Thứ năm, 17/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thủ tướng: Ưu tiên tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh

Thạch Hương
- 19:24, 04/07/2023

(DNTO) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần ưu tiên tập trung tháo gỡ những khó khăn cho sản xuất kinh doanh trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là phải ưu tiên cho tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô (tăng trưởng khoảng 6,5% và lạm phát khoảng 4,5%) và bảo đảm đời sống nhân dân.

Ưu tiên tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh

Ngày 4/7, chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ: Thời gian tới khó khăn, thách thức tiếp tục nhiều hơn thời cơ, thuận lợi. Tốc độ tăng trưởng GDP thấp hơn so với kịch bản đề ra. Tình hình thị trường quốc tế còn rất khó khăn. Dư nợ tín dụng tăng thấp. Thu ngân sách nhà nước có xu hướng giảm. Ngành công nghiệp phục hồi chậm. Sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn; có 100 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 22,6%...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp chiều 4/7. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp chiều 4/7. Ảnh: VGP

Vốn FDI đăng ký tăng thêm tiếp tục bị ảnh hưởng. Những bất cập, vướng mắc của các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm, bất động sản mới chỉ được xử lý bước đầu; tình hình lao động, việc làm khó khăn...

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng nhấn mạnh ưu tiên tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là phải ưu tiên cho tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô (tăng trưởng khoảng 6,5% và lạm phát khoảng 4,5%) và bảo đảm đời sống nhân dân. Với dư địa chính sách còn khá lớn (lạm phát giảm dần còn 3,29%; nợ công 38%, nợ Chính phủ 34,7% GDP, bội chi ngân sách nhà nước trong vòng kiểm soát), việc ưu tiên hơn cho mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng là phù hợp, cần thiết lúc này. Đây cũng là điểm mạnh của Việt Nam so với nhiều nước trên thế giới còn ít hoặc khó khăn cho dư địa chính sách.

Trong chỉ đạo điều hành, cần đặc biệt lưu ý việc bảo đảm cân bằng hài hoà, hợp lý giữa: Lãi suất và tỉ giá; tăng trưởng và lạm phát, giữa cung và cầu; chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; theo dõi sát và nắm chắc tình hình bên trong và bên ngoài.

Về định hướng chính sách, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, nới lỏng, kịp thời, hiệu quả hơn; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hoà với chính sách tài khoá mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, nhanh chóng, dứt khoát; chú trọng nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp các chính sách. 

"Đây là cơ hội cần nắm bắt, chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, mở rộng hơn được thể hiện chủ yếu thông qua tăng cung tiền (M2), tăng tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất, nhất là lãi suất cho vay", Thủ tướng nhấn mạnh. Theo Thủ tướng, về thực chất, chủ trương này đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, nhất quán, có lộ trình, xuyên suốt từ tháng 10/2022 đến nay; NHNN đã làm nhưng cần làm mạnh hơn nữa. Thủ tướng Chính phủ đưa ra chủ trương chuyển chính sách tiền tệ từ "chặt chẽ" trước tháng 10/2022 sang "chắc chắn" từ tháng 10/2022 và tiếp tục chuyển sang "linh hoạt, nới lỏng hơn" trong điều kiện hiện nay là cần thiết. Điều này nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết tháo gỡ khó khăn về thanh khoản, tín dụng, thúc đẩy phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh và phù hợp với thực tiễn.

Cùng với NHNN và ngành ngân hàng, Thủ tướng kêu gọi và đề nghị cộng đồng doanh nghiệp phải nỗ lực, cố gắng hơn nữa, tăng cường tiết kiệm chi phí, đổi mới quản trị doanh nghiệp, xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả, ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển sản phẩm có chất lượng theo hướng sản xuất xanh, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện môi trường, đáp ứng yêu cầu mở rộng thị trường trong nước, quốc tế.

Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đồng hành, phối hợp chặt chẽ cùng NHNN và cộng đồng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, nhất là rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, tiếp giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công (với tổng số vốn đầu tư công năm 2023 khoảng 817 nghìn tỷ đồng; trong khi 1 đồng vốn đầu tư công có thể thu hút được 1,62 đồng đầu tư ngoài nhà nước); đồng thời tạo mọi thuận lợi thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các dự án PPP; tập trung xoá bỏ rào cản, khơi thông mọi nguồn lực từ bên trong và bên ngoài.

Về xuất khẩu, tăng cường xúc tiến thương mại, giữ vững, củng cố các thị trường truyền thống hiện có và mở rộng các thị trường mới, có giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, nhất là xuất khẩu xanh (lưu ý các khu vực Trung Đông, châu Phi, Mỹ La-tinh, Khối Bắc Mỹ); sớm ký Hiệp định FTA với Israel, UAE….

Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay các giải pháp để tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất

Chỉ đạo các nhiệm vụ cụ thể với các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng lưu ý Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay các giải pháp để tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất, nhất là lãi suất cho vay (xem xét cả đối với các khoản vay mới và đang còn dư nợ); tăng tín dụng, bảo đảm đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế; tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho sản xuất kinh doanh. Tập trung xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém, bảo đảm thanh khoản, an toàn hệ thống, chú trọng xử lý nợ xấu; thực hiện hiệu quả các gói tín dụng chính sách 40 nghìn tỷ đồng (hỗ trợ lãi suất 2%) và 120 nghìn tỷ đồng (cho vay nhà ở xã hội).

Bộ Tài chính tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời; triệt để tiết kiệm chi, cắt giảm chi thường xuyên. Thực hiện hiệu quả các chính sách gia hạn, giảm thuế, phí, lệ phí đã ban hành; đẩy nhanh hoàn thuế VAT. Tiếp tục nghiên cứu các chính sách, giải pháp hỗ trợ về tài khoá (nghiên cứu cân nhắc nếu thuận lợi thì báo cáo cấp có thẩm quyền có thể tăng thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng với quy mô khoảng 4-5% GDP trong những năm tới nhưng không ảnh hưởng đến trần nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia; vấn đề là phải sử dụng vốn có hiệu quả); đồng thời hoàn thiện phương án, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền về thuế tối thiểu toàn cầu. Khẩn trương xử lý thực chất, hiệu quả những tồn tại, bất cập của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành phân bổ vốn; đôn đốc, đẩy nhanh, quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Tiếp tục rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh; tập trung đôn đốc đẩy nhanh công tác quy hoạch hơn nữa, làm ngày đêm cho các địa phương.

Bộ Xây dựng thực hiện nghiêm Nghị quyết 33 của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; chương trình xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội; cùng Bộ Công an, các bộ, ngành, khẩn trương tháo gỡ vướng mắc về phòng cháy chữa cháy.

Bộ Giao thông vận tải tập trung chỉ đạo triển khai các dự án giao thông trọng điểm, nhất là các dự án cao tốc, chọn được nhà thầu xây dựng sân bay Long Thành; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, kịp thời xử lý những vướng mắc phát sinh.

Bộ Công Thương tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước; kích cầu tiêu dùng; mở rộng thị trường xuất khẩu; thúc đẩy đàm phán, ký kết các FTA mới; triển khai hiệu quả Quy hoạch điện VIII; kiên quyết không để thiếu điện, xăng dầu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm; tìm đầu ra cho nông sản, tập trung cho xuất khẩu chính ngạch; thực hiện nghiêm các giải pháp để sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU; chủ động phòng chống dịch bệnh, phòng chống hạn, xâm nhập mặn, khô hạn, sạt lở.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về quy hoạch đất đai, các thủ tục hành chính; khẩn trương xử lý các kiến nghị, vướng mắc của địa phương, doanh nghiệp về đất đai, môi trường; tăng cường dự báo, cảnh báo thiên tai, biến đổi khí hậu. Xử lý dứt điểm về nguyên vật liệu cho xây dựng hạ tầng giao thông.

Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai tốt tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2023; có giải pháp hiệu quả bảo vệ trẻ em trước tình trạng xâm hại, bạo lực, ma túy học đường, thương tích, đuối nước trong mùa hè; tổ chức đấu thầu công khai in sách giáo khoa...

 

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai đã công bố, bảo đảm việc thực hiện thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh tại các Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp xã (hoàn thành trước 20/7/2025).
1 giờ
Thời sự - Chính trị
Theo thông điệp được Tổng thống Trump chia sẻ, thỏa thuận này là thành quả của "các cuộc làm việc trực tiếp" với Tổng thống Indonesia, Prabowo Subianto.
20 giờ
Thời sự - Chính trị
Chiều 15/7, tại Nhà Quốc hội, Tổ công tác số 2090 và Tổ công tác số 2091 của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Nghị quyết số 60-NQ/TW) gắn với việc xây dựng, hoàn thiện văn kiện, công tác nhân sự.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Quyết định mới nhất của Tổng thống Donald Trump về việc áp đặt một loạt thuế quan sâu rộng, đặc biệt nhắm vào các đối tác lớn như Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, đã thổi bùng lên ngọn lửa căng thẳng, đẩy nguy cơ về một cuộc chiến thương mại toàn diện lên mức báo động cao nhất, gieo rắc bất ổn lên khắp các thị trường và đe dọa đà phục hồi vốn đã mong manh của kinh tế toàn cầu.
2 ngày
Hoạt động Hội
Sự kiện tiếp nối hành trình đối thoại chính sách cấp địa phương, quy tụ đông đảo doanh nhân, chuyên gia và nhà hoạch định nhằm kiến tạo giải pháp cho phát triển kinh tế tư nhân khu vực miền núi biên giới phía Bắc.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo quy định mới, hàng nhập khẩu có giá trị dưới 1 triệu đồng, sẽ áp dụng quy trình thu thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động qua các đơn vị chuyển phát nhanh.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại trạm Thượng Hải của Sing! Asia 2025, Phương Mỹ Chi tiếp tục chiến thắng thuyết phục vòng 'đấu đôi' với mashup Túy Âm và Lục Hải Vi Vương khi kết hợp với Kelou.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 luật đã được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua vào sáng 11/7.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tâm điểm của bức tranh kinh tế thế giới hôm nay là một sự đối lập sâu sắc: trong khi những đòn thuế quan cứng rắn từ Hoa Kỳ phủ bóng đen lên triển vọng thương mại và tăng trưởng toàn cầu, thì một "ngọn hải đăng" công nghệ mang tên Nvidia vẫn rực sáng, xô đổ mọi kỷ lục để trở thành công ty đầu tiên trên thế giới được định giá 4 nghìn tỷ USD.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong thông báo về các mức thuế quan mới với một số quốc gia tiếp theo của Tổng thống Mỹ Donald Trump,mức thuế đối với toàn bộ hàng nhập khẩu từ Brazil lên tới 50% và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi thư tới 14 quốc gia, thông báo về mức thuế mới bắt đầu từ ngày 1/8, trừ khi đạt được các thỏa thuận thương mại với Mỹ. Trong đó, mức thấp nhất phải chịu thuế là 25% và cao nhất là 40%.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Washington đã chính thức lên tiếng, xác nhận sẽ áp đặt các mức thuế quan mới từ ngày 1/8, đẩy hàng loạt quốc gia vào một cuộc chạy đua ngoại giao nghẹt thở để thoát khỏi các mức phạt nặng nề.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025 - hội nghị đầu tiên sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các báo cáo cho thấy, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt mức cao nhất so với cùng kỳ trong gần 20 năm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nhiều nội dung được đề xuất bổ sung vào dự thảo Nghị định 15 sửa đổi để giải quyết ngay hạn chế, bất cập liên quan đến việc tự công bố, hậu kiểm, quảng cáo sản phẩm...
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
1 tuần
Xem thêm