Chủ nhật, 29/09/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Cuộc soán ngôi ngoạn mục của các hãng xe công nghệ nội địa

Huyền Trang
- 14:09, 29/09/2024

(DNTO) - Gojek, trước đó là Beamin phải ngậm ngùi rút khỏi thị trường Việt Nam sau nhiều năm hoạt động ở đây, chấp nhận nhường lại miếng bánh thị phần cho các đối thủ nội địa tuy sinh sau nhưng lại nhanh lớn.

 

Thị trường 100 triệu dân chứng kiến những màn rượt đuổi khốc liệt của các hãng gọi xe công nghệ trong và ngoài nước. Ảnh: T.L.

Thị trường 100 triệu dân chứng kiến những màn rượt đuổi khốc liệt của các hãng gọi xe công nghệ trong và ngoài nước. Ảnh: T.L.

“Kỳ lân” ngoại hụt hơi

Tháng 11 năm ngoái, Baemin chính thức rút khỏi thị trường Việt Nam sau hơn 4 năm hoạt động. Thời điểm đó, “kỳ lân” giao đồ ăn của Hàn Quốc nắm giữ 12% thị phần của thị trường giao đồ ăn, nhưng không thể tiếp tục mở rộng thị phần và tăng trưởng người dùng. Giai đoạn 2020-2023, Baemin lỗ sau thuế hơn 4.000 tỷ đồng.

Sự rời đi của Beamin đồng nghĩa miếng bánh thị phần 12% sẽ chia đều cho các đối thủ còn lại, trong đó có Gojek. Những tưởng, Gojek sẽ có lợi thế hơn vì loại đi một đối thủ mạnh. Nhưng không, thị phần của công ty này lại liên tục bị thu hẹp từ từ 30% xuống còn 7% trong 2 năm qua. Gojek liên tiếp thua lỗ và đến cuối năm 2023 đã lỗ lũy kế gần 5.700 tỷ đồng. Chưa đầy 1 năm sau sự kiện của Beamin, Gojek cũng ra một thông báo tương tự, chính thức rời Việt Nam.

Trước đó vào năm 2018, gã khổng lồ công nghệ đến từ Mỹ là Uber, từng được mệnh danh là đối thủ “ngang tài, ngang sức” với Grab, cũng rút khỏi thị trường Việt Nam sau 4 năm hoạt động tại đây. Điều này cho thấy sự khốc liệt của thị trường gọi xe công nghệ.

Nhiều năm nay, các ứng dụng gọi xe công nghệ đua nhau khuyến mại để lôi kéo người dùng. Chiêu thức này tỏ ra vô cùng hiệu quả ở giai đoạn đầu khi thị trường còn ít đối thủ, tiềm lực tài chính của các công ty mẹ vững chắc, kinh tế thế giới ít biến động.

Nhưng kể từ sau đại dịch, cùng với cuộc xung đột địa chính trị, kinh tế thế giới ngày càng bất ổn. Các công ty mẹ của ứng dụng gọi xe buộc phải cắt giảm chi phí, đồng nghĩa, việc tung ra các khuyến mại ít dần. Dẫu vậy, người tiêu dùng không chấp nhận điều này. Một phần vì họ đã quen được nuông chiều bởi các khuyến mại khi dùng dịch vụ; phần khác họ buộc phải cắt giảm chi tiêu khi lạm phát tăng cao, thu nhập sụt giảm. Đó là lý do họ sẵn sàng “quay xe” với các ứng dụng khác nếu có khuyến mại tốt hơn. 

Theo khảo sát của Q&Me, 42% người Việt sẽ lựa chọn Grab khi muốn sử dụng dịch vụ di chuyển bằng xe máy. Điều này dễ hiểu vì nhiều năm nay, ứng dụng này luôn tập trung thu hút tệp khách hàng trẻ bằng phân khúc giá rẻ. Be thứ hai với tỷ lệ 32%, và Xanh SM đạt tỷ lệ là 19%. Trong khi đó, chỉ 7% người dùng cho biết thường xuyên sử dụng Gojek.

Những chiến lược chiều sâu của tay chơi nội

"Miếng bánh" gọi xe công nghệ giờ đây còn lại 3 người chơi chính, trong đó có 2 hãng nội địa. Ảnh: T.L.

Bên cạnh việc tung các mã khuyến mại, các ứng dụng gọi xe công nghệ nội địa đang có chiến lược có chiều sâu hơn để mở rộng thị phần.

Hãng xe công nghệ nội địa Be tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm khách hàng bằng việc tung ra hàng loạt dịch vụ "VIP" bao gồm beCar Plus, beBike Plus (tài xế và xe đẳng cấp hơn) nhằm tập trung “đánh” vào nhóm khách hàng Gen Z yêu thích trải nghiệm.

Bên cạnh đó, Be còn hướng tới xây dựng “siêu ứng dụng” khi tích hợp cả 5 phương thức di chuyển: xe máy; ô tô, vé máy bay, vé tàu hỏa, vé xe khách trên ứng dụng của mình. Điều này khác với những đối thủ khi họ chỉ khai thác đơn lẻ dịch vụ gọi xe hoặc bán vé máy bay, tàu hỏa…

Nhờ chiến lược phát triển theo chiều sâu đã giúp Be thu về những kết quả tích cực. Trong nửa đầu năm, tổng giá trị vé máy bay bán trên ứng dụng tăng gấp 2 lần, vé xe khách tăng gấp 5 lần so với cùng kì năm ngoái. Mới nhất, dịch vụ đặt vé tàu hỏa trên Be mang về doanh thu gấp 3 lần kỳ vọng ngay trong tuần đầu ra mắt.

Khảo sát thói quen sử dụng ứng dụng đặt xe công nghệ 2024 của Q&ME cũng cho thấy Be đang là siêu ứng dụng có mức chi tiêu trên đầu người cao nhất, trung bình 474.000 đồng/người/tháng; vượt Grab 366.000 đồng/người/tháng. Be cũng là ứng dụng có tỷ lệ giữ chân khách hàng cao nhất trong các hãng gọi xe công nghệ.

Về phía Xanh SM, hãng xe công nghệ thuần Việt cũng cho thấy sức ảnh hưởng không hề nhỏ. Chỉ sau hơn 1 năm ra mắt thị trường, hãng đã nhanh chóng chiếm 20% thị phần gọi xe công nghệ.

Hãng taxi của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nhanh chóng tạo dấu ấn trên thị trường nhờ vào những điểm vượt trội so với những đối thủ khác như: sử dụng 100% xe điện, chất lượng phục vụ được nâng cao (tập trung đào tạo tài xế bài bản, cung cách phục vụ chuyên nghiệp, kèm nhiều tiện ích như chăn gối, nước uống, wifi miễn phí...), đặt xe linh hoạt (qua ứng dụng của Xanh SM, qua app gọi xe Be hoặc gọi trực tiếp qua tổng đài), giá cả phân cấp theo từng dòng xe và cam kết duy trì ổn định. Đây là những yếu tố giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng, “đánh” đúng nỗi đau của những khách hàng Gen Z yêu thích những trải nghiệm mới, những khách hàng thu nhập cao và khó tính.

Hiện Xanh SM mở rộng thêm dịch vụ cho thuê xe điện tự lái, có lái. Mới nhất là ra mắt nền tảng Xanh SM Platform, cho phép chủ xe ô tô điện VinFast trên toàn quốc kết nối để cung cấp dịch vụ vận chuyển và chia sẻ doanh thu. Đây có thể là bước ngoặt quan trọng giúp hãng phủ rộng toàn quốc theo cấp số nhân.

Như vậy, trong khi các hãng xe công nghệ ngoại phải phân tán quá nhiều nguồn lực cho nhiều thị trường khác nhau, trong đó có Việt Nam, thì các đối thủ nội địa lại có sự tập trung hơn cho thị trường trong nước.

Khi các gã “kỳ lân” ngoại từ bỏ 4-5 năm đã dành cho thị trường 100 triệu dân vì không đạt mục tiêu như kì vọng, cũng là cơ hội cho các hãng xe công nghệ thuần Việt. Họ đã có nền tảng nhờ vào việc thấu hiểu văn hóa tiêu dùng địa phương, giờ đây có thêm thị phần do các “ông lớn” bỏ lại, chắc chắn sẽ tiếp tục mở rộng và gia tăng người dùng. Thậm chí, ngay cả gã khổng lồ Grab hiện đang chiếm hơn 40% thị phần, cũng rất dễ bị soán “ngôi vương” nếu không có chiến lược bứt phá hơn giai đoạn trước.

Tin khác

Xu thế
Gojek, trước đó là Beamin phải ngậm ngùi rút khỏi thị trường Việt Nam sau nhiều năm hoạt động ở đây, chấp nhận nhường lại miếng bánh thị phần cho các đối thủ nội địa tuy sinh sau nhưng lại nhanh lớn.
7 phút
Xu thế
Tập đoàn Amazon đã yêu cầu các nhân viên trở lại đi làm toàn thời gian tại công ty 5 ngày trong tuần, theo CEO của công ty - ông Andy Jassy.
1 tuần
Xu thế
Philippines được xem là quốc gia đứng đầu thế giới trong ngành outsource. Nhưng với sự tiến bộ của công nghệ AI, ngành outsource đang đối đầu với nhiều thử thách và cơ hội mới, nhăm nhe thay đổi bộ mặt lực lượng lao động tại quốc gia Đông Nam Á này.
2 tuần
Xu thế
Thay vì đầu tư hàng triệu USD cho bộ phận nghiên cứu và phát triển công nghệ, các tập đoàn có thể tốn ít nguồn lực hơn nếu kết hợp với các nhóm nghiên cứu, startup đang có sẵn các công cụ này. Đây cũng là cách Google, Meta… đang làm để đi nhanh hơn trong thời đại AI.
1 tháng
Xu thế
Chuyên gia cho biết, dù là ứng dụng nổi đình nổi đám nhưng rất ít doanh nghiệp Việt sử dụng thành công ChatGPT, bởi họ lúng túng trong cách sử dụng, ngại công nghệ mới, hoang mang giữa "rừng" thông tin.
1 tháng
Xu thế
Story, một công ty khởi nghiệp công nghệ sử dụng công nghệ blockchain để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đã huy động được 80 triệu USD, dẫn đến việc định giá công ty ở mức 2,25 tỷ USD.
1 tháng
Xu thế
Ông Jeff Dean, Giám đốc Khoa học của Google, cho biết mô hình ngôn ngữ lớn hiện nay đã có thể chuyển dữ liệu lớn từ văn bản hàng trăm trang, video dài để tạo ra văn bản giúp ích cho người khiếm thính, người không biết chữ có thể xem được nội dung… Điều mà 10 năm trước không ai nghĩ máy tính làm được.
1 tháng
Xu thế
Susan Wojcicki qua đời ở tuổi 56, bà từng được mệnh danh là “Nữ hoàng marketing", từng góp sức nâng đỡ Google thành một hãng công nghệ Internet khổng lồ, và là một trong những nhân vật nữ nổi bật nhất ở Thung lũng Silicon.
1 tháng
Xu thế
Google đã gỡ bỏ quảng cáo về Olympics khỏi chatbot Gemini, sau khi hứng chịu phản ứng dữ dội từ phía cộng đồng vì lạm dụng AI để giúp một bé gái viết thư.
1 tháng
Xu thế
Sử dụng tối đa công cụ, công nghệ hỗ trợ thay vì thuê nhiều người làm việc đang là làn sóng phổ biến tại các công ty khởi nghiệp. Điều này giúp các founder bớt gánh nặng chi phí.
1 tháng
Xu thế
Quý đầu năm, các thương vụ mua lại trung tâm dữ liệu ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đạt đỉnh với 1,7 tỷ USD. Lĩnh vực này dự báo sẽ tiếp tục là động lực thu hút vốn đầu tư và Việt Nam cũng là nơi đang hưởng lợi.
2 tháng
Xu thế
Được xem là công nghệ làm chủ tương lai, vì vậy, phát triển chip bán dẫn đang được các cường quốc như Ấn Độ, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc... tập trung cao độ. Việt Nam có nhiều cơ hội trong xu hướng này.
4 tháng
Xu thế
Trong khi các “Big Tech” trong nước như Viettel, CMC, VNPT, FPT… chạy đua xây dựng các trung tâm dữ liệu nghìn tỷ với mục tiêu “cái sau to hơn cái trước”, thì các ông lớn ngoại cũng không còn ngồi yên.
4 tháng
Xu thế
Các công ty game Việt  đang nắm bắt xu hướng tốt để cho ra những game theo nhu cầu thị trường. Đặc biệt, ngành game đã được Chính phủ bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt, một số trường đang tiến hành mở mã ngành đào tạo nhân lực game. Điều này giúp ngành game Việt sớm cán mốc doanh thu 1 tỷ USD.
4 tháng
Xu thế
TikTok và công ty mẹ ByteDance vừa đệ đơn kiện Chính phủ Mỹ về đạo luật mới buộc ByteDance phải thoái vốn khỏi nền tảng chia sẻ video ngắn này, nếu không, ứng dụng TikTok sẽ cấm khỏi Mỹ.
4 tháng
Xem thêm