Thứ năm, 12/12/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thủ tướng: Tạo đà, tạo thế cho giai đoạn 2026-2030 đạt tăng trưởng hai con số

Thạch Hương
- 12:04, 07/12/2024

(DNTO) - Khai mạc phiên họp Chính phủ sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm 2024 khoảng trên 7%, năm 2025 khoảng 8% để tạo đà cho giai đoạn 2026-2030 đạt tăng trưởng hai con số.

Thủ tướng cho biết, trong tháng 11, ngoài các nhiệm vụ, công việc thường xuyên, có hai nhiệm vụ rất quan trọng là xây dựng, triển khai kế hoạch, phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương và chuẩn bị kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV với rất nhiều nội dung.

img3862-1733536963500496116174

Về công việc từ nay đến cuối năm, chuẩn bị cho đầu năm 2025, Thủ tướng cho biết, chúng ta phải làm cùng rất nhiều việc, trong đó có nhiều việc khó, phức tạp, nhạy cảm: Thứ nhất là tập trung tăng tốc, bứt phá, về đích năm 2024, đặc biệt là thúc đẩy tăng trưởng, giữ đà, giữ nhịp để quý IV tăng khoảng 7,5%, cả năm tăng trưởng khoảng trên 7%, góp phần vào thành tựu chung của kế hoạch 5 năm; thứ hai là tập trung sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy; thứ ba là tổng kết năm 2024 và xây dựng kế hoạch hoạt động của năm 2025.

Thủ tướng nêu rõ, bối cảnh, nhiệm vụ đòi hỏi các thành viên Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành, thủ trưởng các cơ quan, các cấp, các ngành, các địa phương dưới sự lãnh đạo của Đảng phải có tư duy đổi mới, đột phá với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, có trọng tâm, trọng điểm hơn, tổ chức thực hiện kịp thời, linh hoạt, hiệu quả với tinh thần "dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung"; "đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện; đã làm, đã thực hiện là phải có hiệu quả"; "Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, thì chỉ bàn làm, không bàn lùi". Các thành viên Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành, thủ trưởng các cơ quan cần có những sáng kiến, đột phá để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

Đặc biệt, với việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, làm tốt công tác tư tưởng cho chính bản thân mình và chính cơ quan, đơn vị mình, góp phần tạo sự thống nhất trong toàn hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Đảng.

Thủ tướng nêu rõ, sau phiên họp cần tổ chức thực hiện thật tốt để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của năm 2024; giữ nhịp phát triển trong năm 2025 với mục tiêu cao hơn mục tiêu Trung ương và Quốc hội đã giao, phấn đấu tăng trưởng khoảng 8%; tạo đà, tạo lực, tạo thế cho giai đoạn 2026-2030 với tăng trưởng hai con số để thực hiện các mục tiêu chiến lược đến năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước.

Tại phiên họp, báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nền kinh tế tiếp tục khẳng định sự phục hồi rõ nét, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; các địa phương động lực như TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai… dự báo tăng trưởng cao trong quý IV, dẫn dắt tăng trưởng cả nước năm 2024 có thể đạt và vượt 7%.

Các tổ chức quốc tế đánh giá cao, liên tục điều chỉnh dự báo tăng trưởng nước ta theo hướng ngày càng tích cực hơn; doanh nghiệp khôi phục niềm tin vào triển vọng kinh tế. IMF đánh giá Việt Nam là một trong những nước tăng trưởng cao nhất thế giới, xuất khẩu mạnh, thu hút FDI tốt; quy mô xuất khẩu hàng hóa đứng thứ 23 thế giới, nhập khẩu thứ 22 thế giới.

inh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân có xu hướng giảm dần, 11 tháng tăng 3,69% so với cùng kỳ. Hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục chuyển biến tích cực, lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch.

Đặc biệt, các động lực tăng trưởng từ phía cầu phục hồi tích cực. Tính chung 11 tháng, tổng vốn FDI đăng ký khoảng 31,4 tỷ USD, vốn FDI thực hiện khoảng 21,7 tỷ USD, tăng 7,1%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%; khách quốc tế khoảng 15,8 triệu lượt người, tăng 41%. Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng, hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử thuộc nhóm dẫn đầu thế giới.

Cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước tin tưởng và đánh giá cao về triển vọng tăng trưởng của nước ta, cam kết đầu tư và gắn bó lâu dài, đồng hành cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, điển hình như sự kiện ký kết giữa Chính phủ và Tập đoàn NVIDIA gần đây.

Đồng thời, nước ta quyết liệt tập trung hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh; xử lý tồn đọng, vướng mắc; đẩy mạnh đầu tư các dự án trọng điểm; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới...

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nhận định, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là từ bên ngoài. Khối lượng công việc tháng cuối năm là rất lớn, các cấp, ngành, địa phương cần nỗ lực, quyết tâm cao nhất để giải quyết các nhiệm vụ tồn đọng, bảo đảm tiến độ, chất lượng nhiệm vụ phát sinh; khai thác hiệu quả xu hướng sản xuất, tiêu dùng cuối năm để tăng trưởng cả năm đạt và vượt mục tiêu.

Dự kiến tình hình thế giới tiếp tục diễn biến rất phức tạp, khó lường, nhiều khó khăn, thách thức, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Chính phủ một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp chính trong thời gian tới. Trong đó, triển khai tổng kết Nghị quyết 18 về sắp xếp tổ chức bộ máy theo chỉ đạo của Trung ương và kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bảo đảm tiến độ và chất lượng theo yêu cầu; hoàn thành dứt điểm các nhiệm vụ, công việc của năm 2024; ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành các chương trình, đề án, kế hoạch để tổ chức thực hiện ngay từ đầu năm 2025, tạo đà tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.

"Tiếp tục tập trung ưu tiên nguồn lực cho công tác hoàn thiện thể chế, xác định thể chế là "đột phá của đột phá", tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư. Đồng thời tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ và làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống về đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu, bảo đảm nguồn cung và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán năm 2025", Bộ trưởng Dũng nêu giải pháp.

"Cởi trói" để mở rộng sản xuất kinh doanh

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh công việc từ nay đến cuối năm và đầu năm 2025, chúng ta phải làm cùng lúc 3 nhóm nhiệm vụ lớn, trong đó có nhiều việc khó, phức tạp, nhạy cảm: Thứ nhất là tập trung tăng tốc, bứt phá, về đích năm 2024; thứ hai là tập trung sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; thứ ba là tiến hành tổng kết công tác năm 2024 và xây dựng kế hoạch hoạt động của năm 2025.

Chỉ rõ 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Thủ tướng lưu ý tập trung cao độ công tác tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW và đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả". Tạo sự thống nhất trong nội bộ, trong tư tưởng, thực hiện tốt kế hoạch, định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ; các bộ ngành giảm ít nhất 15% đầu mối bên trong.

Thủ tướng yêu cầu ngay trong tuần tới, dành thời gian ưu tiên cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, VPCP sắp xếp lịch cho các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực họp với các bộ ngành theo kế hoạch Thủ tướng đã phân công.

Về chính sách tiền tệ, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tập trung giữ ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối; bảo đảm thủ tục thuận lợi, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng, tập trung cho sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; phấn đấu giảm lãi suất cho vay, tăng trưởng tín dụng cả năm khoảng 15%.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền khẩn trương tháo gỡ vướng mắc để khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu công trình, giảm sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.

Ở nhóm nhiệm vụ khác, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng, kéo dài, Ngân hàng Nhà nước khẩn trương hoàn thiện phương án xử lý, có giải pháp đột phá xử lý Ngân hàng SCB; Bộ Công an vào cuộc điều tra ngay những vi phạm trong đấu giá đất, các hành vi thao túng thị trường. Tổ chức tốt các hoạt động đối ngoại và triển khai ngay các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao...

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Các chuyên gia cho rằng tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam có thể đạt 7,06% và năm 2025 thậm chí cao hơn nếu giải quyết những khó khăn nội tại của doanh nghiệp cũng như thúc đẩy đầu tư công.
6 giờ
Văn hoá - Xã hội
Sau 3 năm âm thầm dành nhiều tâm sức cho dự án phát hành Album B369, sản phẩm âm nhạc được anh kỳ công đầu tư suốt 3 năm qua, Trịnh Thăng Bình không khỏi xúc động khi nhìn thấy thành quả được khán giả và bạn bè đón nhận.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Những lý do như xin chủ trương phê duyệt, giải phóng mặt bằng… đã được Quốc hội tháo gỡ bằng việc sử đổi nhiều bộ luật liên quan. Việc còn lại của giải ngân đầu tư công nằm ở chính những người thực hiện.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Với những dấu hiệu tích cực của dòng tiền, các chuyên gia đánh giá chỉ số VN-Index có thể tiếp tục vận động đi lên và hướng tới vùng kháng cự mạnh 1.280-1.300 điểm trong tuần giao dịch mới (9-13/12).
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Khai mạc phiên họp Chính phủ sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm 2024 khoảng trên 7%, năm 2025 khoảng 8% để tạo đà cho giai đoạn 2026-2030 đạt tăng trưởng hai con số.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Việc giữ giá điện thấp lâu dài sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn cung, gây áp lực lớn lên nền kinh tế trong khi chủ yếu mang lại lợi ích cho doanh nghiệp FDI. Vì vậy cần tạo ra thị trường điện cạnh tranh để đảm bảo an ninh lương thực.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Sau Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đề xuất thành lập khu thương mại tự do. Chuyên gia cho rằng Việt Nam có cơ hội tiến tới trở thành quốc gia thương mại tự do giống như Singapore.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chiều 30/11, với 464/464 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, (100% đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thành), Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chiều 30/11, với 443/454 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đại biểu Quốc hội đề nghị cần mở rộng phạm vi quản lý đối với doanh nghiệp có dưới 50% vốn Nhà nước và quy định về nguyên tắc quản lý: Dòng tiền Nhà nước đi tới đâu thì Nhà nước theo dõi, quản lý tới đó, và chỉ quản lý dựa theo tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Luật được Quốc hội thông qua bổ sung quy định xác định rõ 6 hành vi được coi là thao túng thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh đặc biệt của thế giới và trong nước vừa tạo công cuộc đổi mới, sáng tạo, phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam những triển vọng mới đầy hứa hẹn, vừa đặt ra những nhiệm vụ mới hết sức nặng nề.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10% hoặc có thể thấp hơn với các cơ quan báo chí.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Đại biểu Quốc hội đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm các quốc gia theo hướng tăng, có thể là 20%, thay vì 10% như dự thảo và xây dựng lộ trình tăng thuế phù hợp đến năm 2030.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 27/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Trước đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật phòng không nhân dân; thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035...
2 tuần
Xem thêm