Thứ sáu, 18/10/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

VEPR công bố 2 kịch bản GDP quý IV và cả năm 2024

Bạch Dương
- 14:23, 15/10/2024

(DNTO) - Theo TS. Nguyễn Quốc Việt, độ trễ từ tác động của cơn bão Yagi cũng sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng của Việt Nam trong Quý IV. Từ đó, ông dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 sẽ theo hai kịch bản dự kiến đạt 6,84% hoặc 7%.

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2024, kịch bản cao GDP cả năm sẽ tăng trưởng 7%, đạt mục tiêu đề ra. Ảnh: TL.

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2024, kịch bản cao GDP cả năm sẽ tăng trưởng 7%, đạt mục tiêu đề ra. Ảnh: TL.

Tại toạ đàm Đối thoại chính sách: Phục hồi tăng trưởng triển vọng và thách thức, sáng 15/10, TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cho hay, nền kinh tế đang phục hồi mạnh trên mức tăng trưởng thấp của cùng kỳ năm ngoái. Trong 9 tháng đầu năm, GDP tăng trưởng 6,82% gấp 1,5 lần so với mức 4,4% cùng kỳ năm ngoái.  

Ở phía tổng cầu, thương mại trên đà hồi phục và dòng vốn FDI  tích cực vẫn là động lực tăng trưởng chính. Xuất nhập khẩu  hàng hóa tăng nhanh hơn hơn so với dự kiến, 9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 578,5 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ, với xuất siêu 20,8 tỷ USD - mức xuất siêu khá tích cực trong giai đoạn 2020 - 2024.  

Ở phía tổng cung, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chịu ảnh hưởng của cơn bão Yagi, mức tăng trưởng giảm so với cùng kì năm ngoái từ 3,43% xuống còn 3.20%. Dịch vụ tiếp tục tăng trưởng 6,32%, nhờ sự hồi sinh của du lịch và các ngành thương mại, vận tải duy trì được đà tăng trưởng. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng mạnh lên mức 8,19% so với 2,41% cùng kì năm ngoái, nhờ vào sự phục hồi ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, đóng góp 2,44 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.  

Ở phía tổng cầu, thương mại trên đà hồi phục và dòng vốn FDI tích cực là động lực tăng trưởng chính. Xuất nhập khẩu hàng hóa tăng nhanh hơn hơn so với dự kiến, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 578,5 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ, với xuất siêu đạt 20,8 tỷ USD - mức xuất siêu khá tích cực trong giai đoạn 2020 - 2024. 

Mặc dù nền kinh tế có nhiều điểm sáng tích cực, VEPR nhận định vẫn còn có những rủi ro và thách thức ở phía trước: Ước tính đến cuối năm 2024, lạm phát nhập khẩu toàn cầu có thể tăng 1,5%. Đây là tín hiệu đáng lo ngại cho các quốc gia nhập khẩu như Việt Nam, khi lạm phát không chỉ gia tăng mà còn làm suy giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Chi tiêu của người tiêu dùng vẫn thấp hơn mức trước đại dịch và áp lực lạm phát trong nửa đầu năm 2024 cũng đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của vốn.  

"Dòng vốn FDI dường như đang có sự chững lại trong quý III/2024. Theo đó, cần nghiên cứu kỹ các dòng chảy dòng vốn FDI trên thế giới nói chung và vào Việt Nam nói riêng để có chính sách đối ứng trong thời gian tới", ông Việt cho hay.  

Bên cạnh đó, sự kém phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước và các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) đã cản trở nỗ lực của quốc gia trong việc trên bản đồ chuỗi giá trị toàn cầu, gia tăng khoảng cách giữa khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp bản địa, tạo ra cái mà nhiều người quan ngại gần đây là hai nền kinh tế song song tồn tại.

Môi trường kinh doanh vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, với các rào cản về điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính không chỉ chưa được giảm thiểu mà còn có xu hướng gia tăng, do động lực cải cách từ các bộ, ngành đang suy yếu. 

Hơn nữa, độ trễ từ tác động của cơn bão Yagi cũng sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng của Việt Nam trong Quý IV. Những thách thức này đòi hỏi sự điều hành chính sách linh hoạt và hiệu quả để duy trì đà phục hồi kinh tế của đất nước.

"Có thể thấy rằng, tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam so với dự báo của tổ chức thấp nhất thường có mức chênh lệch là 0,5%-1%. Từ đó, chúng tôi đưa ra hai kịch bản cao và thấp. Với kịch bản cao, tăng trưởng sẽ quý IV sẽ đi ngang với mức 7,4%; kịch bản thấp, tăng trưởng quý IV sẽ dưới mức 7%", ông Việt nói.

Với kịch bản thấp, tốc độ tăng trưởng quý IV dưới mức 7%, kết hợp với độ lệch dự báo tăng trưởng của các tổ chức, VEPR dự báo tăng trưởng cả năm 2024 sẽ dao động mức từ 6,84%. Với kịch bản cao, tăng trưởng cả năm 2024 dự kiến sẽ đạt 7%.

 

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Nhiều cổ phiếu bất động sản đảo chiều kết phiên trong sắc tím với hàng chục triệu cổ phiếu được sang tay trong phiên.
9 giờ
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu giảm giá nhẹ vào kì điều hành hôm nay 17/10, sau khi tăng mạnh ở những kì điều hành trước.
12 giờ
Tài chính - Thị Trường
Lợi nhuận hợp nhất trước thuế tăng trên 1.300% trong quý 3 và tăng trên 600% trong 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái, đưa doanh nghiệp này dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng trong số những doanh nghiệp đã công bố kết quả kinh doanh quý 3 tính đến hiện tại.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Dù chính sách tiền tệ đã đi theo chiều hướng nới lỏng, vĩ mô tương đối ổn định, tuy nhiên mức định giá thị trường vẫn còn cao so với giai đoạn năm 2020 khiến dòng tiền trở nên phân vân, do dự khi lựa chọn thị trường chứng khoán.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo TS. Nguyễn Quốc Việt, độ trễ từ tác động của cơn bão Yagi cũng sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng của Việt Nam trong Quý IV. Từ đó, ông dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 sẽ theo hai kịch bản dự kiến đạt 6,84% hoặc 7%.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Vinhomes chính thức công bố ngày mua cổ phiếu quỹ, với số lương lên tới 370 triệu đơn vị VHM khiến cổ phiếu họ Vin nóng từng ngày.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong phiên giao dịch hôm nay, ngày thứ Hai, thị trường chứng khoán châu Á đã dao động giữa tăng và giảm khi các nhà đầu tư không thể đồng thuận ý kiến về các cam kết kích thích kinh tế của Trung Quốc được công bố vào cuối tuần qua, thiếu vắng kế hoạch cụ thể.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Pinduoduo, một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc là một ví dụ điển hình cho mô hình kinh doanh trong thời kỳ giảm phát, thậm chí là một phần của “thế lực ẩn” góp phần làm trầm trọng hơn vấn đề nơi đây.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Để phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối, kiều bào gợi mở cần phát hành trái phiếu cho các dự án cụ thể. Đặc biệt là việc thiếu cơ chế đặc thù cho đầu tư từ kiều bào, nhất là trong các lĩnh vực chiến lược như sản xuất, y tế, giáo dục, công nghệ... để có thể tạo ra những cú hích lớn cho nền kinh tế.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh từ 900 đến 1.200 đồng mỗi lít trong chiều nay 10/10.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Dù đã hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi tuy nhiên mốc 1.300 điểm vẫn là thách thức của thị trường chứng khoán hiện tại.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Bước sang tháng 10, thêm loạt ngân hàng tăng lãi suất huy động. Trong khi đó, tại Công điện số 103 mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục yêu cầu ngành ngân hàng giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp. Nhiều nhà băng e ngại, túi lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng. 
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Dù tiếp tục bật tăng mạnh mẽ nhưng nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức trước mắt.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Dự kiến trong tuần này, Tesla sẽ tổ chức một sự kiện công bố dịch vụ “Robotaxi”, một bước tiến quan trọng cho công nghệ xe tự lái.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Giới phân tích nhận định, trong tuần giao dịch mới (7-11/10), chỉ số VN-Index có thể kiểm định vùng hỗ trợ quanh 1.250 điểm (+/- 10 điểm), đồng thời kỳ vọng dòng tiền bắt đáy sẽ xuất hiện tại vùng này và chỉ số VN-Index ít khả năng điều chỉnh sâu hơn vùng này.
1 tuần
Xem thêm