Chủ nhật, 25/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

VN-Index dự báo đi ngang tích lũy để tạo nền giá mới

Diệp Diệp
- 07:58, 11/05/2021

(DNTO) - VN-Index dự báo sẽ điều chỉnh khi tiếp cận vùng kháng cự 1.268-1.275 điểm trong phiên kế tiếp. VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang tích lũy để tạo nền giá mới trên mốc 1.200 điểm trong ngắn hạn.

Thanh khoản bùng nổ

Thị trường trong nước bật tăng trở lại phiên đầu tuần nhờ nhóm cổ phiếu VN30, thanh khoản bùng nổ khi lượng tài khoản cá nhân mở mới trong tháng 4 vẫn đạt trên 100.000 tài khoản. Phiên này, chỉ số VN30 lập đỉnh cao mới khi cổ phiếu VNM đã cắt mạch giảm và quay đầu tăng trần. Giao dịch khối ngoại diễn biến tích cực với việc họ mua ròng trở lại tổng giá trị gần 130 tỷ đồng.

Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 10/5, VN-Index tăng 17,77 điểm (+1,43%) lên 1.259,58 điểm; HNX-Index tăng 0,41 điểm (+0,15%) lên 280,27 điểm.

VN-Index tăng điểm mạnh với khối lượng giao dịch tăng và đạt xấp xỉ quanh mức khối lượng bình quân 20 phiên

VN-Index tăng điểm mạnh với khối lượng giao dịch tăng và đạt xấp xỉ quanh mức khối lượng bình quân 20 phiên

Khối lượng khớp lệnh trên hai sàn gia tăng so với phiên trước đó và xấp xỉ mức trung bình 20 phiên với 842 triệu cổ phiếu tương ứng với giá trị khớp lệnh đạt 23.805 tỷ đồng. Độ rộng thị trường là trung tính với 341 mã tăng, 107 mã tham chiếu, 334 mã giảm. Thị trường giảm trong nửa đầu phiên sáng, nhưng lực cầu mạnh sau đó đã giúp các chỉ số lấy lại sắc xanh và chỉ số VN-Index còn kết phiên ở mức cao nhất.

VNM (+6,9%) là mã có tác động tích cực nhất đến đà tăng của VN-Index khi đóng góp 3,357 điểm. Tiếp theo sau là các mã MSN (+6,9%), HPG (+3,6%), VHM (+2,1%) và các mã ngành ngân hàng như MBB (+5,1%), VCB (+1,1%), CTG (+2,3%), TCB (+2,2%)... VN30-Index tăng 29,93 điểm và thiết lập đỉnh cao mới.

Ngoài MSN (+6,9%), TPB (+6,9%) và VNM (+6,9%) kết phiên ở mức giá trần, các mã cổ phiếu còn lại đều tăng mạnh như: SSI (+6,1%), MBB (+5,1%) và PLX (+5,1%), HPG (+3,6%), BVH (+3,5%),  FPT (+3,4%), HDB (+2,7%), GAS (+2,4%), VRE (+2,4%), CTG (+2,3%), TCB (+2,2%), VHM (+2,1%). Ở chiều ngược lại, NVL (-5,4%) giảm mạnh và là mã ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số.

Giằng co và rung lắc mạnh

Theo các chuyên gia của Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), VN-Index tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần với khối lượng khớp lệnh gia tăng so với phiên trước đó và xấp xỉ mức trung bình 20 phiên nhưng giá trị khớp lệnh lập kỷ lục mới cho thấy mức độ tập trung vốn tại nhóm cổ phiếu bluechip vào thời điểm hiện tại.

Phiên giao dịch 10/5 diễn biến khá giống các phiên đầu tuần trước đó như 4/5, 19/4, 12/4 khi chỉ số giảm vào đầu phiên nhưng bật tăng mạnh sau đó khi lực cầu gia tăng. Điểm khác biệt là mức độ tập trung vốn của phiên 10/5 cao hơn hẳn 3 phiên trước đó khiến cho độ rộng thị trường chỉ là trung tính.

“Trên góc nhìn kỹ thuật, do thị trường đóng cửa trên ngưỡng 1.250 điểm nên xác suất để thị trường nối dài sóng tăng 5 được đánh giá là ngang bằng so với khả năng thị trường chuyển sang sóng điều chỉnh a. Theo đó, trong phiên giao dịch tiếp theo 11/5, thị trường có thể sẽ giằng co và rung lắc mạnh khi mà bên ủng hộ sóng tăng 5 và bên ủng hộ sóng điều chỉnh a gặp nhau tại vùng giá hiện tại”, chuyên gia của SHS phân tích.

Do đó, nhà đầu tư trung hạn mua vào trong các phiên 28/1-2/2 và nhà đầu tư ngắn hạn mua vào trong các phiên 24/3-26/3 đã chốt lời khi thị trường vượt ngưỡng 1.250 điểm trong giai đoạn trước nên đứng ngoài quan sát thị trường.

“Ngưỡng hỗ trợ gần nhất quanh 1.245 điểm (MA20) và xa hơn quanh 1.210 điểm (MA50). Nếu mất các ngưỡng này thì tình hình sẽ trở nên tiêu cực hơn. Những nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu với kỳ vọng sóng tăng 5 có thể tiếp tục và trailing stop theo đường trung bình 20 ngày đã bán ra cũng nên đứng ngoài và tiếp tục quan sát”, chuyên gia của SHS nêu ý kiến.

VN-Index chưa thể thoát khỏi xu hướng đi ngang

Trong khi đó, các chuyên gia của Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS) cho rằng, thị trường trong nước nối lại mạch tăng nhờ nhóm cổ phiếu VN30, thanh khoản bùng nổ khi lượng tài khoản cá nhân mở mới trong tháng 4 vẫn đạt trên 100.000 tài khoản. Thị trường có cơ hội lập đỉnh cao mới khi cả chỉ số và thanh khoản đều tăng mạnh trong phiên 10/5, trong đó đáng chú ý là chỉ số VN30 đã đi trước chỉ số VN-Index.

“Tâm lý nhà đầu tư đang rất mạnh mẽ bất chấp dịch Covid-19 trong nước và hiệu ứng thị trường tháng 5. Dòng tiền lúc này vẫn tập trung chủ yếu ở nhóm cổ phiếu ngân hàng và các cổ phiếu được hưởng lợi từ chu kỳ tăng giá của hàng hóa cơ bản. Về kỹ thuật, chỉ số VN-Index có thể kiểm nghiệm vùng cản 1.272 – 1.286 trong các phiên sắp tới, một nhịp break thành công có thể đưa chỉ số về vùng 1.320 điểm”, chuyên gia của MBS nêu quan điểm.

Còn theo nhóm phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán Kiến Thiết (VNCSI), phiên giao dịch đầu tuần chứng kiến một cú đảo chiều cực kỳ ngoạn mục của VN-Index từ mức giảm thấp nhất hơn 5 điểm để xuất sắc đóng cửa bằng mức tăng hai chữ số.

Dòng tiền chủ yếu tìm đến các cổ phiếu vốn hóa lớn mà “lãng quên” đi những cổ phiếu vừa và nhỏ (Nguồn: VNCSI)

Dòng tiền chủ yếu tìm đến các cổ phiếu vốn hóa lớn mà “lãng quên” đi những cổ phiếu vừa và nhỏ (Nguồn: VNCSI)

“Mặc dù sắc xanh chưa thực sự lan tỏa, dòng tiền chủ yếu tìm đến các cổ phiếu vốn hóa lớn mà “lãng quên” đi những cổ phiếu vừa và nhỏ, song diễn biến này có thể xem là cực kỳ tích cực trong bối cảnh dịch bệnh đang hoành hành trong nước”, chuyên gia của VNCSI cho hay.

Các yếu tố tích cực là có nhưng nhóm phân tích của VNCSI cho rằng, VN-Index chưa thể thoát khỏi xu hướng đi ngang: “Chúng tôi vẫn duy trì quan điểm trung lập về xu hướng ngắn hạn của thị trường. Thị trường cần sự đồng thuận của nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ để đà tăng là bền vững hơn. Khuyến nghị của chúng tôi vẫn là chỉ nên giải ngân trong tỷ trọng nhỏ hoặc vừa, hạn chế sử dụng margin và chờ đợi tín hiệu mới của thị trường để gia tăng tỷ trọng”.

Tin nên đọc

Sẽ điều chỉnh khi tiếp cận vùng kháng cự 1.268-1.275 điểm

VN-Index tăng điểm mạnh với khối lượng giao dịch tăng và đạt xấp xỉ quanh mức khối lượng bình quân 20 phiên. Tuy nhiên, độ rộng thị trường lại chứng kiến tương quan cân bằng giữa số mã tăng và giảm điểm.

Theo ông Trần Xuân Bách, Phụ trách mảng phân tích thị trường Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), diễn biến này cho thấy thị trường có sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu. Đà tăng thị trường đang bị chi phối bởi một số cổ phiếu vốn hóa lớn. Thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục có diễn biến khởi sắc nhờ sự giúp đỡ của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn trong những phiên kế tiếp.

VN-Index sẽ điều chỉnh khi tiếp cận vùng kháng cự 1.268-1.275 điểm (Nguồn: BVSC)

VN-Index sẽ điều chỉnh khi tiếp cận vùng kháng cự 1.268-1.275 điểm (Nguồn: BVSC)

“Chỉ số đang áp sát vùng kháng cự 1.268-1.275 điểm. Đây vẫn là vùng kháng cự có khả năng khiến chỉ số chịu áp lực điều chỉnh trở lại. Quá trình dao động giằng co, đi ngang của thị trường trong vùng 1.200-1.275 điểm trong hơn hai tuần qua nhiều khả năng sẽ còn tiếp diễn trong các phiên tuần này. Một sự phá vỡ kênh đi ngang này sẽ mở ra một nhịp biến động mạnh hơn cho thị trường theo hướng mà đường giá phá vỡ. Trong kịch bản chỉ số vượt thành công vùng quanh 1.275 điểm, thị trường sẽ có cơ hội xác lập mốc điểm lịch sử mới tại vùng kháng cự 1.350-1.380 điểm”, ông Trần Xuân Bách nhận định.

Chuyên gia của VNCSI dự báo, VN-Index sẽ điều chỉnh khi tiếp cận vùng kháng cự 1.268-1.275 điểm trong phiên kế tiếp. VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục có biến động đi ngang tích lũy để tạo nền giá mới trên mốc 1.200 điểm trong ngắn hạn. Vùng 1.275-1.285 điểm vẫn là vùng cản mạnh mà chỉ số cần phải vượt qua nếu muốn xác lại lại xu thế tăng điểm trong ngắn hạn.

“Nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục ở mức 35-40% cổ phiếu. Ưu tiên nắm giữ các vị thế trung hạn. Nhà đầu tư có thể xem xét mở vị thế mua ngắn hạn nếu thị trường điều chỉnh về vùng 1.200-1.220 điểm hoặc vượt thành công vùng kháng cự 1.275-1.285 điểm”, ông Trần Xuân Bách khuyến nghị.

Tin khác

Xu thế
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 24/5/2025 phê duyệt Đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao giai đoạn 2025 - 2035 và định hướng tới năm 2045.
15 phút
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ đã ký Công điện về việc tập trung hoàn thành rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Các giám đốc điều hành Phố Wall đang chuẩn bị kế hoạch để mở rộng sang thị trường Trung Đông, không lâu sau khi các quốc gia trong khu vực này tuyên bố họ có hơn 2 nghìn tỷ đô la dành riêng cho hoạt động tại Hoa Kỳ.
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Phát biểu tại buổi họp báo ngày 20/5, ông Trần Trọng Dũng - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, Giải đi bộ - chạy bộ “Tự hào Thành phố tôi yêu” Cúp Agribank 2025 sẽ chính thức xuất phát vào ngày 15/6/2025 tại TP. Hồ Chí Minh với khoảng 6.000 VĐV tham gia.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Lịch sử xã hội loài người cứ tiến lên theo quy luật của nó với những nấc thang phát triển xã hội sau cao hơn xã hội trước và cuối cùng nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Năm trong số sáu nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đã báo cáo tăng trưởng Quý 1/2025 với kết quả đáng thất vọng, cho thấy động lực phát triển kinh tế trong vùng đang dần phai nhạt ngay cả trước khi các mức thuế quan của Mỹ đi vào hiệu lực.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/5.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Quốc hội bước sang tuần làm việc thứ ba tại Kỳ họp thứ 9 với việc xem xét hàng loạt dự án luật và các vấn đề quan trọng, trong đó có 2 dự án đường bộ cao tốc và việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và đổi mới công tác xây dựng & thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Để thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 68-NQ/TW, cần tập trung sửa đổi cơ bản hệ thống pháp luật, gồm sửa luật thuộc thẩm quyền Quốc hội và sửa các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền Chính phủ, bộ, ngành.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Quốc hội xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định tại Nghị quyết số 55 đến hết ngày 31/12/2030 theo Tờ trình của Chính phủ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong một tuyên bố chung, các quan chức hai bên cho biết họ sẽ giảm thuế quan, với bình luận: "...nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế và thương mại bền vững, lâu dài và cùng có lợi".
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế được đăng bởi Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thường trực Chính phủ yêu cầu tháo gỡ, tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
1 tuần
Xem thêm