Thứ năm, 01/06/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chuyên gia: 'Việt Nam cần xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường'

Hồng Gấm
- 14:27, 17/05/2023

(DNTO) - Chuyên gia khuyến nghị, Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần mở rộng quyền thu giữ tài sản bảo đảm cho các bên mua nợ xấu, thông qua việc cho họ được thế quyền trong các quyền, nghĩa vụ của bên bán nợ xấu. Đây là điều Việt Nam cần và phải có nếu muốn xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường.

Chúng ta cần một khung pháp lý để làm sạch nợ xấu và xử lý một cách công khai ở một thị trường mở và có những giao dịch thương mại đúng nghĩa. Ảnh: TL.

Chúng ta cần một khung pháp lý để làm sạch nợ xấu và xử lý một cách công khai ở một thị trường mở và có những giao dịch thương mại đúng nghĩa. Ảnh: TL.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống đến cuối tháng 2.2023 đã lên tới 2,91%, so với mức 2% cuối năm 2022 và gần gấp đôi cuối năm 2021.

Tổng nợ xấu gộp (nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đến cuối tháng 2/2023 ước chiếm 5%/tổng dư nợ - gần tương đương với tỷ lệ nợ xấu nền kinh tế phải đối diện khi Nghị quyết 42 bắt đầu có hiệu lực. 

Trong khi đó, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra mục tiêu: Phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa được xử lý, thu hồi và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu ở mức dưới 3%. Đây là mục tiêu đầy thách thức và để đạt được, đòi hỏi phải tạo hành lang pháp lý đồng bộ, mang tính đột phá và thực tiễn cho vấn đề xử lý nợ xấu.

Phát biểu tại Hội thảo “Vấn đề xử lý nợ xấu trong Dự thảo Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi)” sáng 17/5, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) nhận định, thực trạng nợ xấu của các TCTD hiện nay rất đáng lo ngại, trong bối cảnh doanh nghiệp rất khó khăn, kinh tế toàn cầu có biểu hiện suy thoái. Những tháng đầu năm 2023, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn do tác động của kinh tế toàn cầu. 

“Thực tế, trong hệ thống, nhiều ngân hàng công bố kết quả kinh doanh năm 2022 và quý 1/2023 cho thấy nợ xấu gia tăng mạnh so với trước, nhiều ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng trên 2%, một số ngân hàng nợ xấu tăng đột biến 4%. Nhiều doanh nghiệp cho biết họ đã hết nguồn lực, điều này khiến ngân hàng càng gặp khó khi thu hồi các khoản nợ. Tỷ lệ nợ xấu theo tôi thời gian tới sẽ tiếp tục tăng”, ông  Hùng nói.

Đồng thời cho rằng: Một trong những khó khăn lớn nhất trong xử lý nợ xấu là quá trình thu giữ tài sản đảm bảo. Theo Nghị quyết 42, thì quyền thu giữ tài sản đảm bảo phải đi kèm với điều kiện là hồ sơ thế chấp giữa khách hàng và các TCTD phải có thỏa thuận về các điều khoản thu giữ tài sản bảo đảm.

"Tính đến thời điểm Nghị quyết 42 có hiệu lực, đa số các hợp đồng thế chấp không có điều khoản này, như vậy muốn thực hiện được thì các TCTD phải tiến hành đàm phán với khách hàng vay để ký phụ lục hợp đồng điều chỉnh, tuy nhiên đối với những khoản nợ xấu đã phát sinh thì thuyết phục khách hàng trả nợ vay đã khó, thuyết phục khách hàng ký phụ lục hợp đồng còn khó khăn hơn rất nhiều", Tổng thư ký VNBA nói.

Ông Hùng cũng nhấn mạnh: Nếu như xác định nợ xấu là vấn đề riêng của ngành ngân hàng thì xử lý rất khó, còn nếu xác định nợ xấu là vấn đề xã hội, là vấn đề cần quan tâm thì phải cần sự đồng thuận của các cơ quan, tổ chức để xử lý nghiêm và thu hồi các khoản nợ.

"Chính phủ cần cho phép các ngân hàng được tăng vốn điều lệ các năm tới thông qua hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận để lại sau trích lập các quỹ giai đoạn 2022 - 2023 nhằm gia tăng năng lực tài chính, dự phòng rủi ro trong bối cảnh nợ xấu tăng cao thời gian tới; rà soát một số dự thảo Luật liên quan đến hoạt động ngân hàng đang sửa đổi hiện nay để tránh sự chồng chéo, không phù hợp với Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi)", ông Hùng cho hay.

Luật các TCTD sửa đổi cần mở rộng quyền thu giữ tài sản bảo đảm cho các bên mua nợ xấu, thông qua việc cho họ được thế quyền trong các quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ xấu. Ảnh: TL.

Luật các TCTD sửa đổi cần mở rộng quyền thu giữ tài sản bảo đảm cho các bên mua nợ xấu, thông qua việc cho họ được thế quyền trong các quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ xấu. Ảnh: TL.

Từ góc nhìn và kinh nghiệm quốc tế, đại diện cho Tổ chức Tài chính Thế giới (IFC), ông Darryl Dong, Cán bộ Quốc gia Cao cấp khuyến nghị, Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi cần mở rộng quyền thu giữ tài sản bảo đảm cho các bên mua nợ xấu, thông qua việc cho họ được thế quyền trong các quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ xấu. Hoặc ít nhất, cho phép bên mua nợ xấu được ủy quyền cho bên bán nợ xấu quản lý khoản nợ xấu, thu nợ, và nếu cần thiết, thu giữ tài sản bảo đảm hay phát mại thay mặt cho bên mua nợ xấu.

Ông Darryl Dong phân tích: Hiện nay, Luật lệ Việt Nam và các đề xuất đều chưa thu hút được các bên tham gia thị trường. Hiện quy định mới chỉ cho phép các ngân hàng và Công ty Quản lý tài sản (VAMC) tham gia thị trường nên thực chất nợ chỉ chuyển dịch, đá đi đá lại giữa các ngân hàng mà chưa có một giải pháp thị trường đúng nghĩa.

"Đây là lúc chúng ta phất cờ xử lý nợ xấu thông qua việc mở cửa thị trường. Khi Việt Nam muốn trở thành một phần của thị trường tài chính toàn cầu phải có được bảng cân đối tài sản mạnh mẽ, muốn có nguồn tín dụng cho doanh nghiệp nội địa cần mở được cánh cửa cho thị trường mua bán nợ xấu của mình. Biện pháp tiếp cận tốt hơn cả hiện nay là nên có luật riêng dành cho nợ xấu. Đây là việc quan trọng để chỉ chuyên xử lý nợ xấu và tập trung, phản hồi nhanh chóng với thị trường", ông Darryl Dong nhận định.

Từ đó, đưa ra 2 khuyến nghị cho chương xử lý nợ xấu trong Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi). Thứ nhất, Việt Nam cần có nhà đầu tư nước ngoài tới giải quyết hỗ trợ nợ xấu, thu hút vốn của các nhà đầu tư này. Hiện nay VAMC và ngân hàng độc quyền trong mua bán, giải quyết nợ xấu, đó không phải giải pháp theo thị trường mà chỉ trên sổ sách kế toán.

Chúng ta cần phải cho các nhà đầu tư tham gia, ngành ngân hàng không thể một mình giải quyết, phát triển thị trường mua bán nợ xấu. Việc mở cửa này cần được làm rõ, quy định rõ trong luật. Việt Nam cần quy định mới đủ tốt sẽ thu hút chuyên gia và nhà đầu tư nợ xấu. Đồng thời cho phép tổ chức phi ngân hàng mua bán trực tiếp nợ xấu từ ngân hàng. Các bên mua bán nợ xấu rất quan trọng, bên mua nợ xấu cần được kế thừa đầy đủ trách nhiệm quyền hạn với khoản nợ xấu được mua.

Thứ hai, xử lý tài sản bảo đảm - Dự thảo luật chỉ cho phép các ngân hàng và VAMC quyền thu giữ tài sản bảo đảm. Điều này không đúng nguyên tắc thị trường, việc không thể xử lý tài sản bảo đảm khi bên tham gia là tổ chức phi ngân hàng, đây là một "nút chặn". Do đó, chúng ta có thể tạo cơ chế gián tiếp để thông qua đại lý xử lý tài sản bảo đảm trong nước, yêu cầu các nhà đầu tư phải làm việc với đại diện trong nước. Điều này cho các nhà đầu tư nước ngoài thấy một con đường, ngã rẽ có mục đích dành cho họ. Tất cả các khoản nợ xấu đều có thể đặt lên bàn để xử lý.

Hiện nay, nhiều quốc gia trong khu vực đã mở cửa thị trường để xử lý nợ xấu. Ấn Độ có luật riêng biệt về xử lý nợ xấu, ngân hàng không nhất thiết phải qua quá trình phức tạp tố tụng. Philippines còn có khuyến khích bằng tiền trong 3 năm để hỗ trợ ngân hàng xử lý nợ xấu.

"Ở Việt Nam có thể không cần công cụ đặc thù kiểu như vậy nhưng cần mở cửa thị trường. Các nhà đầu tư chỉ chuyên đầu tư, vì thế hãy mở một ngã rẽ cho nhà đầu tư vào đầu tư thị trường nợ xấu Việt Nam. Nếu chúng ta cho phép điều này, xây dựng khung pháp lý hiệu quả, công bằng, nhà đầu tư sẽ tới", ông Darryl Dong nhấn mạnh.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Giá thịt heo tăng cao trong tháng 5 và được dự đoán tiếp tục tăng trong bối cảnh nguồn cung giảm, sức mua tăng trở lại. Lợi nhuận các doanh nghiệp trong ngành dự đoán sẽ có sức bật mới, với hai cổ phiếu ngành chăn nuôi heo được đặt nhiều kỳ vọng là BAF và DBC.
12 giờ
Tài chính - Thị Trường
Việc Trung Quốc tăng cường quản lý thực phẩm đã kéo dài thời gian thông quan, chất lượng vải xuất khẩu bị giảm sút, doanh nghiệp xuất khẩu có thể mất lợi thế khi đàm phán giá cả.
12 giờ
Tài chính - Thị Trường
Trước thực trạng nhiều kiện cáo, bức xúc của người dân liên quan bảo hiểm nhân thọ, đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đây là thời điểm cần nghiêm túc thanh tra và làm rõ có hay không dấu hiệu lừa đảo khách hàng trong tư vấn, "chỉ khi thực sự minh bạch người dân mới không quay lưng với bảo hiểm nhân thọ".
13 giờ
Tài chính - Thị Trường
Nvidia vừa mới cán mốc vốn hóa thị trường 1 nghìn tỷ USD vào ngày 30/5, trở thành nhà sản xuất chip đầu tiên gia nhập “câu lạc bộ” nghìn tỷ USD, đồng thời cổ phiếu của công ty cũng đã tăng 4,2% vào phiên giao dịch buổi sáng cùng ngày.
21 giờ
Tài chính - Thị Trường
Hiện nay, đang vào chính vụ thu hoạch sầu riêng tại các tỉnh phía Nam, trong khi đó, mặt hàng này chỉ thực hiện xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế, khiến tình trạng "quá tải" đang ở mức báo động. Khuyến cáo doanh nghiệp nên tận dụng thời gian buổi sáng từ 7-9 giờ để tăng hiệu suất thông quan.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nền kinh tế đang trong quá trình hồi phục, chờ sức ngấm của chính sách. Tuy nhiên, sự phục hồi vẫn chưa đủ mạnh, nhà đầu tư cần tính đến điều này trong ý tưởng đầu tư tháng 6 này và giai đoạn cuối năm.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việc hút nguồn lực "vàng" từ kiều bào trong thực hiện các công trình, dự án trọng điểm..., của TP.HCM thông qua phát hành trái phiếu kiều hối, được kỳ vọng là một kênh mới, cách làm mới mang tính đột phá, giúp gia tăng sức mạnh tài chính, đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
  Nhằm mang đến những trải nghiệm mua sắm mới mẻ cho khách hàng, WinCommerce liên tục thử nghiệm nhiều mô hình, chú trọng vào việc làm mới không gian cũng như chuyên biệt hóa các khu vực trưng bày sản phẩm tại các điểm bán. Các hoạt động này được triển khai cho WinMart Novia Phạm Văn Đồng  - siêu thị WinMart đầu tiên theo mô hình Urban tại TP. Thủ Đức.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ bật tăng trong phiên giao dịch ngày 29/5, chỉ số SmallCap Index và MidCap Index tăng bốc đầu lần lượt 1,6% và 1,4%, trong khi đó VN30 giằng co với mức tăng khiêm tốn 0,8%.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng 29/5, giá lương thực, thực phẩm, giá điện, nước sinh hoạt tăng là những nguyên nhân chính đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2023 tăng 0,01% so với tháng trước.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
"Xây dựng nền tảng tài chính lành mạnh cho tương lai đang đặt ra rất cấp bách. Tôi tin Chính phủ nhiệm kỳ này có thể thực hiện được và coi thách thức hiện giờ là một quyết tâm chiến lược để Việt Nam tạo ra một nền móng thật tốt trong thời gian tới", TS. Vũ Minh Khương khẳng định.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo giới phân tích, về trung và dài hạn, việc lãi suất hạ nhiệt sẽ có tác động tích cực tới thị trường chứng khoán. Do đó, nhà đầu tư cần nhìn nhận đây lại là cơ hội để tích lũy cổ phiếu với mức giá hấp dẫn nhằm “đón đầu” giai đoạn phục hồi của thị trường trong thời gian tới.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo các chuyên gia của Chứng khoán Kim Eng Việt Nam, tăng trưởng kinh tế dự đoán có thể thấp hơn đáng kể so với mục tiêu 6,5% của Chính phủ. Theo đó, các chuyên gia kỳ vọng tiếp diễn một đợt hạ lãi suất điều hành tiếp theo, trong ba tháng tới với mục tiêu nỗ lực hỗ trợ cho tăng trưởng.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Đang lận đận với cuộc thoái trào của tiền tệ mã hóa, nhưng NVIDIA vẫn thắng lớn, nhờ đặt cược khôn ngoan vào công nghệ trí thông minh nhân tạo.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm chỉ ghi nhận duy nhất ba mã tăng giá là VCB, LPB và BID, còn lại có tới 12 mã giảm giá trong bối cảnh khá nhiều thông tin mới được đưa ra thị trường.
6 ngày