Cuộc đua ‘superapp’ của các hãng công nghệ Đông Nam Á - Bài 1: Siêu ứng dụng
(DNTO) - Grab và GoTo đang tranh đuổi trong cuộc đua để xây dựng một tiện ích dịch vụ tổng hợp, nhưng tình thế thay đổi đã khiến cả hai lận đận.
Vốn đang tranh đuổi trong cuộc đua xây dựng “superapp”, một tên gọi nôm na cho ”siêu ứng dụng”, tình hình bỗng dưng trở nên u ám cho các công ty công nghệ Đông Nam Á và những nhà đầu tư của họ.
Tăng trưởng chững lại
Giá cổ phiếu của cả hai công ty chỉ còn khoảng trên 60% so với giá khởi điểm.
Hãng công nghệ Singapore, Grab, và đối thủ từ Indonesia, GoTo, đã bỏ nhiều công sức trong suốt thập kỷ qua để tích hợp hàng loạt các dịch vụ tiêu dùng, từ thuê mướn xe công nghệ, đến giao thức ăn, hàng hóa, vào chung một tiện ích duy nhất. Đằng sau đó là nguồn tiền dồi dào đến từ các nhà đầu tư khắp thế giới, tin tưởng vào sức tăng vũ bão của người tiêu dùng ưa chuộng công nghệ trong vùng.
Niềm tin vào sự thành công cho các công ty này đã được gầy dựng trên các ví dụ đáng nể tại thị trường Trung Quốc và nhu cầu bùng nổ trong đại dịch Covid-19.
Nhưng cổ phiếu Grab trên bảng Nasdaq và GoTo trên thị trường chứng khoán Jakarta đã liên tục thoái lui trong 12 tháng qua, dẫn đến việc sa thải hàng ngàn nhân sự và cắt giảm chi tiêu. Giá cổ phiếu của cả hai công ty chỉ còn khoảng trên 60% so với giá khởi điểm.
Theo các chuyên gia, hiện tượng tăng lãi suất cho vay toàn cầu đã chấm dứt thời kỳ vốn đầu tư dồi dào, buộc các công ty vốn đang “đốt” tiền phải đối mặt với thực tế: Liệu công ty của họ có thể mang lại lợi nhuận hay không.
“Covid đã mang lại sức tăng trưởng bất thường cho GoTo và Grab”, theo Angus Mackintosh, nhà sáng lập của hãng CrossASEAN Research. “Nó đã tăng mức vốn của họ, để đầu tư vào mô hình ‘superapp’. Nhưng nay họ sẽ không thể phát triển mạnh tay như trước mà phải nghĩ tới việc tạo ra lợi nhuận”.
Mô hình “superapp”
Grab và GoTo, hai hãng start-up nổi bật nhất tại Đông Nam Á, đã theo đuổi “đàn anh” sử dụng mô hình “superapp” là WeChat của Tencent, Trung Quốc. WeChat đã trở thành tiện ích phổ biến nhất thế giới, với hàng tỷ người sử dụng, kết hợp tính năng tin nhắn, chi trả trực tuyến, thương mại điện tử, hội thảo video, game giải trí, chia sẻ hình ảnh và hàng loạt tính năng khác nữa.
Rất nhiều các nhà đầu tư tên tuổi, trong đó có SoftBank, KKR, Temasek, Warburg Pincus, Microsoft, Google và Tencent, đều có “chân” đầu tư vào GoTo và Grab.
Thành công của WeChat đã khởi mào cho một cuộc cách mạng công nghệ trải dài khắp châu Á, từ Hàn Quốc đến Indonesia. Bỗng dưng người tiêu dùng có thể tiếp cận những tính năng mới lạ chưa từng có, trong đó bao gồm khả năng vay vốn cho những vùng thiếu thốn với hỗ trợ từ ngân hàng.
Chạy theo phong trào đó là rất nhiều các nhà đầu tư tên tuổi, trong đó có SoftBank, KKR, Temasek, Warburg Pincus, Microsoft, Google và Tencent, đều có “chân” đầu tư vào GoTo và Grab.
Làn sóng đó tích tụ thành kỳ tích vang dội của Grab khi họ nhảy lên thị trường chứng khoán, thông qua một phi vụ sáp nhập trị giá 40 tỷ đô la với một công ty ở New York vào hồi 2021. Tiếp theo đó là hãng dịch vụ mướn xe công nghệ Indonesia, Gojek, sáp nhập với hãng thương mại điện tử đồng hương Tokopedia, lên sàn chứng khoán Jakarta vào hồi 2022 với định giá 32 tỷ đô la.
Mô hình của các hãng này thường xuyên chiêu dụ khách hàng với các trợ cấp cho giảm giá, lợi ích phụ trội như giao hàng miễn phí, phần thưởng,... đã giúp họ thống trị các thị trường từ Thái Lan cho đến Philipines. Nhưng nay mô hình đó đang phải đối mặt với thử thách thật sự.