưới 30 giây.

Nông thôn Việt - miền đất hứa cho digital

Chiếm phần nhiều trong tổng dân số Việt Nam, khu vực nông thôn Việt Nam là thị trường tiềm năng với tỉ lệ sử dụng Internet tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua. Động lực chính cho sự tăng trưởng này là sự phổ biến của smartphone và gói dữ liệu có chi phí hợp lý từ các nhà mạng. Nền tảng số đã trở thành cầu nối cung cấp và đáp ứng nhu cầu, mong muốn của người dân tại đây. Bên cạnh đó, khoảng 45% người tiêu dùng nông thôn sử dụng các công cụ tìm kiếm để thu thập thông tin về sản phẩm và đưa ra quyết định mua sắm.

Trong đó, YouTube là "món ăn" ưa thích nhất của người dân khu vực nông thôn. Theo số liệu từ báo cáo, có đến 97% người dùng YouTube hàng tuần, 63% cho rằng YouTube cho họ kiến thức và kỹ năng mới, 67% nhận thấy xem nội dung online thú vị và đúng ý hơn TV, 33% người dùng nói rằng họ thích YouTube hơn TV.

Kênh

Kênh "Ẩm thực mẹ làm" tạo được tiếng vang khi khai thác đề tài người mẹ vùng quê, nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng. Ảnh:T.L.

Có thể thấy, Internet đã trở thành cầu nối giúp người tiêu dùng tại những khu vực bên ngoài các thành phố lớn tiếp cận dễ dàng hơn với những mặt hàng phù hợp nhu cầu và mong muốn của họ. Do vậy, các marketer cần phải đưa ra những thông điệp phù hợp nhằm khai thác tiềm năng đến từ tập khách hàng này bằng cách xác định rõ thói quen chi tiêu, hành vi khách hàng ở cả cấp độ cá nhân và hội gia đình. Những nội dung được đưa ra cần khiến người tiêu dùng cảm thấy hữu ích, phù hợp và tạo ra được kết nối về mặt cảm xúc.

Ngoài ra, các thương hiệu cũng nên điều chỉnh kênh và phương thức truyền thông riêng biệt cho những đối tượng ở nông thôn để tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng.

Tin khác

Chuyển đổi số
Tuy nhiên, theo nhà khoa học AI hàng đầu của Meta, Yann LeCun, việc mở rộng quy mô các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) hiện tại không đủ để đạt đến “AI ở cấp độ con người”.
4 giờ
Xu thế
Nếu bạn muốn trở thành một nhà sáng tạo thực thụ, hãy bắt đầu từ tư duy của chính mình. Khi bạn rèn luyện tư duy sáng tạo, hiểu rõ phong cách của mình và biết cách sử dụng AI như một trợ thủ, bạn sẽ làm chủ được công nghệ thay vì bị nó dẫn dắt.
1 ngày
Chuyển đổi số
AI là một thanh kiếm sắc bén, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng. Nếu bạn biết làm chủ nó, AI sẽ giúp nâng tầm sáng tạo. Nhưng nếu bạn để AI quyết định thay bạn, thì bạn không còn là nhà sáng tạo nữa – bạn chỉ đơn thuần là người vận hành công cụ.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
4 ngày
An toàn thông tin
Trong một bước đi chiến lược nhằm tăng cường khả năng bảo mật cho Google Cloud, Alphabet đã chính thức mua lại Wiz – startup an ninh mạng nổi bật với công nghệ trí tuệ nhân tạo, với mức giá kỷ lục 32 tỷ USD. Tuy nhiên, thương vụ này cũng đặt ra không ít thách thức pháp lý và tài chính, phản ánh sự táo bạo trong chiến lược dài hạn của Alphabet.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
1 tuần
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
2 tuần
Công nghệ Số hóa
TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển (R&D) đạt 2% GRDP; bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng dần theo yêu cầu phát triển.
3 tuần
Xu thế
Năm 2025, các tập đoàn công nghệ hàng đầu đẩy mạnh đầu tư vào các tác nhân AI (AI Agents), với chiến lược tập trung vào việc phát triển hạ tầng và ứng dụng AI ở quy mô lớn. Sự khác biệt so với các giai đoạn trước nằm ở quy mô đầu tư, mục tiêu ứng dụng cụ thể và sự chuyển dịch trong chiến lược kinh doanh.
1 tháng
Chuyển đổi số
Lựa chọn giải pháp chuyển đổi số phù hợp giúp doanh nghiệp không chỉ tối ưu quy trình vận hành và khai thác dữ liệu một cách hiệu quả và bền vững mà còn giảm tải áp lực của nhân viên khi làm việc với công nghệ.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Google đã phát triển một công cụ AI để hoạt động như một cộng tác viên ảo cho các nhà khoa học về y sinh. Trong một số các thử nghiệm ban đầu, công cụ này đã giải quyết được một bí ẩn về khoa học, thứ đã làm cho các nhà khoa học phải đau đầu trong hơn một thập kỷ.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), sẽ xây dựng những phương pháp tiếp cận hoạt động để định hướng hoạt động tương lai của ngân hàng liên quan tới phát triển khu vực tư nhân, chuyển đổi số, hợp tác khu vực và hàng hóa công khu vực.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Google cho biết họ sẽ bắt đầu sử dụng AI để xác định độ tuổi phù hợp của người dùng có phù hợp với việc sử dụng sản phẩm của mình.
1 tháng
Chuyển đổi số
Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và nhiều thành phố lớn khác đã chấp nhận AI như một công cụ, nhân sự để quản lý và điều hành hành chính tốt hơn.
1 tháng
Xu thế
Tâm lý "bigger is better" (càng lớn càng tốt) khiến cuộc chạy đua xây dựng trung tâm dữ liệu ở Việt Nam tiếp tục nóng, không chỉ với các doanh nghiệp nội địa mà còn giữa các tập đoàn công nghệ quốc tế.
1 tháng
Xem thêm