Thứ tư, 09/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nhiều kẽ hở trong cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

Hương Giang
- 11:44, 15/02/2021

(DNTO) - Theo Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, có một số doanh nghiệp cổ phần hóa chỉ vì đất, trong đó có những mảnh là đất "vàng", đất "kim cương". Quá trình cổ phần hóa DNNN đã cho thấy nhiều sai phạm trong xử lý đất đai, gây thất thoát tài sản nhà nước.

Nhiều DNNN quy mô lớn đã được cổ phần hóa và trở thành những điểm sáng. Ảnh: T.L

Nhiều DNNN quy mô lớn đã được cổ phần hóa và trở thành những điểm sáng. Ảnh: T.L

Những kẽ hở nhức nhối

Theo Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, đến năm 2020, cả nước còn hơn 100 doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) có 100% vốn Nhà nước. Nhiều DNNN quy mô rất lớn như: Tập đoàn Cao su Việt Nam, các tổng công ty: Phát điện 3, Dầu Việt Nam, Điện lực Dầu khí, Lọc hóa dầu Bình Sơn… đã được cổ phần hóa và trở thành những điểm sáng, khi mà số lượng cổ phiếu IPO đều được bán hết. Nhiều thương vụ thoái vốn đạt hiệu quả cao, như thoái vốn tại Sabeco, Vinamilk… đã thu về gần 160.000 tỉ đồng (gấp hơn 9 lần giá trị sổ sách).

Thực tế cũng cho thấy, mặc dù các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đang được giao quản lý và sử dụng khối lượng tài sản rất lớn, nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, nhiều DNNN còn thua lỗ, thất thoát vốn lớn.

Đặc biệt, thời gian qua công luận rất bức xúc với những kẽ hở trong cổ phần hóa DNNN, làm thất thoát tài sản công. Một số cổ đông vốn là lãnh đạo DNNN trước cổ phần hóa đã lạm dụng quyền lực và trách nhiệm để mua gom cổ phần và trở thành nhóm nhỏ công đông lớn nhất, nắm quyền khống chế trong và sau khi cổ phần hóa DNNN, biến DNNN từ sở hữu nhà nước thành sở hữu tư nhân, gia đình trị.

TS. Phong chỉ ra: Theo ước tính, hàng nghìn tỉ đồng đã và đang bị thất thoát và thất thu từ nguồn đất, mặt bằng kinh doanh, tài sản công do chưa tính hoặc không tính đúng, tính đủ giá trị quyền sử dụng đất, quyền thuê đất và các giá trị, lợi thế kinh doanh vô hình khác. Tình trạng “trốn thầu” hoặc lỏng lẻo, hình thức trong triển khai đấu thầu và chuyển đổi mục đích sử dụng quỹ đất mà DNNN nắm giữ khi cổ phần hóa. 

“Tiêu biểu là sự việc tháng 4/2018, Công ty TNHH MTV Đầu tư và xây dựng Tân Thuận chuyển nhượng cho Công ty CP Quốc Cường Gia Lai khu đất hơn 30 ha tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè với giá chỉ 419 tỉ đồng, trong khi mặt bằng giá thị trường gấp nhiều lần con số đó”, TS. Phong cho hay.

Cũng theo TS. Phong, tại Hà Nội, các nơi đã cổ phần hóa như Kem Tràng Tiền, khách sạn Phú Gia, chợ Đồng Xuân… khi cổ phần hóa đã không có cách “bịt lỗ hổng”, dẫn đến việc lãnh đạo DNNN có thể dùng quyền lực, dụ dỗ cổ đông để thu gom cổ phiếu. 

Có những kẽ hở như liên doanh rồi để thua lỗ, lãnh đạo DNNN giấu giếm quỹ đất, cổ phần hóa không tính đúng, tính đủ giá trị và làm thất thoát.

Cũng liên quan đến kẽ hở thất thoát đất công trong và sau quá trình cổ phần hóa DNNN, TS. Vũ Đình Ánh, Chuyên gia kinh tế nêu quan điểm: Có một số doanh nghiệp cổ phần hóa chỉ vì đất, trong đó có những mảnh là đất "vàng", đất "kim cương". Quá trình cổ phần hóa DNNN đã cho thấy nhiều sai phạm trong xử lý đất đai, gây thất thoát tài sản nhà nước. Trong nhiều trường hợp, đất đai là miếng mồi ngon để nhà đầu tư tích cực tham gia quá trình cổ phần hóa.

Cần tăng cường vai trò của kiểm toán Nhà nước trong việc chống nguy cơ thất thoát đất công trong và sau quá trình cổ phần hóa DNNN. Ảnh: T.L

Cần tăng cường vai trò của kiểm toán Nhà nước trong việc chống nguy cơ thất thoát đất công trong và sau quá trình cổ phần hóa DNNN. Ảnh: T.L

“Nhiều sai phạm gây thất thoát tài sản nhà nước từ khâu xác định giá trị đất khi cổ phần hóa trong quá khứ khiến công tác này không thể xem nhẹ. Bên cạnh việc sửa đổi, hoàn thiện chính sách pháp luật, tăng cường vai trò của kiểm toán Nhà nước trong việc chống nguy cơ thất thoát đất công trong và sau quá trình cổ phần hóa DNNN là rất quan trọng”, TS. Vũ Đình Ánh nói.

Đưa giá trị sử dụng đất vào sử giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa để tránh thất thoát

Đưa ra giải pháp để khắc phục tình trạng này, TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, quá trình sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa DNNN chỉ được đẩy nhanh, đúng hướng và có hiệu quả cao nhất khi và chỉ khi có đột phá cơ chế phù hợp trên tinh thần thượng tôn pháp luật, đảm bảo nguyên tắc thị trường và xử lý hài hòa lợi ích, đặc biệt kiên quyết chống chảy máu tài sản công do lợi ích nhóm và trụ lợi các kẽ hở trong quá trình cổ phần hóa DNNN.

Tin nên đọc

Cũng theo TS. Nguyễn Minh Phong, trước nguy cơ diện tích đất của các dự án cổ phần hóa được định giá, cho khai thác, cho thuê hoặc bán với giá quá thấp, nhất là do tình trạng “chân gỗ”, “quân xanh quân đỏ” trong công tác đấu giá và được tăng tốc bằng những khoản tiền bôi trơn khổng lồ, cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước.

“Đặc biệt, cần đưa giá trị sử dụng đất vào sử giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa; bổ sung những chế định đấu giá quyền sử dụng đất và sửa đổi Luật Đấu thầu về chế định đấu thầu dự án có sử dụng đất, để bảo đảm tính công khai, minh bạch. Đồng thời, bổ sung quy định về xử lý đất đai đối với các doanh nghiệp quản lý nhiều đất đai ở những vị trí có lợi thế thương mại cao theo hướng yêu cầu doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng đất trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định”, ông Phong nói.

Theo TS. Phong, nếu làm được điều này sẽ đảm bảo ngăn ngừa tình trạng doanh nghiệp lợi dụng tiếp tục nắm giữ, ôm lại toàn bộ diện tích đất đang quản lý, mặc dù chưa phù hợp ngành nghề kinh doanh, mục đích sử dụng đất cũng như quy hoạch của địa phương.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi thư tới 14 quốc gia, thông báo về mức thuế mới bắt đầu từ ngày 1/8, trừ khi đạt được các thỏa thuận thương mại với Mỹ. Trong đó, mức thấp nhất phải chịu thuế là 25% và cao nhất là 40%.
18 giờ
Thời sự - Chính trị
Washington đã chính thức lên tiếng, xác nhận sẽ áp đặt các mức thuế quan mới từ ngày 1/8, đẩy hàng loạt quốc gia vào một cuộc chạy đua ngoại giao nghẹt thở để thoát khỏi các mức phạt nặng nề.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025 - hội nghị đầu tiên sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các báo cáo cho thấy, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt mức cao nhất so với cùng kỳ trong gần 20 năm.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhiều nội dung được đề xuất bổ sung vào dự thảo Nghị định 15 sửa đổi để giải quyết ngay hạn chế, bất cập liên quan đến việc tự công bố, hậu kiểm, quảng cáo sản phẩm...
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong dòng chảy đầy biến động của kinh tế thế giới, việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận thương mại mang tính bước ngoặt là sự kiện đáng chú ý trên bình diện song phương, mà còn đến vào đúng thời điểm đất nước vừa bước vào kỷ nguyên phát triển mới, và cộng đồng doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội chưa từng có để vươn ra toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Luật Công chứng 2024, có hiệu lực từ 1/7/2025, đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong lĩnh vực công chứng tại Việt Nam. Cùng với nhiều quy định tích cực khác, quy định bắt buộc phải chụp ảnh người ký với công chứng viên khi công chứng và triển khai công chứng trực tuyến… là những thay đổi được người dân hết sức quan tâm.  
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng không chịu thuế VAT.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của ngành sản xuất trong tháng 6 đạt 49,7 điểm. Mặc dù con số này cho thấy sự cải thiện nhẹ so với mức 49,5 của tháng 5 và 49,0 của tháng 4, đây vẫn là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này nằm dưới ngưỡng 50 điểm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bước ngoặt 1/7/2025 không chỉ là dấu mốc hành chính, đó là cột mốc đánh dấu bản lĩnh chính trị, đạo đức công vụ và sự kiên định vì nhân dân của cả hệ thống.
1 tuần
Trung ương hội
Chiều 30/6, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Họp báo công bố Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025), với sự tham dự của đại diện các đơn vị chỉ đạo, phối hợp tổ chức, các chuyên gia, thành viên Ban Tổ chức, Ban Cố vấn Diễn đàn và đông đảo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sau ngày 1/7, người dân có thể đăng ký xe tại bất kỳ công an xã nào trong tỉnh. Biển số xe sẽ được cấp theo danh sách mã số của các địa phương sáp nhập, ưu tiên từ số thấp đến cao.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 30/6, tại TP.HCM, Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP.HCM đã long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, cũng như thành lập các tổ chức Đảng và chỉ định nhân sự cho các cấp chính quyền và đoàn thể mới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay (30/6), từ 8h sáng, trên cả nước sẽ đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
1 tuần
Xem thêm