Thứ hai, 08/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Phát triển thị trường tín chỉ carbon – Doanh nghiệp bắt đầu từ đâu?

PV
- 19:28, 17/03/2024

(DNTO) - Sáng 17/3, Trung tâm Khoa học và Hợp tác Net Zero Vietnam – Asia (VANZA) phối hợp với Công ty tư vấn Hà Nam Carbon, Viện nghiên cứu Vùng và đô thị (IRUS) và Hà Nam Fabrics tổ chức Hội thảo “Tín chỉ Carbon – Doanh nghiệp bắt đầu từ đâu?”.

 

Các diễn giả tham dự hội thảo

Các diễn giả tham dự hội thảo

Tại hội thảo, các diễn giả thảo luận xoay quanh chủ đề: Thị trường carbon, bù đắp carbon, giảm phát thải và tiếp cận tài chính xanh để phát triển thị trường tín chỉ carbon cùng kinh nghiệm thực tiễn tại một số nước trên thế giới; Tầm quan trọng của kinh tế tuần hoàn và xây dựng văn hóa doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội và môi trường; ESG giải mã chiến lược và thực hành tiêu chuẩn ESG, kinh nghiệm tại doanh nghiệp Nhật và cách tiếp cận thúc đẩy thực hiện tại doanh nghiệp Việt Nam.

Phát biểu khai mạc, ông Hồ Quang Minh - Chủ tịch VANZA cho biết: “VANZA thành lập nhằm mục đích tạo nên một diễn đàn hiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp hướng đến phát triển bền vững theo xu hướng Net Zero. Góp phần vào mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 mà Chính phủ đã cam kết.

VANZA tổ chức hội thảo với mong muốn chia sẻ những thông tin quý giá từ các chuyên gia, ý tưởng sáng tạo và kinh nghiệm thực tiễn để cùng nhau đem lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp trong quá trình thực hành ESG, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn hướng tới Netzero như một xu hướng tất yếu”.

Sức nóng của tín chỉ carbon

Dự kiến Việt Nam sẽ tạo ra khoảng 10,8 triệu tín chỉ carbon tự nguyện mỗi năm, nhu cầu về cơ chế trao đổi và mua bán tín chỉ này đang ngày càng tăng. Chính phủ đặt mục tiêu năm 2025 thí điểm vận hành thị trường trao đổi tín chỉ carbon và vận hành chính thức từ năm 2028; đến hết năm 2027, xây dựng xong quy định quản lý tín chỉ carbon, thí điểm triển khai trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon. Câu hỏi được đặt ra là các doanh nghiệp Việt Nam nên bắt đầu từ đâu để đi cùng nhịp với thị trường trong nước và quốc tế.

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đã phân tích, kiến giải, luận bàn về thị trường carbon sẽ mang đến cơ hội hay thách thức gì cho các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp Việt sẽ tận dụng các cơ hội từ thị trường tài chính carbon như thế nào trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam cam kết mạnh mẽ giảm phát thải tiến tới Net zero Carbon vào năm 2050, còn thế giới đang áp dụng các luật chơi về môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phân tích, bàn luận về chủ đề “Tín chỉ Carbon – Doanh nghiệp bắt đầu từ đâu”, Th.S Thái Trần, Giám đốc công ty Tư vấn Hanam Carbon – chuyên gia đứng Top 5 tư vấn CDM trên toàn thế giới cho biết: “Tham gia vào thị trường carbon là động lực phát triển, đổi mới công nghệ phát thải thấp, hướng đến nền kinh tế trung hòa carbon. Các doanh nghiệp, tổ chức và quốc gia tham gia vào thị trường carbon nhận được lợi ích hai chiều: thực hiện giảm lượng khí nhà kính, góp phần phát triển bền vững, đồng thời được công nhận bằng tín chỉ carbon, thúc đẩy nền kinh tế. Các doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ việc bán tín chỉ carbon và xây dựng hình ảnh thương hiệu trong mắt người tiêu dùng. Việc tiếp cận nguồn Tài chính Xanh để hiện thực hóa thị trường chính là cơ hội mà các bên cần nắm bắt”.

Th.S Thái Trần, Giám đốc công ty Tư vấn Hanam Carbon phát biểu tại sự kiện

Th.S Thái Trần, Giám đốc công ty Tư vấn Hanam Carbon phát biểu tại sự kiện

Mặc dù thị trường tín chỉ carbon được đánh giá là có tiềm năng nhưng vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề và thách thức. Cụ thể, các doanh nghiệp Việt Nam có thể phải chịu thêm nhiều tỷ đô la tiền thuế phát thải Carbon khi xuất sang thị trường châu Âu do ảnh hưởng bởi cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon. Việt Nam cần đưa ra nhiều giải pháp để tháo gỡ những “nút thắt” trên, từ dó có thể tận dụng tối đa cơ hội phát triển từ thị trường này.

Chuyển dịch theo hướng kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu

Kinh tế tuần hoàn (KTTH) đang được xem là xu thế tất yếu của thời đại, là cuộc cách mạng công nghiệp xanh của thế kỷ XXI. Tuy nhiên, các chuyên gia đều thừa nhận việc triển khai trong thực tế ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt trong bối cảnh cần phải thay đổi tư duy, nâng cao nhận thức và trách nhiệm, điều chỉnh về chiến lược, nguồn lực tài chính, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thể chế hóa các chính sách, công cụ pháp lý để hỗ trợ chuyển đổi nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

Để hội nhập sâu rộng hơn nữa vào “sân chơi” quốc tế, từ đó nâng cao thương hiệu và vị thế của các doanh nghiệp Việt nói riêng và hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nói chung cần phải bắt đầu từ đâu trong lộ trình này. Ông Mã Thanh Danh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Kido – Chủ tịch HĐQT Công ty Tư vấn quốc tế CIB  chia sẻ: “Kinh tế tuần hoàn là xu hướng, là theo trend, là tất yếu. Hướng tới phát triển bền vững, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa không đủ nguồn lực thì nên bắt đầu từ đâu, bắt đầu như thế nào và làm thế nào để thành công? Theo tôi nên bắt đầu từ lãnh đạo, nhà lãnh đạo phải thay đổi quan điểm, dù doanh nghiệp nhỏ nhưng phải nghĩ đến môi trường, nghĩ về marketing, về trách nhiệm xã hội. Suy nghĩ về thu hút khách hàng có trách nhiệm, xây dựng văn hóa cùng nhau nghĩ về môi trường, tạo cho doanh nghiệp có bản sắc, chúng ta nên làm vì hiệu quả sẽ đến từ văn hóa doanh nghiệp.”

“Trong một sân chơi hướng về nền KTTH, về tín chỉ carbon, những doanh nghiệp khi cần sản phẩm của mình, trước đây họ thường đòi hỏi ISO, còn bây giờ họ sẽ cần tìm doanh nghiệp trong chuỗi liên kết thực hiện KTTH, đầu vào cũng phải KTTH, thì mới có thể thực hiện KTTH khép kín. Vòng tròn khép kín của KTTH sẽ giúp doanh nghiệp lớn, đặc biệt DN xuất khẩu sang thị trường EU Go Green hoặc Hitech thì cần KTTH để đảm bảo xuất hàng. Và cuối cùng sẽ là câu chuyện của sự thành công và thất bại về kinh tế tuần hoàn của các nước và Việt Nam.” Ông Mã Thanh Danh cho biết thêm.

Thúc đẩy thực hành ESG để nền kinh tế phát triển bền vững

Phát triển bền vững với công cụ ESG không còn là lựa chọn có hay không, mà là con đường bắt buộc phải tuân thủ để tồn tại và phát triển. ESG bền vững không phải là xu hướng nhất thời mà chính là mục tiêu cần thiết của các doanh nghiệp Việt.

Theo các diễn giả phân tích, thực hành ESG hay Net zero sẽ giúp doanh nghiệp có những lợi thế nhất định, thứ nhất là khả năng tiếp cận được những nguồn vốn với chi phí vốn thấp hơn so với doanh nghiệp bình thường. Hai là khoản đầu tư bỏ ra hôm nay thường được xem là chi phí sẽ chuyển thành doanh thu, lợi nhuận sau 5-10 năm. Ngược lại, nếu không đầu tư thì chưa tới 5 năm sau sẽ bị ảnh hưởng. Người tiêu dùng sẽ là động lực buộc doanh nghiệp phải thực hành các hành động phát triển bền vững.

Đồng tình với quan điểm này, ông Trần Nguyễn Trọng Nguyên, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Tư vấn và Thương mại Kenzen cho rằng: “Là một thành viên trong xã hội, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn là trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp. ESG đã ra đời cùng với bộ nguyên tắc đầu tư trách nhiệm (PRI) để thúc đẩy doanh nghiệp, tổ chức đầu tư phải quan tâm, thực hiện các hoạt động kinh doanh, đầu tư của mình một cách có trách nhiệm với xã hội. Thúc đẩy thực hiện ESG sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư, giảm rủi ro mà các tác động môi trường, xã hội, quản trị gây ra. Thúc đẩy thực hiện ESG là nhằm hướng tới đạt được mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), góp phần hiện thực hóa xã hội không carbon (Net Zero).”

Ông Trần Nguyễn Trọng Nguyên, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Tư vấn và Thương mại Kenzen cho rằng, thúc đẩy thực hiện ESG sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư

Ông Trần Nguyễn Trọng Nguyên, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Tư vấn và Thương mại Kenzen cho rằng, thúc đẩy thực hiện ESG sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư

ESG (môi trường - xã hội - quản trị) nổi lên như một công cụ để doanh nghiệp hướng đến bền vững và sau đó đạt được mục tiêu net zero. Doanh nghiệp Việt không thực hành tốt ESG hoặc không sớm triển khai thì 3-5 năm tới sẽ bỏ qua rất nhiều cơ hội. Doanh nghiệp thực hiện tốt ESG sẽ góp phần đạt được mục tiêu SDGs, qua đó cải thiện hình ảnh, nâng cao giá trị thương hiệu, thu hút đầu tư.

ESG, tài chính xanh và tín chỉ carbon để hướng tới Netzero

Trong khuôn khổ hội thảo, một tọa đàm trao đổi và thảo luận giữa các chuyên gia và doanh nghiệp đã diễ ra và làm nóng hội trường khi vấn đề về ESG, tài chính xanh, những bước tiến và phương pháp hiệu quả để đạt được tín chỉ carbon và thúc đẩy sự phát triển bền vững với mục tiêu Net Zero carbon được mổ xẻ nhiều.

Những nội dung về “nút thắt” của thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam cần phải tháo gỡ ra sao để có thể tận dụng tối đa cơ hội phát triển từ thị trường này cũng được các chuyên gia thẳng thắn đề cập. Tọa đàm cũng chỉ ra hành trình xây dựng một tương lai bền vững và không carbon cho Việt Nam.

Ngoài ra các chuyên gia cũng nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc xây dựng chuỗi cung ứng KTTH khép kín và phát triển thị trường tài chính carbon. Thành công của kinh tế tuần hoàn và các doanh nghiệp cũng như của Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi này đều phụ thuộc vào khả năng thích nghi và áp dụng các giải pháp phù hợp.

Năm 2050, Net Zero trở thành mục tiêu chung và Việt Nam không nằm ngoài nỗ lực đó. Cùng với doanh nghiệp toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực tìm kiếm những giải pháp sáng tạo để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và đồng thời tạo ra giá trị kinh tế.

Cuộc đua Net Zero không chỉ là một thách thức, mà còn là cơ hội để doanh nghiệp thể hiện cam kết của mình đối với sự phát triển bền vững và hòa nhập vào xu hướng toàn cầu của môi trường kinh doanh xanh.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Câu lạc bộ Doanh nhân trẻ huyện Hậu Lộc được thành lập với mục tiêu hỗ trợ doanh nhân trẻ, doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm đẩy mạnh công tác liên kết các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng bá, giới thiệu các sản phẩm trên địa bàn huyện Hậu Lộc;
25 phút
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Không chỉ khó khăn trong việc vay vốn, nhiều doanh nghiệp còn bị đọng vốn do vướng mắc về chính sách. Vì vậy, giải quyết vấn đề vốn cần nhìn rộng hơn là làm sao cho doanh nghiệp thuận lợi hơn trong hoạt động.
1 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chủ tịch EuroCham Dominik Meichle, cho biết Chỉ số niềm tin kinh doanh của EuroCham tại Việt Nam đã báo hiệu niềm tin mạnh mẽ vào nền kinh tế Việt Nam. Xu hướng tích cực này nhấn mạnh quan điểm của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu về Việt Nam là một thị trường năng động với triển vọng tăng trưởng tuyệt vời.
4 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nhân viên ngày nay cũng như những đứa trẻ trong gia đình, họ thích được đối thoại và được ghi nhận thay vì chịu áp đặt. Do đó, sự cởi mở của lãnh đạo sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn trong mối quan hệ công việc.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội nghị Chiến lược phát triển Kinh tế tư nhân 2024 & Triển lãm XTTM và Đầu tư Doanh nhân trẻ Việt Nam, sắp diễn ra tại Quảng Ninh, với mục tiêu thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại nội khối trong cộng đồng doanh nhân trẻ tại các địa phương, tăng cường đối thoại chính sách hỗ trợ doanh nghiệp...
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thực hiện chương trình Công tác Hội và phong trào Doanh nhân trẻ Hà Tĩnh năm 2024, ngày 5/4, Thường trực Hội Doanh nhân trẻ Hà Tĩnh đã đến thăm hỏi hoạt động Hội viên doanh nghiệp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa các doanh nghiệp hội viên và Hội Doanh nhân trẻ Hà Tĩnh.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chiều 4/4, tại tỉnh Lào Cai, đoàn Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, đã có buổi làm việc về công tác xây dựng và phát triển tổ chức Hội Doanh nhân trẻ Lào Cai.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) yêu cầu các doanh nghiệp phải có trách nhiệm tái chế với sản phẩm của mình nhưng cần hài hòa để doanh nghiệp không gia tăng gánh nặng chi phí.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Group S đã ký kết biên bản ghi nhớ với Incheon Baek Hospital, BLS Clinic, và Ilmi Dental Clinic, đánh dấu bước tiến mới trong lĩnh vực Du lịch y tế.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã ký Hợp đồng nhập chuyến tàu LNG đầu tiên của năm 2024 với nhà sản xuất QatarEnergy LNG. Khoảng gần 70.000 tấn LNG dự kiến sẽ được giao cho PV GAS tại Kho cảng LNG Thị Vải vào trung tuần tháng 4, nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong mùa khô 2024.  
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 2/4, tại Văn phòng Công ty cổ phần công nghiệp Weldcom (Long Biên, Hà Nội), hơn 50 doanh nghiệp là hội viên Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HanoiBA) và các khách mời đã tham dự lễ ra mắt "Nhà Long Biên”.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sự kiện do Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Ninh, Câu lạc bộ Xúc tiến thương mại và Đầu tư Doanh nhân trẻ Việt Nam, Viện Quản trị Chính sách và Chiến lược phát triển (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) đồng tổ chức, diễn ra trong 2 ngày (14-15/4) tại Quảng Ninh.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Quý 1/2024, cổ phiếu Tesla trở thành kẻ “bại trận” nặng nề nhất trên bảng S&P 500. Lo ngại thời gian sắp tới sẽ vẫn còn tệ hơn nữa cho hãng xe điện của Elon Musk.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 2/4, Liên đoàn Xe đạp – Mô tô TP.HCM đã tổ chức chương trình thiện nguyện tại thành phố Điện Biên Phủ, tặng quà cho học sinh và vận động viên địa phương.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 01/4/2024, một tài khoản cá nhân đăng tải thông tin liên quan đến việc Chủ tịch HĐQT Sacombank – ông Dương Công Minh bị cấm xuất cảnh vì có liên quan đến một vụ án kinh tế đang được xét xử trong thời gian gần đây
6 ngày
Xem thêm