Thứ sáu, 19/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Dù có những dấu hiệu khởi sắc trong hoạt động sản xuất công nghiệp, đầu tư, tiêu dùng,  song hoạt động xuất nhập khẩu có chiều hướng không thuận lợi, tổng thu ngân sách tiếp đà giảm tốc, số doanh nghiệp dừng hoạt động tăng 20% so với cùng kỳ..., cho thấy khó khăn, thách thức còn rất lớn, GDP khó cán đích như kỳ vọng. 
Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng việc cải cách thể chế tạo ra dư địa “vô hạn” để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, nhờ chủ động trong điều hành, các nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước, năm 2022 đã cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra. Tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước năm 2022 theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương là 53.887 tỷ đồng.
"Phát triển hôm nay nhưng phải nghĩ đến tương lai con cháu sau này; phát triển mang lại thu nhập cho người dân nhưng phải bảo đảm sức khoẻ cho người dân", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói với cộng đồng doanh nghiệp xung quanh vấn đề phát triển bền vững.
Nhiều đối tác EU sang Việt Nam tìm nhà xuất khẩu nhưng yêu cầu doanh nghiệp Việt phải sử dụng thương hiệu của họ thì mới nhập hàng.
Hiện nay, tình hình thế giới và trong nước thay đổi rất nhanh, mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro khó dự báo, gây bất lợi cho doanh nghiệp. Theo đó, đòi hỏi các chính sách tài chính hỗ trợ tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội cũng phải "chuyển mình" theo bối cảnh mới.
Mặc dù thành tích xuất khẩu của nước ta sau 2 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) tương đối tốt nhưng còn nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đưa xe lên “cao tốc”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ưu tiên số một hiện nay là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; điều hành vĩ mô phải bảo đảm tính tổng thể, bài bản, khoa học.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan khẩn trương nghiên cứu, báo cáo Chính phủ, cấp có thẩm quyền về phương án điều chỉnh, giảm thuế đối với xăng dầu theo quy định; nghiên cứu phương án giảm các loại thuế khác để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp;…
Bên cạnh việc thúc đẩy hỗ trợ người dân, doanh nghiệp hơn 225 nghìn tỷ thuế phí trong năm nay, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục điều chỉnh chính sách thuế đối với mặt hàng xăng, dầu.
Bộ Công Thương tiếp tục kiến nghị Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ ngành tiếp tục rà soát, đề xuất giảm thêm một số loại thuế trong cơ cấu giá xăng dầu như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng để giảm giá mặt hàng xăng dầu trong nước.
Giá xăng tiếp tục tăng gần 500 đồng/lít, dầu tăng hơn 1.000 đồng/lít từ chiều 21/6.
Chi phí đầu vào tăng chóng mặt phả sức nóng vào giá hàng hóa tiêu dùng thiết yếu tăng nhanh, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và bào mòn thu nhập người dân. Quay quắt trong cơn bão giá, doanh nghiệp rất cần những chính sách trợ lực để giải bài toán sinh tồn.
Thu ngân sách Nhà nước (NSNN) 5 tháng đạt 806.400 tỷ đồng, bằng 57,1% dự toán, tăng 18,7% so cùng kỳ năm 2022.
Nhiều ý kiến cho rằng, để kìm chế đà tăng của giá xăng dầu nên tiếp tục giảm một số thuế và bù thu ngân sách bằng xuất khẩu dầu thô, nhưng hệ lụy của chênh lệch giá xăng dầu cũng là điều cần tính đến.