Thứ sáu, 19/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

VNDirect: Nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 lên 7,7%

Thạch Hương
- 09:00, 17/09/2022

(DNTO) - Khối phân tích của VNDirect cho rằng tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt đỉnh vào quý 3/2022, sau đó hạ nhiệt trong quý 4/2022. Vì vậy VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam 2022 lên 7,7%, từ mức dự báo trước đó là 7,1% (+/- 0,3%).

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam cho quý 3/2022 lên 13,1% so với cùng kỳ (+/- 0,6%) từ mức dự báo trước đó là 11% (+/- 0,5%). Theo Khối phân tích, mức dự báo cao hơn cho quý 3/3022 là để phản ánh một số yếu tố.

Thứ nhất, chính sách kích cầu Chính phủ đã thúc đẩy sự phục hồi ấn tượng của tiêu dùng nội địa và du lịch trong những tháng gần đây. Cụ thể, chính sách giảm thuế của Chính phủ đối với các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là xăng dầu đã giúp ổn định lạm phát và củng cố niềm tin của người tiêu dùng.

Các chính sách trong gói kích cầu kinh tế đang được triển khai như giảm thuế VAT 2%, hỗ trợ tiền mặt cho người thuê nhà..., cũng góp phần kích cầu tiêu dùng trong nước. Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 7 và tháng 8 tăng trưởng cao và vượt dự báo trước đó.

Dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam từ một số tổ chức trong nước và quốc tế. Nguồn: VNDIRECT RESEARCH, TCTK, NHNN, Bộ Tài chính

Dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam từ một số tổ chức trong nước và quốc tế. Nguồn: VNDIRECT RESEARCH, TCTK, NHNN, Bộ Tài chính

Thứ hai, bất chấp những khó khăn do gián đoạn chuỗi cung ứng và tăng trưởng toàn cầu chậm lại, các số liệu kinh tế gần đây cho thấy đà tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp Việt Nam tiếp tục được cải thiện trong tháng 7 và tháng 8. Dữ liệu tháng 8 thậm chí còn tốt hơn so với kỳ vọng của VNDirect trước đó, với chỉ số IIP tăng 2,9% so với tháng trước (tăng 15,6%), và chỉ số PMI tăng lên mức 51,7 điểm từ mức 51,2 điểm của tháng trước.

Trước đó, Khối phân tích của VNDirect lo ngại rằng, tăng trưởng (theo tháng) của sản xuất công nghiệp và xuất khẩu có thể chậm lại trong quý 3/2022, do nhu cầu tại các nước phát triển suy yếu trong bối cảnh lạm phát cao. Động lực cho sự tăng trưởng mạnh hơn dự kiến là do nhu cầu trong nước phục hồi vững chắc giúp gia tăng nhiều đơn đặt hàng mới.

Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều đơn hàng sản xuất dịch chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam, được thúc đẩy bởi sự bất ổn ở thời gian qua của nền kinh tế Trung Quốc do chính sách Zero COVID, cũng như tình trạng hạn hán và thiếu điện tại khu vực Tây Nam Trung Quốc.

"Chúng tôi cho rằng tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt đỉnh vào quý 3/2022, sau đó hạ nhiệt trong quý 4/2022 (dự báo tăng trưởng GDP cho quý 4/2022 trong khoảng 5-6% so với cùng kỳ). Vì vậy, chúng tôi nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2022 lên 7,7% (+/- 0,3 điểm %), từ mức dự báo trước đó là 7,1% (+/- 0,3%), chủ yếu để phản ánh dự báo cao hơn cho quý 3/2022", Khối phân tích nêu dự báo.

Các dự báo vĩ mô chính trong năm 2022-23. Nguồn: VNDIRECT RESEARCH, TCTK, NHNN, Bộ Tài chính

Các dự báo vĩ mô chính trong năm 2022-23. Nguồn: VNDIRECT RESEARCH, TCTK, NHNN, Bộ Tài chính

Ngoài ra, VNDirect cũng duy trì dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 ở mức 6,9% so với cùng kỳ. Theo họ, triển vọng tăng trưởng thấp hơn là do các đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Mỹ và châu Âu tăng trưởng kinh tế chậm lại, có thể làm giảm triển vọng xuất khẩu của Việt Nam; thứ hai, lạm phát cao hơn có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi của tiêu dùng trong nước; và lãi suất tăng làm tăng chi phí và ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp.

"Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố hỗ trợ cho tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023 như nguồn vốn đầu tư công dồi dào, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vững chắc và lượng khách du lịch quốc tế trên đà phục hồi mạnh mẽ", Khối phân tích nhận định.

Kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với những rủi ro từ bên ngoài và trong nước những tháng tới

Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích của VNDirect, nền kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với những rủi ro từ bên ngoài và trong nước trong những tháng tới, bao gồm Fed và Ngân hàng Trung ương châu Âu tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt để kiểm soát lạm phát. Điều này sẽ đẩy lãi suất lên cao hơn trong tương lai, kéo theo nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, thị trường việc làm thắt chặt và tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Mỹ và châu Âu.

Nhu cầu tiêu dùng thấp hơn tại Mỹ và châu Âu sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam sang hai thị trường này (chiếm gần một nửa tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam năm 2021) những quý tới đây.

Bên cạnh đó, chính sách Zero COVID và những bất ổn gia tăng của nền kinh tế Trung Quốc. Nhiệt độ cao kỷ lục và hạn hán nghiêm trọng ở tây nam Trung Quốc đã làm tê liệt hoạt động sản xuất thủy điện và khiến nhiều nhà máy ở khu vực đó phải đóng cửa. Đây là đòn giáng mới nhất vào nền kinh tế Trung Quốc, vốn đã chứng kiến chi tiêu tiêu dùng tăng chậm và thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn. Kinh tế Trung Quốc giảm tốc sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này...

Thứ nữa, đồng USD tăng mạnh gây áp lực lớn lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam. Để ổn định tỷ giá, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải can thiệp vào thị trường vàbán ra một lượng lớn dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, nếu đồng USD tiếp tục mạnh lên, NHNN sẽ có ít nguồn lực hơn để can thiệp do dự trữ ngoại hối đã mỏng hơn trước. Trong trường hợp xấu hơn, NHNN có thể phải tính đến việc tăng lãi suất điều hành, từ đó làm tăng chi phí kinh doanh và ảnh hưởng tiêu cực tới đà phục hồi kinh tế.

Rủi ro lạm phát vẫn hiện hữu do xung đột Nga-Ukraine nguy cơ kéo dài và gây ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Lạm phát cao hơn dự kiến có thể cản trở tăng trưởng kinh tế và khiến chính sách tiền tệ có thể thắt chặt hơn. NHNN có ít dư địa hơn để duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Nhắc đến Đài Loan, người ta thường nhớ đến TSMC, gã khổng lồ trong ngành công nghệ, nhưng thú vị thay, ngành sản xuất xe đạp lại đang đóng vai trò trụ cột kinh tế lớn thứ hai của đảo quốc này.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chỉ số VN-Index mất gần 20 điểm, thanh khoản sụt giảm rõ rệt. Diễn biến thị trường đang lộ rõ sự đuối sức của dòng tiền trong bối cảnh tỷ giá không ngừng tăng cao.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Xăng RON95 tăng giá tới 416 đồng/lít trong kì điều hành hôm nay. Các loại xăng dầu khác tăng giảm đan xen.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Đó là nhận định của Giám đốc Dragon Capital, đồng thời khó khăn hiện tại của thị trường lại là cơ hội tốt cho nhà đầu tư chứng khoán, việc tăng tiền mặt tranh thủ tìm cơ hội hấp dẫn khi thị trường rơi vào điều chỉnh là điều được chuyên gia khuyến khích.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Các ngân hàng lớn tiếp tục đưa giá USD lên kịch trần cho phép cũng như vượt xa mức giá bán tham khảo tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Theo chuyên gia, NHNN có thể sẽ phải can thiệp bằng việc bán kỳ hạn hoặc bán thẳng dự trữ ngoại hối để ổn định tỷ giá.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngày 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng để nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. NHNN đề nghị Bộ Công an, Bộ Tài chính phối hợp, hỗ trợ công tác đấu thầu vàng.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng vượt dự kiến ​​trong quý đầu 2024, giúp các quan chức trong nước thở phào. Quốc gia này đang cố gắng thúc đẩy tăng trưởng trong khi phải chống chọi với việc ngành bất động sản èo uột và nợ nần địa phương ngày càng tăng.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
VN-Index mất gần 60 điểm chỉ trong phiên chiều. Cả bảng điện tử đỏ rực khi có tới hơn 150 mã rơi vào giảm sàn và gần 600 mã giảm giá.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Yêu cầu phát triển bền vững tăng lên sẽ khiến giá tín chỉ carbon tăng để tạo sức ép cho các đối tượng gây phát thải lớn, đồng thời cũng đòi lại quyền lợi cho những người bị ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu.
3 ngày
Công nghệ Số hóa
Google thông báo sẽ cung cấp miễn phí những tính năng chỉnh sửa ảnh được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) đến tất cả người dùng, bất kể là họ sử dụng iOS hay Android.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo giới phân tích, tuần giao dịch mới (15-19/4), trong bối cảnh thị trường đang có hai luồng thông tin trái chiều, nhiều khả năng các chỉ số chứng khoán sẽ giằng co trong biên độ hẹp trước khi một xu thế mới được xác lập.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong nửa đầu tháng 4, thị trường ghi nhận thêm 8 ngân hàng ban hành biểu lãi suất mới, thay đổi bất ngờ khi ồ ạt tăng lãi suất huy động đã trở lại với mức tăng từ 0,1 - 0,3%/năm. Điều này dường như là tín hiệu cho cuộc chạy đua mời gọi thị trường đổ tiền vào ngân hàng.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhu cầu vốn cho phát triển doanh nghiệp tại Việt Nam đang rất lớn, để mở khóa thị trường đón dòng vốn đầu tư nước ngoài, nhằm giảm lệ thuộc vốn trung và dài hạn vào hệ thống ngân hàng, thị trường rất cần vai trò của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm hay bảo lãnh trái phiếu. 
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Cổ phiếu QCG của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai tăng kịch trần, kết phiên trong tình trạng cháy hàng. Đáng nói, diễn biến này xảy ra ngay sau phán quyết toà án của vụ Vạn Thịnh Phát liên quan trực tiếp đến Quốc Cường Gia Lai.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sau báo cáo lạm phát của Mỹ với kết quả nằm ngoài dự báo trước đó, chỉ số DXY tăng vọt, vậy liệu có hay không áp lực với tỷ giá trong nước?
1 tuần
Xem thêm