Thứ tư, 01/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nhãn hiệu Hồ tiêu Chư Sê trước nguy cơ… biến mất

Nguyễn Thảo
- 08:00, 11/05/2021

(DNTO) - 14 năm từ khi được khai sinh tới nay, nhãn hiệu Hồ tiêu Chư Sê đang “thoi thóp”, đứng trước nguy cơ biến mất khỏi thị trường.

Hồ tiêu Chư Sê là nhãn hiệu độc quyền tập thể đầu tiên được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học Công nghệ) cấp cho nông sản Tây Nguyên. Nhãn hiệu này cũng được đăng ký bảo hộ ở nhiều quốc gia, mở đường cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, 14 năm từ khi được khai sinh tới nay, nhãn hiệu này đang “thoi thóp”, đứng trước nguy cơ biến mất khỏi thị trường.

Nhãn hiệu đơn thuần vẫn chỉ là vùng nguyên liệu

Cầm trên tay sản phẩm hồ tiêu xanh ngâm dấm Trúc Phùng Farm có logo Hồ tiêu Chư Sê do mình sản xuất, chị Phùng Thị Trúc, ở thôn Đoàn Kết, xã Ia Pal, huyện Chư Sê cho biết, đối với chị đây là một niềm tự hào. Bởi đã có thời gian, nhắc tới hồ tiêu Chư Sê là nhắc tới những hạt hồ tiêu đen bóng, mẩy và hương thơm đặc trưng, vị cay nồng có phần nổi trội hơn hồ tiêu nơi khác.

Chị Trúc (bên phải, ngoài cùng) nỗ lực mang sản phẩm gắn logo Hồ tiêu Chư Sê ra thị trường, nhưng khá khó khăn.

Chị Trúc (bên phải, ngoài cùng) nỗ lực mang sản phẩm gắn logo Hồ tiêu Chư Sê ra thị trường, nhưng khá khó khăn.

Tuy nhiên, chị Trúc cũng thừa nhận thực tế rằng, điều này chưa giúp sản phẩm tiếp cận thị trường dễ hơn, cũng chưa giúp gia tăng giá trị khi đặt cạnh sản phẩm hồ tiêu nơi khác. Tại huyện Chư Sê, hiện nay, cơ sở kinh doanh của chị Trúc cũng là nơi duy nhất còn lại sử dụng logo Hồ tiêu Chư Sê trên sản phẩm.

“Cơ sở có nhiều mặt hàng như tiêu đen, tiêu đỏ, tiêu xanh ngâm gắn nhãn hiệu của Hiệp hội lên sản phẩm. Mục đích là định danh nguồn gốc, nguồn nguyên liệu cơ sở sử dụng, thể hiện giá trị văn hoá với nơi mình sinh sống. Nhưng hiện nay, giá cả thấp khiến tâm lý bà con không muốn gắn nhãn hiệu như trước đây”, chị Trúc thoáng buồn.

Ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch thường trực của Hiệp hội Hồ Tiêu Chư Sê cho biết, vào thời hồ tiêu thịnh vượng, diện tích cây trồng này của địa phương lên tới 3.000 ha, cho sản lượng từ 12.000 – 15.000 tấn/năm, chiếm khoảng 17% tổng sản lượng hồ tiêu cả nước. Tổng số thành viên hiệp hội có lúc lên tới 1.700, rất nhiều trong số đó là những nông dân tỷ phú, những hợp tác xã vững mạnh.

Tuy nhiên, dù hoạt động giao thương hồ tiêu ở huyện Chư Sê diễn ra khá nhộn nhịp, nhưng chỉ dừng ở mối quan hệ mua bán của nông dân và thương lái. Việc canh tác hồ tiêu cũng diễn ra manh mún, theo kiểu mạnh ai nấy làm.

Tại đây, chưa có doanh nghiệp chế biến lớn nào “đỡ đầu” để xây dựng nền sản xuất bền vững và đưa sản phẩm hồ tiêu mang nhãn hiệu Hồ tiêu Chư Sê ra thị trường. Chỉ có Hợp tác xã Hồ tiêu Chư Sê đã từng có nhiều sản phẩm tiếp cận thị trường thì cũng đã dừng hoạt động từ đầu năm nay.

Ông Hoàng Phước Bính thừa nhận, trong 14 năm qua, từ khi nhãn hiệu Hồ tiêu Chư Sê ra đời, địa phương vẫn chỉ đơn thuần là một vùng nguyên liệu. Là chủ sở hữu, dù muốn phát triển nhãn hiệu, nhưng Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê không đủ khả năng.

“Các thành viên Hiệp hội vẫn chủ yếu bán nguyên liệu cho nước ngoài. Kể cả có đơn vị mua hồ tiêu Chư Sê về làm tiêu trắng, tiêu sọ thì đó cũng chỉ là nguyên liệu xuất đi nước ngoài, xuất theo lô, theo container. Nếu chỉ bán nguyên liệu thì cần gì thương hiệu, nhãn hiệu. Thực tế là nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý hay cái gì đi nữa thì quan trọng nhẫn vẫn là có đưa ra được thị trường không, có phát huy được hiệu quả không”, ông Bình băn khoăn.

Tin nên đọc

Ai nuôi dưỡng nhãn hiệu Hồ tiêu Chư Sê?

Nhãn hiệu Hồ tiêu Chư Sê cùng Logo 2 dé tiêu xanh bao bọc mặt trời đang nhô lên từ sau dãy núi chính là nhãn hiệu nông sản đầu tiên mà Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam cấp cho nông dân Tây Nguyên vào năm 2007. Ông Nguyễn Tấn Thắng, Trưởng phòng Chuyên ngành, Sở Khoa học Công nghệ Gia Lai cho biết, trước đây đơn vị đã có hẳn một dự án để quảng bá nhãn hiệu Hồ tiêu Chư Sê. Cùng với đó, nhãn hiệu này cũng đã được Bộ Khoa học Công nghệ hỗ trợ đăng ký bảo hộ độc quyền tại 8 nước.

Đây là những bước đệm để mở đường cho việc phát triển thương hiệu ở trong nước và các thị trường xuất khẩu nước ngoài của hồ tiêu. Theo ông Thắng, yếu tố quan trọng nhất quyết định nhãn hiệu có ra thị trường hay không vẫn phải là phụ thuộc việc chủ quản có xây dựng được nền sản xuất bền vững, với chuỗi liên kết nông dân - doanh nghiệp hay không.

“Nhãn hiệu tập thể thuộc tài sản của tập thể, nó không thuộc cơ quan quản lý nhà nước nào. Sau khi xác lập quyền, chủ thể có đủ năng lực thúc đẩy cho nhãn hiệu đó hoạt động hay không, tự thân chủ sở hữu của nhãn hiệu phải phát triển, nhà nước không can thiệp, không thể hỗ trợ mãi được”, ông Thắng khẳng định.

Nhãn hiệu có ra thị trường hay không vẫn phải là phụ thuộc việc chủ quản.

Nhãn hiệu có ra thị trường hay không vẫn phải là phụ thuộc việc chủ quản.

Câu chuyện sản phẩm được khai sinh, nhưng không được nuôi dưỡng khiến nhãn hiệu Hồ tiêu Chư Sê của tỉnh Gia Lai chỉ dừng lại ở một danh hiệu, đã một phần cho thấy sự yếu kém của nền sản xuất hồ tiêu ở địa phương.

Dù là vùng nguyên liệu lớn, nổi tiếng cả nước, nhưng vì không xây dựng được các yếu tố cần thiết nên đã tự đánh mất mình, không mang lại giá trị thiết thực cho nông dân địa phương. Ở một góc nhìn khác, đây cũng là một bài học đắt giá về việc xây dựng, phát triển nhãn hiệu cho nông sản ở Gia Lai nói riêng, Tây Nguyên nói chung.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nhân trẻ Long An, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Long An và Hội Công thương Okayama (Nhật Bản), đã ký biên bản ghi nhớ về mở rộng quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực lao động, công nghiệp, du lịch, giáo dục, văn hóa, với kỳ vọng tạo khởi đầu cho những hợp tác, thành công mới trong tương lai.
8 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dù Ngân hàng Nhà nước mới đây đã phát đi thông báo sẵn sàng bán ngoại tệ để can thiệp tỷ giá, song tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và thị trường tự do vẫn nóng. Áp lực tỷ giá đang tác động trực tiếp đến chi phí đầu vào của nhiều doanh nghiệp trong nước.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Phía ngân hàng mong nhận được sự thấu hiểu của cổ đông, đồng thời đang nỗ lực giải quyết những vướng mắc cuối cùng liên quan đến khoản nợ của ông Trầm Bê trước khi tính đến phương án chia cổ tức.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Yêu cầu chống phá rừng, giảm phát thải và các tiêu chí bền vững khác đang đánh thẳng vào chi phí, lợi nhuận và doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.570 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt trên 141 tỷ đồng, sản lượng thực phẩm chế biến trên 23 ngàn tấn, tăng gần 9% so với kết quả thực hiện năm 2023.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai luôn chú trọng hoạt động thăm doanh nghiệp hội viên và kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của doanh nghiệp và địa phương.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Công trình “Trường Sa xanh 2024” nhằm xây dựng và trao tặng các công trình xanh cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang sinh sống, công tác trên Quần đảo Trường Sa, với tổng nguồn lực huy động dự kiến đạt hơn 3 tỷ đồng.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Masan dự kiến doanh thu thuần hợp nhất nằm trong khoảng từ 84.000 - 90.000 tỉ đồng trong năm nay, lợi nhuận sau thuế 2.290 - 4.020 tỉ đồng. Cùng đó, Masan Consumer được định vị sẽ trở thành công ty hàng đầu Đông Nam Á về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
 Ngày 23/4, Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai- UAE.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thư viện container được xây dựng theo từng dạng kết cấu lắp ghép sẵn. Đây là thành quả của sự phối hợp chăm lo cho thiếu nhi thành phố giữa Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM với Hội đồng Đội TP.HCM.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Đơn hàng dệt may trở lại dồi dào nhưng đơn giá thấp, thiếu lao động, chi phí sản xuất tăng khiến doanh nghiệp dệt may phải cân nhắc khi lựa chọn và thực hiện các hợp đồng sản xuất.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, hai tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế cùng giới thiệu các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo trong kết nối, giao thương, đào tạo, tập huấn và xây dựng các không gian làm việc chung để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp, doanh nhân sáng tạo của mỗi tỉnh.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 20/4, tại Cà Mau, Caravan Doanh nhân trẻ Nam Bộ đã trao tặng 5 căn nhà tình nghĩa tại huyện Ngọc Hiển và huyện U Minh; 1 cây cầu nông thôn mới cho người dân huyện Đầm Dơi với tổng kinh phí gần 1,2 tỷ đồng.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp hai tỉnh Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế sẽ giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hai tỉnh; thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh; hợp tác, kết nối tiêu thụ sản phẩm...
1 tuần
Xem thêm