Thứ tư, 03/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Trung bình một người Việt chỉ có 0,2 kết nối internet vạn vật

Sông Hương
- 16:12, 14/06/2023

(DNTO) - Tỷ lệ kết nối với internet vạn vật (IoT) trung bình của người Việt còn thấp so với mức trung bình của thế giới là 2 kết nối/người.

Thiếu nguồn lực đầu tư dẫn đến công nghệ tiềm năng như IoT vẫn chưa được triển khai rộng ở Việt Nam. Ảnh: T.L.

Thiếu nguồn lực đầu tư dẫn đến công nghệ tiềm năng như IoT vẫn chưa được triển khai rộng ở Việt Nam. Ảnh: T.L.

Tại sự kiện M2M IoT 2023 sáng 14/6, ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp thông tin và truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), cho biết quy mô thị trường IoT Việt Nam đạt hơn 2 tỷ USD vào năm 2019, dự kiến đạt 7 tỷ USD vào năm 2025. Số lượng thiết bị IoT tại Việt Nam dự kiến tăng từ 21 triệu (2018) lên đến 96 triệu (2025), theo GSMA Intelligence.

Internet vạn vật cho phép hàng tỷ thiết bị vật lý trên toàn cầu có thể kết nối với internet, thu thập, chia sẻ và xử lý dữ liệu. Đồng nghĩa tất cả các thiết bị từ đồng hồ, bàn chải đánh răng cho tới máy móc…, đều có thể sử dụng cảm biến để thu thập dữ liệu, phản hồi hay đưa ra các dự báo cho người dùng.

Một số ứng dụng nổi bật của IoT là hệ thống cửa tự động, xe tự lái, hệ thống cảm biến giúp đo lường, theo dõi và kiểm soát hoạt động trong sản xuất, giao thông, y tế, nông nghiệp… Ở Việt Nam, công nghệ này bước đầu được ứng dụng trong các nhà thông minh; quản lý chất lượng nước, không khí; giám sát giao thông…

Tuy nhiên, Việt Nam đang đi sau thế giới trong việc kết nối internet vạn vật. Ông Lê Ngọc Quý, Giám đốc Trung tâm IoT của Viettel, dẫn chứng trong khi trung bình thế giới khoảng 2 kết nối IoT/người, thì ở Việt Nam, tỷ lệ này chỉ có 0,2.

Lý giải về mật độ kết nối IoT còn thấp, ông Quý cho biết do Việt Nam thiếu động lực chuyển đổi sang tự động hóa vì nguồn nhân công giá rất rẻ. Chỉ mất vài triệu đồng có thể thuê một người bảo vệ, giúp việc và kiêm nhiệm nhiều công việc khác. Bên cạnh đó, IoT là công nghệ còn quá mới, chưa có các đo lường về hiệu quả, nên các doanh nghiệp cũng ngần ngại vì khó thuyết phục đầu tư.

Một điểm nữa khiến thị trường IoT ở Việt Nam còn chưa hấp dẫn, theo PGS.TS Nguyễn Đức Minh (Khoa Điện tử, Đại học Bách Khoa Hà Nội), là do quy mô của thị trường quá nhỏ. Các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ này tốn rất nhiều nguồn lực, nhưng quy mô thị trường nhỏ sẽ khó để bù lại chi phí cho nghiên cứu và phát triển. Trong khi đó, nhân lực IoT, đặc biệt là những kỹ sư chất lượng cao tại Việt Nam đang thiếu hụt trầm trọng.

"Số lượng sinh viên điện tử khoảng vài trăm mỗi năm, doanh nghiệp khó hấp thụ hết. Nhưng chúng ta lại thiếu nhân sự cấp cao về IoT, tức những người có thể kiểm định sản phẩm từ đầu đến cuối và đưa ra thị trường," ông Minh nói.

Tin khác

Chuyển đổi số
Chi phí để huấn luyện và vận hành một mô hình AI như ChatGPT có thể lên tới hàng trăm triệu USD, vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc thật kĩ để lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện của mình.
1 tuần
Chuyển đổi số
4 “ông lớn” công nghệ trong nước là Viettel, FPT, VNPT, CMC nỗ lực để xây trung tâm dữ liệu nhưng điều này vẫn chưa đủ để giúp Việt Nam chạy đua với các nước trong khu vực.
2 tuần
Chuyển đổi số
Các nhà sáng lập đang chú ý hơn đến những nhân sự có kĩ năng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công việc, đồng thời, họ cũng không ngại chi trả nhiều hơn để thu hút các nhân tài trong lĩnh vực này.
4 tuần
Chuyển đổi số
Sử dụng các dịch vụ sẵn có dựa trên đám mây và các mô hình AI được đào tạo trước giúp doanh nghiệp giảm áp lực chi phí nếu muốn tận dụng AI.
1 tháng
Chuyển đổi số
Khi mọi công ty dịch vụ tài chính bước vào cuộc đua công nghệ thì ai gắn bó nhiều hơn với hành trình khách hàng và trở thành một phần trong đời sống của họ sẽ trở thành người chiến thắng.
2 tháng
Chuyển đổi số
Làn sóng đầu tư của nhiều “đại bàng” sản xuất công nghiệp vào ngành điện tử - bán dẫn Việt Nam sẽ tạo ra một bộ mặt rất khác cho nền kinh tế trong 5 năm tới.
3 tháng
Chuyển đổi số
Thứ trưởng Bộ Tài chính cho hay, đến nay, tất cả các thủ tục hải quan "cốt lõi" hoàn toàn được số hóa với 100% đơn vị hải quan trên toàn quốc, 99% doanh nghiệp tham gia, xử lý hơn 99,6% tờ khai thông quan với thời gian thông quan luồng xanh chỉ từ 1 - 3 giây. 
3 tháng
Chuyển đổi số
Chất lượng không kém hàng ngoại sản xuất, nhưng giá thành cao làm giảm sức hấp dẫn của các sản phẩm điện tử, công nghệ Việt Nam.
3 tháng
Chuyển đổi số
Sản phẩm công nghệ Việt Nam được đánh giá đang ở thời kì “chín”, có thể phục vụ cho doanh nghiệp Việt Nam, nhưng cần sự hỗ trợ nhiều hơn từ Chính phủ để có thể thúc đẩy nền kinh tế số.
3 tháng
Chuyển đổi số
Open Banking (Ngân hàng mở) là xu hướng tất yếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nhưng sẽ không nên chỉ bó hẹp với các công ty công nghệ tài chính (fintech).
3 tháng
Chuyển đổi số
Các ứng dụng hỗ trợ đầu tư chứng khoán trên thị trường “mọc lên như nấm”, thậm chí áp dụng cả công nghệ mới như AI (trí tuệ nhân tạo), Big Data (dữ liệu lớn)…, giúp nhà đầu tư chứng khoán ra quyết định nhanh hơn nhưng cũng khiến họ cân não khi lựa chọn ứng dụng.
4 tháng
Chuyển đổi số
Thế mạnh xuất khẩu phần mềm của Việt Nam là động lực để cung cấp sản phẩm vi mạch được tối ưu hoá ra toàn cầu.
5 tháng
Chuyển đổi số
Chiến lược số ngày nay đã không thể tách rời chiến lược doanh nghiệp. Nhưng xây dựng chiến lược đã khó, tìm ra chiến lược đúng trong thời buổi công nghệ càng khó hơn. Ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng phải đi từ bước rất nhỏ và kiên trì. 
5 tháng
Chuyển đổi số
Báo cáo thường niên năm 2022 của Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chuyển đổi số cho biết, gần 50% doanh nghiệp trong nước đã ngừng áp dụng chuyển đổi số. Điều này cho thấy cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chưa chuẩn bị chu đáo để chủ động dấn thân vào nền kinh tế số toàn cầu.
5 tháng
Chuyển đổi số
Thay thế vài nhân viên, rút ngắn thời gian vài tiếng mỗi ngày nhưng giúp doanh nghiệp giảm chi phí khổng lồ khi vận hành hệ thống chăm sóc khách hàng.
5 tháng
Xem thêm