Thứ ba, 08/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Xây dựng đồng bộ thể chế phát triển của đất nước

GS.TS Vũ Văn Hiền
- 10:11, 07/10/2022

(DNTO) - Vấn đề xây dựng đồng bộ thể chế phát triển của đất nước luôn được Đảng ta quan tâm và xác định là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, vừa cơ bản lâu dài, vừa bức thiết trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Vấn đề xây dựng đồng bộ thể chế phát triển của đất nước luôn được Đảng ta quan tâm và xác định là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, vừa cơ bản lâu dài. Ảnh minh họa

Vấn đề xây dựng đồng bộ thể chế phát triển của đất nước luôn được Đảng ta quan tâm và xác định là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, vừa cơ bản lâu dài. Ảnh minh họa

1. Báo cáo chính trị Đại hội XIII của Đảng xác định “Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh”[1].

Việc xây dựng đồng bộ thể chế phát triển bao gồm nội dung chính yếu: Về kinh tế, thống nhất và nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xác định rõ đây là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế. Về văn hóa, xã hội, xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách về giáo dục đào tạo; khoa học công nghệ; văn hóa, xã hội; quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

Về quốc phòng, an ninh, đối ngoại đổi mới cơ chế chính sách để tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc; đổi mới cơ chế, chính sách để triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; Về xây dựng Nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm sự vận hành hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng.

2. Nhìn lại 36 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đại hội XIII của Đảng đã xác định “đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay...”[2].

Tạo được những thành tựu toàn diện và nổi bật đó, một yếu tố rất quan trọng là chúng ta đã từng bước xây dựng đồng bộ thể chế phát triển đất nước. Cụ thể là: (1) Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách ngày càng hoàn thiện phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Các yếu tố thị trường và các loại thị trường từng bước phát triển đồng bộ, gắn với thị trường khu vực và thế giới. Nhiều rào cản được dỡ bỏ, môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, khởi nghiệp sáng tạo phát triển; các loại hình doanh nghiệp hoạt động bình đẳng trước pháp luật và hoạt động hiệu quả hơn.

(2) Các chủ trương, chính sách về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ tiếp tục đổi mới phù hợp với tình hình. Chủ trương và chính sách đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được tích cực triển khai và đã thu được hiệu quả tốt đẹp. Các chủ trương, chính sách về khoa học và công nghệ đã phát huy tác dụng tích cực, khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội.

(3) Từng bước hoàn thiện đồng bộ và thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển văn hóa, xã hội, con người; chính sách xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo, phát triển thị trường lao động, hướng tới xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế. Bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho người dân. Đời sống nhân dân được chăm lo chu đáo hơn và được cải thiện rõ rệt.

(4) Hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tiếp tục được hoàn thiện và tập trung thực hiện có hiệu quả.

(5) Ban hành và thực hiện có hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật bảo đảm chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đạt nhiều thành tựu nổi bật; sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được củng cố, dân chủ xã hội chủ nghĩa tiếp tục được phát huy.

(6) Hệ thống pháp luật được hoàn thiện một bước cơ bản; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có nhiều tiến bộ, tổ chức bộ máy nhà nước tiếp tục được hoàn thiện, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn; bảo đảm thực hiện đồng bộ các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

(7) Đảng ta đã từng bước hoàn thiện phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành và lãnh đạo thực hiện một cách đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả rõ rệt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, nâng cao vị thế cầm quyền, khẳng định vai trò lãnh đạo, đường lối đúng đắn của Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng.

Nhìn lại 36 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đại hội XIII của Đảng đã xác định “đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Ảnh minh họa

Nhìn lại 36 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đại hội XIII của Đảng đã xác định “đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Ảnh minh họa

3. Việc xây dựng đồng bộ và hoàn thiện thể chế phát triển luôn dựa trên nguyên tắc kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa kiên định và đổi mới, giữa kế thừa và phát triển, trong đó bảo đảm hài hòa giữa kiên định và đổi mới là nguyên tắc quan trọng nhất. Giữa kiên định và đổi mới có quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau theo hai chiều hướng; thúc đẩy lẫn nhau và có chiều ngược lại, nếu không xử lý hài hòa thì nó sẽ hạn chế và cản trở lẫn nhau. Nếu giữ kiên định, cứng nhắc, thái quá, bảo thủ, trì trệ sẽ không thể đổi mới. Đến lượt mình, chỉ chú trọng đổi mới một cách quá đà, thiếu kiên định sẽ vấp phải sai lầm và đi theo vết xe đổ của cải tổ ở Liên Xô và Đông Âu trước đây.

Trong mối quan hệ giữa kiên định và đổi mới, kiên định là quan điểm chỉ đạo có tính nguyên tắc. Kiên định là mục tiêu, lý tưởng đã xác định. Phải xác định rõ mục tiêu, lý tưởng thì mới vững vàng trong từng đường đi, nước bước, không bị chao đảo trong những tình huống khó khăn, phức tạp, không bị cuốn theo dòng xoáy của thời cuộc. Xác định rõ hướng đi và đích đến là kiên định, còn cách đi thế nào, bằng phương tiện gì đó là sự đổi mới sáng tạo tùy thuộc vào tình hình cụ thể.

Nhận thức sâu sắc sự nguy hại và hậu quả nghiêm trọng của việc xa rời nền tảng tư tưởng, mục tiêu và định hướng của cách mạng; từ bài học thất bại do từ bỏ nguyên tắc và nền tảng tư tưởng đã dẫn tới sụp đổ mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu; từ bài học thành công của cách mạng nước ta trong những thời điểm cách mạng gặp những khó khăn thách thức; từ nguyên nhân dẫn đến và tác hại của tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay, Đảng ta xác định việc kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng là nguyên tắc thể hiện lập trường và bản lĩnh chính trị của Đảng.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là phải kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề mang tính nguyên tắc, có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động”[3].

4. Bài học quý giá nhất của việc bảo đảm hài hòa giữa kiên định và đổi mới trong quá trình xây dựng đồng bộ thể chế phát triển đất nước chính là phải kết hợp một cách nhuần nhuyễn trên cơ sở khoa học, thực tiễn sự kiên định trước sau như một nền tảng tư tưởng, mục tiêu lý tưởng của cách mạng Việt Nam, với nguyên tắc xây dựng Đảng để không ngừng đổi mới, sáng tạo.

Kiên định nhưng không cứng nhắc, bảo thủ, giáo điều dẫn đến trì trệ, ngưng đọng; đổi mới sáng tạo nhưng không được chủ quan, duy ý chí, mạo hiểm, vội vàng, dẫn đến đỗ vỡ. Kiên định một cách sáng tạo và đổi mới sáng tạo một cách kiên định là chìa khóa cho cả quá trình thực hiện công cuộc đổi mới.

Trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, kiên định là mục tiêu và hướng đi, định hướng; đổi mới sáng tạo là các bước đi cụ thể và các phương tiện tốt nhất, lựa chọn những đoạn đường ngắn nhất hướng tới đích cần đến. Các bước đi đó dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, biết nhìn trước, đón sau, “trông Bắc, trông Nam, trông cả địa cầu”, nhạy bén trước những biến động của thời cuộc, giữ vững nguyên tắc để mạnh dạn sáng tạo, kịp thời xoay chuyển tình hình với sự quyết đoán chính xác. Đó là kinh nghiệm và đó là bản lĩnh cách mạng của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo đất nước thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

 

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2021, tr. 114-115.

[2] Sđd, tr. 103-104.

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Sdd, tr. 33

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi thư tới 14 quốc gia, thông báo về mức thuế mới bắt đầu từ ngày 1/8, trừ khi đạt được các thỏa thuận thương mại với Mỹ. Trong đó, mức thấp nhất phải chịu thuế là 25% và cao nhất là 40%.
15 giờ
Thời sự - Chính trị
Washington đã chính thức lên tiếng, xác nhận sẽ áp đặt các mức thuế quan mới từ ngày 1/8, đẩy hàng loạt quốc gia vào một cuộc chạy đua ngoại giao nghẹt thở để thoát khỏi các mức phạt nặng nề.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025 - hội nghị đầu tiên sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các báo cáo cho thấy, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt mức cao nhất so với cùng kỳ trong gần 20 năm.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhiều nội dung được đề xuất bổ sung vào dự thảo Nghị định 15 sửa đổi để giải quyết ngay hạn chế, bất cập liên quan đến việc tự công bố, hậu kiểm, quảng cáo sản phẩm...
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong dòng chảy đầy biến động của kinh tế thế giới, việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận thương mại mang tính bước ngoặt là sự kiện đáng chú ý trên bình diện song phương, mà còn đến vào đúng thời điểm đất nước vừa bước vào kỷ nguyên phát triển mới, và cộng đồng doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội chưa từng có để vươn ra toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Luật Công chứng 2024, có hiệu lực từ 1/7/2025, đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong lĩnh vực công chứng tại Việt Nam. Cùng với nhiều quy định tích cực khác, quy định bắt buộc phải chụp ảnh người ký với công chứng viên khi công chứng và triển khai công chứng trực tuyến… là những thay đổi được người dân hết sức quan tâm.  
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng không chịu thuế VAT.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của ngành sản xuất trong tháng 6 đạt 49,7 điểm. Mặc dù con số này cho thấy sự cải thiện nhẹ so với mức 49,5 của tháng 5 và 49,0 của tháng 4, đây vẫn là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này nằm dưới ngưỡng 50 điểm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bước ngoặt 1/7/2025 không chỉ là dấu mốc hành chính, đó là cột mốc đánh dấu bản lĩnh chính trị, đạo đức công vụ và sự kiên định vì nhân dân của cả hệ thống.
1 tuần
Trung ương hội
Chiều 30/6, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Họp báo công bố Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025), với sự tham dự của đại diện các đơn vị chỉ đạo, phối hợp tổ chức, các chuyên gia, thành viên Ban Tổ chức, Ban Cố vấn Diễn đàn và đông đảo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sau ngày 1/7, người dân có thể đăng ký xe tại bất kỳ công an xã nào trong tỉnh. Biển số xe sẽ được cấp theo danh sách mã số của các địa phương sáp nhập, ưu tiên từ số thấp đến cao.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 30/6, tại TP.HCM, Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP.HCM đã long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, cũng như thành lập các tổ chức Đảng và chỉ định nhân sự cho các cấp chính quyền và đoàn thể mới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay (30/6), từ 8h sáng, trên cả nước sẽ đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
1 tuần
Xem thêm