Thứ năm, 03/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Cầu tăng, cung ít khiến giá tín chỉ carbon tiếp tục tăng

Huyền Trang
- 16:23, 13/08/2024

(DNTO) - Tín chỉ carbon giờ đây đang có nhu cầu rất lớn, giá ngày càng cao do được xem như tài sản của các doanh nghiệp để xuất khẩu hàng hóa, gọi vốn và duy trì sức ảnh hưởng với xã hội.

Thị trường tín chỉ carbon sẽ ngày càng sôi động khi càng có thêm nhiều nước áp thuế carbon với hàng hóa nhập khẩu. Ảnh: T.L.

Thị trường tín chỉ carbon sẽ ngày càng sôi động khi càng có thêm nhiều nước áp thuế carbon với hàng hóa nhập khẩu. Ảnh: T.L.

Nhu cầu ngày một tăng

Tín chỉ carbon (chứng chỉ carbon) là chứng nhận mang tính thương mại, thể hiện quyền sở hữu về lượng khí CO2 hoặc các loại khí nhà kính khác. Chúng được chuyển đổi sang CO2 (Carbon dioxide) tương đương, một tín chỉ carbon sẽ có giá trị bằng một tấn khí CO2 và ngược lại.

Thị trường mua bán tín chỉ carbon là một cơ chế kinh tế, đặt giới hạn lượng phát thải và cho phép các công ty mua bán tín chỉ carbon. Các công ty phát thải thấp hơn mức quy định có thể bán tín chỉ dư thừa cho các công ty khác. Các công ty mức phát thải cao buộc phải mua tín chỉ carbon để trung hòa lượng khí nhà kính hoặc phải nộp phạt hay chịu mức thuế carbon. 

Ông Vũ Trung Kiên, chuyên gia tín chỉ carbon, Đại diện Trung tâm Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho biết từ năm 2021, nhu cầu tín chỉ carbon đã tăng vọt từ 8.000-13.000 triệu tấn/năm. Trong khi đó, lượng cung điều chỉnh xuống còn khoảng 8.000 triệu tấn/năm để cân bằng với tình hình mới dưới tác động của thỏa thuận COP26 và các cam kết quốc tế về giảm phát thải. 

“Cầu đang dần tăng lên, trong khi cung bị giới hạn. Trung Quốc ngày càng cho thấy vai trò gia tăng của mình, trở thành lực lượng mạnh nhất trong chuyển đổi xanh, vượt EU và Mỹ”, ông Kiên cho biết.

Sự chênh lệch cung cầu đã tạo áp lực lên giá tín chỉ carbon. Việt Nam đã nhận được 51,5 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới (World Bank) chi trả cho 10,3 triệu tấn CO2 carbon, tương đương mức giá mức giá 5 USD/tấn CO2. 

Tuy nhiên, ông Kiên cho biết, đây là một thỏa thuận hợp tác đặc biệt giữa World Bank và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm hỗ trợ các hoạt động giảm phát thải carbon thông qua bảo vệ và phục hồi rừng tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ, chưa phải là giao dịch tín chỉ carbon chính thức trên một thị trường có quy định rõ ràng. 

“Muốn tăng giá trị tín chỉ carbon thì các dự án giảm phát thải cần được các tổ chức quốc tế uy tín thẩm định và cấp chứng nhận. Điều này mới đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong quá trình giảm phát thải”, vị chuyên gia khuyến nghị.

Hiện giá giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam dao động từ 5-17 USD/tấn CO2. Tuy nhiên, trên thế giới, có những dự án đã bán được giá 150 USD/tấn CO2. Thực thế, mức giá này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại hình, chất lượng dự án, khả năng giảm phát thải, tác động tới môi trường, các tiêu chuẩn chât lượng được áp dụng, các đồng lợi ích được tạo ra... Vì vậy, một số thống kê cho thấy mức giá tín chỉ carbon trên thế giới thậm chí có thể lên tới 200-300 USD/tấn CO2.

Một số ý kiến cho rằng tín chỉ carbon có thể coi là một loại tiền tệ tương lai trong giao dịch thương mại. Tuy nhiên, theo ông Kiên, để trở thành tiền tệ cần rất nhiều yếu tố: được chấp thuận trong một khuôn khổ pháp lý và thể chế toàn cầu; được tiêu chuẩn hóa và định giá thống nhất; tích hợp với hệ thống tài chính toàn cầu, có khả năng thanh khoản và chuyển đổi linh hoạt như đồng tiền. Ngoài ra, cần đảm bảo nền kinh tế và tài chính ổn định cũng như niềm tin của công chúng, thị trường để được chấp nhận và sử dụng trên toàn cầu.

“Hiện tại tín chỉ cacbon phù hợp là 1 loại tài sản hơn là tiền tệ”, ông Kiên nhận định.

Cơ hội lớn từ những việc nhỏ

Các cơ sở sản xuất sớm chuyển đổi năng lượng sẽ có cơ hội trở thành người bán trên thị trường tín chỉ carbon. Ảnh: T.L

Các cơ sở sản xuất sớm chuyển đổi năng lượng sẽ có cơ hội trở thành người bán trên thị trường tín chỉ carbon. Ảnh: T.L

Nhưng dù chưa thể trở thành tiền tệ mới nhưng giá trị của tín chỉ carbon không chỉ dừng lại các con số giao dịch từ việc bán trực tiếp hay bù trừ nhằm đạt hạn ngạch phát thải. Ở khía cạnh là loại tài sản mới cho các doanh nghiệp, theo ông Kiên tín chỉ carbon cũng mang đến rất nhiều lợi ích. 

Nhìn thấy ngay trước mắt là nó giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định và tránh bị phạt khi nhiều nước bắt đầu đánh thuế carbon, hưởng lợi về thuế. Việc tham gia giảm phát thải đồng nghĩa giúp doanh nghiệp quản trị rủi ro, tích hợp với các chương trình bền vững, tạo lợi thế cạnh tranh để tiếp cận nguồn tài chính xanh cũng như các cơ hội đầu tư mới.

Ông Kiên gọi quá trình chuyển đổi xanh giống như doanh nghiệp đang tích lũy nguồn “vốn xã hội”. Lấy ví dụ từ các vụ việc gây ảnh hưởng tới môi trường từng làm dậy sóng dư luận như công ty Vedan, Formosa, FLC... trước đây, vị này cho biết một công ty có trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội, môi trường, cộng đồng xung quanh sẽ là một công ty có cơ hội và nền tảng để thành công, phát triển bền vững trong lâu dài.

Theo dự thảo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng số cơ sở thuộc các danh mục phải kiểm kê khí nhà kính cập nhật là 2.893 cơ sở, chiếm khoảng 34,5% trong tổng phát thải khí nhà kính quốc gia. Vì vậy, chuyên gia Vũ Trung Kiên cho biết nếu các nhà máy sản xuất, khu công nghiệp Việt Nam thực hiện tốt việc giảm phát thải khí nhà kính thì chúng ta sẽ thu được lợi ích lớn từ thị trường tín chỉ carbon.

Vị này khuyến nghị doanh nghiệp nên chủ động thực hiện kiểm kê khí nhà kính càng sớm càng tốt. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp biết mình đang ở đâu và đưa ra được mục tiêu giảm phát thải rõ ràng. Việc này cũng giúp doanh nghiệp có tính toán lượng tín chỉ carbon cần giảm để đạt trạng thái cân bằng carbon, hoặc có lộ trình để tiến tới trở thành người bán tín chỉ carbon.

"Chỉ cần nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu lãng phí, thì tự khắc sẽ giảm được lượng khí thải. Đặc biệt, với các doanh nghiệp chế xuất và các khu công nghiệp, việc chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả năng lượng là giải pháp tối ưu để giảm phát thải. Khi được quốc tế công nhận, những nỗ lực này sẽ được chuyển đổi thành tín chỉ carbon có giá trị", ông Kiên cho biết.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
1 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chính phủ Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ bởi một phần của khoản nợ 36.600 tỷ USD trong giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội nước này không hành động để nâng trần vay nợ của Washington - Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) Mỹ cảnh báo vào ngày 24/3.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Dự kiến có khoảng 100.000 công chức, viên chức nghỉ việc do sáp nhập, tinh gọn bộ máy. Song hành với những áp lực lên thị trường lao động là những thuận lợi mang lại cho thị trường này trong thời gian tới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Một trong những điểm nổi bật của chiến lược này là việc chuyển hướng dòng tiền tiết kiệm từ ngân hàng sang các công cụ thị trường vốn có lợi suất cao hơn.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tư nhân phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nâng cao lượng và chất tạo thành một lực lượng vững mạnh đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
1 tuần
Xem thêm