Thứ hai, 06/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Xe hàng chôn chân ở cửa khẩu Lạng Sơn: Doanh nghiệp bất lực nhìn tiền bốc hơi

VTC
- 09:30, 21/12/2021

(DNTO) - Không chỉ lái xe khổ sở về điều kiện sinh hoạt, mà doanh nghiệp còn gánh thiệt hại kinh tế rất lớn khi xe hàng mắc kẹt nhiều ngày tại các cửa khẩu Lạng Sơn.

Những tháng ngày phải đằng đẵng ăn trực nằm chờ tại khu vực cửa khẩu, chờ xe được thông quan dịp cuối năm 2021 có lẽ sẽ là những ngày đáng quên nhất với cánh lái xe và doanh nghiệp vận tải.

Trong khi các tài xế chịu khổ về điều kiện ăn ở thì chi phí tốn kém phần lớn lại đổ lên đầu các doanh nghiệp vận tải.

“Mỗi ngày tốn khoảng 1,8 -2 triệu đồng mỗi xe. Có bao nhiêu xe thì tắc hết ở cửa khẩu.Quá đau đầu!”, ông Nguyễn Văn Hoàn - Giám đốc công ty TNHH thương mại vận tải Tâm An Thịnh cho biết.

Xe xếp hàng dày đặc trong các bãi tạm ở khu vực gần cửa khẩu.

Xe xếp hàng dày đặc trong các bãi tạm ở khu vực gần cửa khẩu.

Ông Hoàn chia sẻ, chi phí 1,8 - 2 triệu đồng/ngày cho môi xe bao gồm: tiền ăn của lái xe, tiền dầu chạy lạnh, tiền bến bãi. Toàn bộ số chi phí này là do công ty chi trả. Tính theo đầu xe, doanh nghiệp này có thể thiệt hại đến cả gần trăm triệu đồng mỗi ngày vì tắc biên.

 “Chúng tôi vừa được trả về một xe sau hơn 20 ngày ròng rã chờ đợi. Còn một xe thì đã chờ 18 ngày rồi mà vẫn chưa biết ngày về”, ông Toàn chua chát.

Công ty này từ lúc tắc biên đến giờ mới trả được hai xe hàng sang phía Trung Quốc. Nhưng cũng vì đợi lâu mà hàng hoá cũng bị hỏng, khách mua lấy lý đó để chưa thanh toán tiền cước. “Tiền cước của 2 xe hàng là 260 triệu đồng. Bây giờ cũng chưa được thanh toán một đồng nào vì hàng hỏng”, vị Giám đốc nói.

Ở những doanh nghiệp quy mô vài chục xe như công ty của ông Hoàn, tính ra cứ 1 tháng mới sang được một xe, vì nằm quá lâu tại cửa khẩu, các loại chi phí đội lên từng ngày nên khi xe về chắc chắn là âm tiền.

Chủ một doanh nghiệp vận tải khác có trụ sở tại Ninh Bình thì cho biết, doanh nghiệp này đã buộc phải đổ bỏ đi một xe mít trị giá hàng tỷ đồng vì thối hỏng. “Chủ hàng mất cả tỷ tiền hàng, đơn vị vận tải chúng tôi cũng khó lòng mà đòi được chi trả tiền cước”, vị này ngán ngẩm.

Các doanh nghiệp vận tải tham gia vào hoạt động vận chuyển hàng hoá xuất khẩu sang Trung Quốc hiện đang lâm vào thực trạng bất lực trước sự nhập hàng nhỏ giọt từ phía Trung Quốc. Hơn lúc nào hết, họ đang mong mỏi sự vào cuộc của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Trong khi đó, giới tài xế thì khốn khổ vì điều kiện sinh hoạt khó khăn. Đã là ngày thứ 22, anh Hiến (quê Ninh Bình) mắc kẹt tại khu cửa khẩu Hữu Nghị để chờ thông quan chuyến hàng cuối cùng của năm. Chờ mất cả chục ngày xe của anh mới đến được điểm thông quan. Đội “lái bo” sẽ lái xe sang Trung Quốc, anh ở lại bãi xe chờ mất hàng chục ngày để phía Trung Quốc nhận hàng, dỡ hàng sau đó trả xe.

Bữa cơm tuềnh toàng dưới gầm xe của các tài xế. (Ảnh nhân vật cung cấp).

Bữa cơm tuềnh toàng dưới gầm xe của các tài xế. (Ảnh nhân vật cung cấp).

Xe tôi sang Trung Quốc từ 2/12. Nhưng đến 17/12 rồi mà xe vẫn chưa về. Ngày nào cũng xem danh sách xe được phía Trung Quốc trả về nhưng mãi chưa thấy xe mình đâu”, anh Hiến chia sẻ.

Tiền ăn đắt hơn ở khu du lịch, tiền nhà nghỉ cũng tốn đến 400.000 đồng mỗi đêm. “Ở trên này thứ gì cũng đắt đỏ. Có nhiều người tranh thủ chuộc lợi, bán cái gì cũng đắt. Suất cơm bình dân thôi cũng 50.000 đồng. Còn muốn ăn ngon một chút thì sẵn sàng tốn 300.000 - 400.000 đồng/bữa ngay", anh Hiến nói.

Cùng cảnh ngộ với anh Hiến, anh Đoàn Hồng Giang, 32 tuổi chia sẻ, thời tiết ở vùng cửa khẩu cũng quá khắc nghiệt: “Đêm xuống thì lạnh dưới 10 độ C, ban ngày thì nắng nóng, khói bụi vì bãi đỗ xe không một bóng cây, bãi đất mới san nên rất bụi. Ai không đủ sức khỏe thì không trụ nổi vài ngày”, anh Giang nói.

Ban ngày nóng quá, nhiều tài xế phải trèo lên xe nổ máy, bật điều hoà vì không chịu được. Còn một số tài xế khác chọn cách mắc võng dưới gầm xe để tiết kiệm chi phí. Bởi cứ mỗi phút máy nổ là mỗi phút “đốt tiền” xăng dầu.

“Lúc xe chưa thông quan thì chúng tôi ăn ngủ ngay trên xe. Khi xe sang được Trung Quốc rồi thì phải thuê khách sạn khu biệt, vừa là để ở cũng là để cách ly luôn. Nhưng khách sạn ở đây đắt lắm. 400.000 đồng/đêm. Vạn bất đắc dĩ thì mới phải ở thôi chứ lúc còn ăn ngủ trên xe, chúng tôi vài ngày không tắm cũng chẳng sao”, một lái xe khác chia sẻ.

Những xe chở hàng hiện đang ùn ứ tại khu vực cửa khẩu hầu hết đều là hàng nông sản như sầu riêng, mít, xoài… Nếu phải chờ quá lâu, nhưng hoa quả này có thể chín hỏng, dẫn đến việc không giao được hàng.

“Lái xe chúng tôi hiểu hàng hóa của mình lắm chứ. Nhiều lúc biết hàng hỏng quá 60% rồi nhưng vẫn phải ăn trực nằm chờ, xếp hàng chờ thông quan thôi chứ cũng không biết làm thế nào. Rồi hàng hoá bên nước bạn có nhận hay không thì đó lại là việc khác”, lái xe này chia sẻ.

Mít chín thơm lừng chong lúc xếp hàng đợi thông quan. Biết chẳng thế chờ đến lúc đưa được hàng sang bên kia biên giới, lái xe được lệnh đổ đống mít bán vội để gỡ gạc lại tiền cước.

Mít chín thơm lừng chong lúc xếp hàng đợi thông quan. Biết chẳng thế chờ đến lúc đưa được hàng sang bên kia biên giới, lái xe được lệnh đổ đống mít bán vội để gỡ gạc lại tiền cước.

Mít chín thơm lừng chong lúc xếp hàng đợi thông quan. Biết chẳng thế chờ đến lúc đưa được hàng sang bên kia biên giới, lái xe được lệnh đổ đống mít bán vội để gỡ gạc lại tiền cước.

Chiều 20/12, ông Hồ Tiến Thiệu - Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, hiện còn 4.598 xe chờ thông quan tại các cửa khẩu. Chỉ duy nhất cửa khẩu Hữu Nghị thông quan hàng hóa, còn cửa khẩu Tân Thanh tạm dừng từ 18/12, cửa khẩu Chi Ma dừng từ 8/12. 

Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn cho biết với lượng hàng hóa rất lớn như hiện nay, việc thông quan thời gian ngắn rất khó khăn, cần giải pháp phối hợp hai bên mới có thể giải quyết tình trạng ùn ứ để tránh thiệt hại.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Việc duy trì ổn định lưới điện vẫn là yêu cầu quan trọng hàng đầu, vì vậy, theo chuyên gia, quy định “giá 0 đồng” hay “không mua bán điện mặt trời” là cách tiếp cận thận trọng.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang tìm kiếm một tiêu chuẩn chung cho chính sách bảo vệ môi trường để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, liên quan đến vụ án Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, đến nay cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố và bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với kỳ họp vào tháng trước.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
70 năm đã trôi qua càng cho ta thấy chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là thiên sử vàng, là mốc son tô thắm lịch sử hào hùng của dân tộc ta, mà còn là một kỳ tích lịch sử mang tầm vóc thời đại.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tăng cường quản lý giá, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng thời điểm, đồng thời yêu cầu xử nghiêm vi phạm về thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường truyền thống và chiếm tỷ trọng hơn 40% hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn thách thức mới, tạo ra những rào cản mới với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. 
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), sáng 26/4, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh (MAUR) đã tổ chức chạy thử nghiệm tự động đoàn tàu tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
49 năm đã trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, ngày của một thiên sử vàng chói lọi – ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, cả giang sơn Việt Nam vĩnh viễn thu về một mối.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
38 nghìn tỷ đô la mỗi năm - là cái giá mà nền kinh tế thế giới phải trả dưới tác động của biến đổi khí hậu, tính đến 2049.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Giá tín chỉ carbon ở các quốc gia dao động rất lớn tùy thuộc vào chất lượng dự án. Có quốc gia bán chỉ 1 USD/tấn carbon nhưng có nơi bán giá cao gấp hàng trăm lần như thế.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Dù xuất nhập khẩu đã có mức phục hồi ấn tượng trong quý đầu năm, nhưng kinh tế thế giới biến động khó lường, Việt Nam cần theo dõi sát sao thị trường để có thích ứng phù hợp. 
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Kể từ năm 2015, toàn bộ ngành công nghiệp xe đạp Đài Loan đã bắt đầu đánh cược với làn sóng xe đạp điện. Loại sản phẩm này được dự đoán sẽ có doanh số ngang ngửa xe đạp thông thường vào năm 2027.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết tăng tưởng xanh là xu thế tất yếu giống như toàn cầu hóa để giữ tăng trưởng kinh tế ổn định chứ không phải chạy theo cuộc chơi của các nước lớn.
3 tuần
Xem thêm