Thứ tư, 08/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Bắt 'đúng bệnh', các dự án yếu kém nhanh chóng hồi sinh chuyển biến tích cực

Hồng Gấm
- 13:55, 05/04/2022

(DNTO) - Nhờ việc xử lý tích cực và xử lý có hiệu quả trong việc vạch ra các đường hướng cũng như giải pháp để xử lý các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả, đã tạo ra "sức sống mới", nguồn lực mới, động lực mới để hồi sinh các dự án, đóng góp tích cực cho thị trường và nền kinh tế

Bắt mạch và xử lý đúng lỗ hổng đang tồn tại của các dự án, giúp các dự án chuyển mình tạo ra sản phẩm về mặt kinh tế. Ảnh: TL.

Bắt mạch và xử lý đúng lỗ hổng đang tồn tại của các dự án, giúp các dự án chuyển mình tạo ra sản phẩm về mặt kinh tế. Ảnh: TL.

Vực dậy nhiều dự án từ "danh sách đen"

Kế thừa kết quả của nhiệm kỳ trước, đặc biệt từ năm 2021, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, một số dự án trì trệ đã có bước chuyển biến tích cực, nhiều dự án đã hoạt động và kinh doanh có lợi nhuận.

Tiêu biểu là nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 sau 11 năm "đóng băng" đã tổ chức đốt lửa lần đầu tổ máy số 1 ngày 23/3 vừa qua, hướng tới mục tiêu hòa lưới điện vào ngày 30/4 và đốt than lần đầu tổ máy 1 vào ngày 16/6 tới đây, hay như doanh nghiệp là DAP-1 Hải Phòng thuộc Tập đoàn Hóa chất đã cơ bản không còn vướng mắc về cơ chế, khắc phục các tồn tại yếu kém, sản xuất kinh doanh có lãi...

Phát biểu tại Tọa đàm "Xử lý các dự án yếu kém: Bài học kinh nghiệm và hướng đi tiếp theo", sáng 5/4, ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, từ chỗ những dự án "đắp chiếu chết", không còn khả năng khắc phục vì các lý do như sản phẩm đưa ra không còn thị trường, không cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu thì xử lý tài chính, cơ cấu vốn, giải pháp cuối cùng là phá sản... 

Đến nay, các dự án đã không còn vướng mắc về cơ chế chính sách. Đây là một quá trình dài trong việc xử lý cao độ và có những tranh luận, thảo luận. Đây cũng là cơ sở để đưa các dự án ra khỏi diện theo dõi của Ban Chỉ đạo.

"Nhờ bắt "đúng bệnh” để đưa ra “phương thuốc” khả thi và phù hợp nhất, sau hơn 3 năm triển khai Đề án xử lý các tồn tại yếu kém của một số dự án, Ban chỉ đạo đã thống nhất đưa 5 dự án ra khỏi "danh sách đen", tạo sự chủ động cho doanh nghiệp hoạt động", ông Hùng thông tin. 

Đồng quan điểm, đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu rõ, có những dự án yếu kém đã hồi sinh, tạo ra sản phẩm về mặt kinh tế. Với việc xử lý các dự án lần này, ông Hiếu đánh giá cao 2 điểm, đó là xử lý tích cực và xử lý có kết quả.

"Vấn đề quan trọng là đưa ra các kịch bản và so sánh, phân tích để lựa chọn các phương án phù hợp với hiện trạng trong bối cảnh mới, để có thể đưa sản phẩm của các doanh nghiệp, dự án này đến với không chỉ thị trường trong nước mà cả quốc tế", ông Hiếu nhận định.

Đồng thời, ông Hiếu cho rằng, song song với thay đổi tư duy trong “trục vớt” những dự án yếu kém, việc xây dựng và thực thi các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng cần được triển khai mạnh mẽ và cụ thể hơn.

"Đây là điểm mấu chốt, bởi nếu tiếp tục vận hành theo mô hình của một doanh nghiệp nhà nước và quá trình xử lý luôn phải hỏi ý kiến các bộ, ngành nhiều vòng như hiện nay thì không bao giờ thoát ra được", ông Hiếu nhìn nhận.

Phải có cơ chế đặc biệt, đột phá 

Phải có cơ chế đặc biệt, giải pháp đột phá, trong đó cần phát huy tính chủ động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, tự chịu trách nhiệm của những người được giao trọng trách. Ảnh: TL.

Phải có cơ chế đặc biệt, giải pháp đột phá, trong đó cần phát huy tính chủ động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, tự chịu trách nhiệm của những người được giao trọng trách. Ảnh: TL.

Đưa ra bức tranh tổng thể về quá trình xử lý 12 dự án yếu kém, ông Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, những khó khăn của các dự án cũng rất đa dạng như tổng mức đầu tư tăng lên, rồi chi phí vay vốn cao. Cũng có những vấn đề của thị trường là vấn đề ở dự án phân bón và nhiên liệu sinh học. Có những dự án vướng ở vấn đề liên quan đến tranh chấp hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

"Hiện nay, một số dự án đã có khởi sắc thực sự. Như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu, vì thời gian kéo dài lâu cho nên ta phải tìm cách xử lý dứt điểm, không để kéo dài từ ngày này sang tháng khác. Kết quả tích cực bước đầu như vừa qua có sự chỉ đạo rất quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ", ông An khẳng định.

Trước câu hỏi làm sao để xử lý các dự án với mức thiệt hại thấp nhất cho Nhà nước, đem lại hiệu quả tốt nhất có thể, ông Phan Đức Hiếu cho rằng, đôi khi phải tính đến những phương án như phá sản, thu hồi tài sản, thậm chí tính đến cả phương án cơ cấu lại sản phẩm phù hợp, phục hồi đúng sản phẩm ban đầu nếu không có thị trường. 

"Ngay cả sau khi chúng ta khôi phục ở một giai đoạn nhất định thì chúng ta có thể tạo điều kiện thoái vốn hoàn toàn ra khỏi các dự án. Tôi đánh giá và nhất trí rất cao cách tiếp cận tối ưu hóa lợi ích theo cả chiều xuôi và chiều ngược, tính đến từng lợi ích cụ thể, giao trách nhiệm cho từng bên có liên quan", ông Hiếu nói.

Ngoài ra, theo các chuyên gia kinh tế, muốn “trong đống tro tàn, có con đại bàng bay lên” như mục tiêu ban đầu của dự án, dứt khoát phải có cơ chế đặc biệt, giải pháp đột phá, trong đó cần phát huy tính chủ động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, tự chịu trách nhiệm của những người được giao trọng trách.

"Đây là lúc phải hạ quyết tâm cao nhất, có phương án mới, cách làm mới chi tiết, cụ thể. Đối với các dự án không thể cứu vãn, cần dũng cảm cho phá sản theo nguyên tắc thị trường để có cơ hội hồi sinh, đó là quy luật tất yếu của cuộc sống", TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), nhấn mạnh.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Nền kinh tế châu Âu cho thấy dấu hiệu triển vọng tích cực, với mức tăng trưởng 0,3% trong quý 1/2024, lạm phát và vấn đề năng lượng có phần thuyên giảm.
8 giờ
Thời sự - Chính trị
Các mặt hàng Việt Nam bị điều tra phòng vệ thương mại đa dạng, từ mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, như tủ gỗ, tôm, cá tra-basa…, đến các mặt hàng có kim ngạch nhỏ hơn như đệm mút, máy cắt cỏ, mật ong...
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Việc duy trì ổn định lưới điện vẫn là yêu cầu quan trọng hàng đầu, vì vậy, theo chuyên gia, quy định “giá 0 đồng” hay “không mua bán điện mặt trời” là cách tiếp cận thận trọng.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang tìm kiếm một tiêu chuẩn chung cho chính sách bảo vệ môi trường để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, liên quan đến vụ án Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, đến nay cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố và bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với kỳ họp vào tháng trước.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
70 năm đã trôi qua càng cho ta thấy chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là thiên sử vàng, là mốc son tô thắm lịch sử hào hùng của dân tộc ta, mà còn là một kỳ tích lịch sử mang tầm vóc thời đại.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tăng cường quản lý giá, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng thời điểm, đồng thời yêu cầu xử nghiêm vi phạm về thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường truyền thống và chiếm tỷ trọng hơn 40% hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn thách thức mới, tạo ra những rào cản mới với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. 
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), sáng 26/4, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh (MAUR) đã tổ chức chạy thử nghiệm tự động đoàn tàu tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
49 năm đã trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, ngày của một thiên sử vàng chói lọi – ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, cả giang sơn Việt Nam vĩnh viễn thu về một mối.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
38 nghìn tỷ đô la mỗi năm - là cái giá mà nền kinh tế thế giới phải trả dưới tác động của biến đổi khí hậu, tính đến 2049.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Giá tín chỉ carbon ở các quốc gia dao động rất lớn tùy thuộc vào chất lượng dự án. Có quốc gia bán chỉ 1 USD/tấn carbon nhưng có nơi bán giá cao gấp hàng trăm lần như thế.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Dù xuất nhập khẩu đã có mức phục hồi ấn tượng trong quý đầu năm, nhưng kinh tế thế giới biến động khó lường, Việt Nam cần theo dõi sát sao thị trường để có thích ứng phù hợp. 
2 tuần
Xem thêm