Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước: Có tâm lý trông ngóng tiêu chí mới

Diệp Diệp
- 11:30, 25/08/2021

(DNTO) - 7 tháng qua, tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước vẫn “giậm chân tại chỗ”. Chỉ có 3 doanh nghiệp được cổ phần hóa, trong đó, không có doanh nghiệp nào thuộc danh mục 128 doanh nghiệp cổ phần hóa theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Số thu cổ phần hóa, thoái vốn chưa đạt 1%

Theo báo cáo của Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính), 6 tháng đầu năm 2021, Bộ Tài chính nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa 3 doanh nghiệp. Đó là các doanh nghiệp thuộc thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Bắc và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (không thuộc danh mục doanh nghiệp cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) với tổng giá trị doanh nghiệp là 252 tỷ đồng, trong đó phần vốn của các Tập đoàn, Tổng công ty là 151 tỷ đồng.

Trong báo cáo tháng 7 của Bộ Tài chính, số liệu về cổ phần hóa vẫn dừng lại với 3 doanh nghiệp như ở báo cáo tháng 6.

Hàng loạt

Hàng loạt "ông lớn" như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Argibank... đều lỡ hẹn cổ phần hoá.

Lũy kế giai đoạn 2016 - tháng 7/2021, chỉ có 39 doanh nghiệp trong doanh mục này đã cổ phần hóa-  mới đạt 30% của kế hoạch cổ phần hóa 128 doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020. Theo kế hoạch thì số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa trong những tháng còn lại năm 2021 là 89 doanh nghiệp.

Không chỉ cổ phần hóa mà thoái vốn nhà nước cũng chưa đạt kế hoạch đề ra. 7 tháng của năm 2021, các doanh nghiệp nhà nước đã thoái vốn với giá trị 286,6 tỷ đồng, thu về 2.165 tỷ đồng.

Theo dự toán NSNN năm 2021 thì số thu từ tiền bán bớt phần vốn Nhà nước tại một số doanh nghiệp do Trung ương quản lý là 40.000 tỷ đồng. Trong khi đó, 7 tháng của năm 2021, tổng số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp mới chỉ đạt 323 tỷ đồng. Như vậy, số thu Quỹ chưa đạt 1%.

Xuất hiện tâm lý chần chừ, dừng lại chờ đợi

Theo Bộ Tài chính, mặc dù, cơ chế cổ phần hóa, thoái vốn đã được ban hành đầy đủ, tuy nhiên, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn trong 7 tháng của năm 2021 vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra. Nguyên nhân việc chậm trễ nêu trên là do dịch bệnh Covid-19 đã bùng phát ở nhiều địa phương, một số doanh nghiệp lớn vẫn đang trong quá trình xử lý tài chính, vướng mắc tồn tại trong quá trình hoạt động, thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất từ đó ảnh hưởng đến tiến độ cổ phần hóa.

Bên cạnh đó, theo ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, nguyên nhân chủ quan vẫn là do nhận thức của nhiều người. Trong đó, lãnh đạo các cơ quan đại diện chủ sở hữu và lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty đang chần chừ, dừng lại chờ đợi.

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính

“Theo dõi hoạt động hơn một năm qua của các ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, của các địa phương và cả Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp rất ít hoạt động, họp chuẩn bị cho cổ phần hóa, thoái vốn”, đại diện Cục Tài chính doanh nghiệp cho biết.

Ông Tiến cho rằng, trong danh mục cổ phần hóa giai đoạn này có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích, gắn liền với các hoạt động của địa phương, đóng góp vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện các chiến lược, mục tiêu về an sinh xã hội của địa phương. Từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) này đã thể hiện rõ vai trò đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Vì thế, có người đang chần chừ xem có cổ phần hóa những doanh nghiệp nhà nước này hay không. Bên cạnh đó là tâm lý chờ đợi tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước mới theo Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg quy định Tiêu chí phân loại DNNN, DN có vốn Nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025.

“Chờ đợi cơ hội thành sếu đầu đàn khi mà những đề xuất thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước lớn mạnh, và những doanh nghiệp lớn có vốn nhà nước đã được đưa ra. Đây sẽ là những doanh nghiệp nòng cốt, dẫn dắt lan tỏa các thành phần kinh tế khác phát triển để hình thành cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao sự tự lực tự cường, tự chủ của quốc gia, theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội đảng lần thứ XIII”, đại diện Cục Tài chính doanh nghiệp nói.

Lãnh đạo Cục Tài chính doanh nghiệp cho rằng, Chính phủ cần có thông điệp nhắc nhở lãnh đạo DN và cơ quan đại diện chủ sở hữu.

“Phải khắc phục và chấn chỉnh nhận thức chần chừ và chờ đợi này. Nhiệm vụ khắc phục những yếu kém của DNNN đặt ra 5 năm qua ta chưa làm được. Vẫn còn nhiều DNNN yếu. Vẫn còn những doanh nghiệp như 12 dự án thua lỗ vẫn chưa xử lý xong. Công cuộc cổ phần hóa, tái cơ cấu DNNN vẫn cần phải thúc đẩy. DNNN của ta chưa mạnh mà chúng ta dừng lại thì cuộc cơ cấu lại này sẽ không đạt yêu cầu”, ông Đặng Quyết Tiến chỉ rõ.

TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

Để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa DNNN, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, phải buộc DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường. Những doanh nghiệp thua lỗ phải phá sản, nhà nước không thể tốn thêm nguồn lực để đổ vào những dự án kém hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác quản trị DNNN phải tuân theo chuẩn mực toàn cầu, bởi chỉ khi đó, thông tin mới được minh bạch và thị trường sẽ đánh giá. Nhà đầu tư cũng dễ dàng bỏ vốn vào doanh nghiệp hơn khi họ có thể hiểu doanh nghiệp.

“Nếu chỉ loay hoay thoái vốn, cổ phần hóa mà không thay đổi hai cái này thì nguy cơ bán rẻ rất lớn, mà bán đắt thì không ai mua bởi vì người ta không tin. Nhưng nếu như mình minh bạch, chứng minh được khả năng trong tương lai lớn thì bán đắt người ta vẫn mua vì người ta nhìn thấy lợi nhuận. Còn bây giờ, bán đắt thì nhà đầu tư không mua, bán rẻ thì lại bảo mất mát tài sản. Quá trình thoái vốn được đẩy nhanh hay không, phụ thuộc vào cả 2 yếu tố nói trên, bằng không sẽ cứ tiếp tục chậm”, ông Cung nêu quan điểm./.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thu thuế với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng tại Việt Nam.
6 giờ
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Xem thêm