Thứ bảy, 24/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thủ tướng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và lắng nghe hiến kế

Thạch Hương
- 10:52, 11/08/2022

(DNTO) - Thủ tướng bày tỏ chia sẻ với những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp trong thời gian qua. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mong muốn lắng nghe chia sẻ, đề xuất, sáng kiến của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội để cùng khắc phục những điểm nghẽn trong triển khai chính sách.

Sáng nay, 11/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp có chủ đề "Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững". Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp tại đầu cầu Hà Nội, kết nối trực tuyến với nhiều đầu cầu trên cả nước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại, vào thời điểm này năm ngoái (8/8/2021), dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến hết sức phức tạp.

Đến nay, sau 2 năm chống dịch và 7 tháng đầu năm 2022, nhiệm vụ lớn nhất là kiểm soát dịch bệnh chúng ta đã làm được. Về kinh tế, chúng ta giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, GDP tăng 7,72% trong quý II năm 2022, bảo đảm các cân đối lớn (thu-chi, xuất nhập khẩu, lương thực-thực phẩm, năng lượng, cung cầu lao động), đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nhìn chung được nâng lên.

Thủ tướng bày tỏ chia sẻ với những khó khăn, thách thức mà các doanh nghiệp gặp phải khi vừa chống dịch, vừa thực hiện trách nhiệm xã hội, vừa duy trì hoạt động kinh doanh trong thời gian qua; cảm ơn sự đóng góp tích cực, quan trọng của các doanh nghiệp với công tác phòng, chống dịch Covid-19 về vaccine, thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế…, thể hiện trách nhiệm xã hội rất cao trong những lúc đất nước gặp khó khăn, thách thức, với tình cảm, tinh thần nhân văn cao cả theo truyền thống, đạo lý "lá lành đùm lá rách".

Thủ tướng chúc mừng các doanh nghiệp đã phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, vượt khó vươn lên, cơ bản các doanh nghiệp phát triển được trong bối cảnh vừa qua, đạt nhiều kết quả rất đáng trân trọng.

Thủ tướng dành nhiều thời gian phân tích về tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, chưa có tiền lệ trong thời gian qua, ảnh hưởng mạnh đến kinh tế toàn cầu cũng như từng quốc gia. Theo đó, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gia tăng, xung đột Nga - Ukraine vẫn kéo dài, khó đoán định. Chuỗi cung ứng, lao động, sản xuất tiếp tục đứt gãy cục bộ; giá cả nguyên vật liệu, đầu vào và giá nông sản quan trọng có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, tiềm ẩn biến động, lạm phát ở nhiều nước tăng cao kỷ lục kể từ 3-4 thập kỷ gần đây. Nhiều quốc gia, trong đó có những đối tác lớn của nước ta thay đổi chính sách theo hướng tăng lãi suất, thắt chặt tiền tệ, tài khóa. Rủi ro về tài chính, tiền tệ, nợ công và nguy cơ suy thoái kinh tế tiếp tục xu hướng gia tăng. Các tổ chức quốc tế tiếp tục điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022.

Với Việt Nam, nền kinh tế có độ mở lớn, quy mô còn hạn chế, sức chống chịu có hạn; khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi. Mặc dù có những thuận lợi, kế thừa thành quả của những nhiệm kỳ trước, song vẫn có những khó khăn nội tại, những vấn đề tồn đọng nhiều năm phải xử lý.

Trên cơ sở nhận diện thời cơ, thách thức, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mong muốn lắng nghe các chia sẻ, đề xuất, sáng kiến của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội để cùng tháo gỡ khó khăn, khắc phục những điểm nghẽn trong triển khai chính sách; đồng thời, hiến kế bổ sung các giải pháp trên tinh thần "lợi ích thì hài hoà, rủi ro thì chia sẻ"; góp phần phát triển kinh tế-xã hội nói chung, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển doanh nghiệp đúng hướng, lành mạnh, bền vững.

Ngành logistics đề xuất tiếp tục duy trì giá xăng dầu ổn định như hiện nay cho tới quý II/2023

19345285_xu-huong-cong-viec-nganh-logistics-4

Tại hội nghị, ông Lê Quang Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam đề xuất 2 vấn đề: Thứ nhất, đẩy mạnh vận tải, phát triển chuỗi cung cứng vận tải, các thương hiệu vận tải.

Thứ hai, tăng tính kết nối dựa trên các nền tảng trung tâm logistics lớn, kết nối các hệ sinh thái của Việt Nam, đặc biệt hệ thống cảng biển quốc gia.

Đối với ngành hàng hải, hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh cảng bên cạnh các khu kinh tế lớn. Để tận dụng tối đa sức mạnh và hệ sinh thái, việc hỗ trợ phát triển đội tàu, cảng mang thương hiệu Việt Nam là hết sức cần thiết.

Vừa qua, trong đợt khủng hoảng giá cước (tăng gấp 5-7 lần), lợi nhuận "rơi vào túi" các hãng lớn của nước ngoài. Rõ ràng, Việt Nam chưa được hưởng lợi nhiều trong vấn đề này nên việc đẩy mạnh đội tàu, trong đó có container, là rất quan trọng. Hiện nay, ngoài cơ chế hỗ trợ đã được Chính phủ, bộ ngành quan tâm thì việc phát triển đội tàu cần hoàn thiện chính sách về mua sắm, đấu thầu.

Ngoài ra, vận tải phải liên kết được hàng hoá, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp logistics, vận tải, hàng hải thì cơ chế cần phù hợp với các yếu tố quốc tế, đồng thời hài hoà với điều kiện trong nước. Việt Nam là nước nhập khẩu lớn một số mặt hàng như: than (từ 40-70 triệu tấn/năm) hay xuất khẩu clinker/xi măng trên 25 triệu tấn. Tuy nhiên, đội tàu Việt Nam còn khá nhỏ bé so với đội tàu thế giới nên rất cần cơ chế dành quyền vận tải cho 20-30% sản lượng XNK đó cho đội tàu Việt Nam (trên cơ sở giá thắng thầu vận tải). Các nước khác như Indonesia, Philipines đều áp dụng cơ chế này.

"Bên cạnh đó, về phát triển một số hoạt động liên quan đến vận tải đường bộ, Chính phủ đã nỗ lực hỗ trợ hết sức, ví dụ như bình ổn giá xăng dầu. Doanh nghiệp logistics đánh giá rất cao nỗ lực và kết quả đạt được trong điều hành của Chính phủ vừa qua. Theo tôi, cần tiếp tục duy trì và đảm bảo giá xăng dầu ổn định như hiện nay, ít nhất cho tới quý II/2023", ông Hưng nêu.

Đối với ngành công nghiệp ô tô, ông Phạm Văn Tài, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco), kiến nghị một số giải pháp để tạo động lực phục hồi phát triển sản xuất kinh doanh nhanh và bền vững. 

Cụ thể, đối với ngành công nghiệp ô tô, để giúp doanh nghiệp lắp ráp sản xuất ô tô trong nước gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, kiến nghị Chính phủ xem xét trình Quốc hội sửa đổi bổ sung Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó giá tính thuế giá trị đặc biệt đối với ô tô sản xuất trong nước được tính theo hướng: Giá trị sản xuất trong nước (tức là tỷ lệ nội địa hóa) được khấu trừ vào giá thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đối với ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ, kiến nghị Chính phủ sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung Luật Phát triển công nghiệp vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2023 được Quốc hội thông qua, tạo hành lang pháp lý để thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp, thúc đẩy xây dựng nền công nghiệp tự chủ góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ đã ký Công điện về việc tập trung hoàn thành rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
14 giờ
Thời sự - Chính trị
Các giám đốc điều hành Phố Wall đang chuẩn bị kế hoạch để mở rộng sang thị trường Trung Đông, không lâu sau khi các quốc gia trong khu vực này tuyên bố họ có hơn 2 nghìn tỷ đô la dành riêng cho hoạt động tại Hoa Kỳ.
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Phát biểu tại buổi họp báo ngày 20/5, ông Trần Trọng Dũng - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, Giải đi bộ - chạy bộ “Tự hào Thành phố tôi yêu” Cúp Agribank 2025 sẽ chính thức xuất phát vào ngày 15/6/2025 tại TP. Hồ Chí Minh với khoảng 6.000 VĐV tham gia.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Lịch sử xã hội loài người cứ tiến lên theo quy luật của nó với những nấc thang phát triển xã hội sau cao hơn xã hội trước và cuối cùng nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Năm trong số sáu nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đã báo cáo tăng trưởng Quý 1/2025 với kết quả đáng thất vọng, cho thấy động lực phát triển kinh tế trong vùng đang dần phai nhạt ngay cả trước khi các mức thuế quan của Mỹ đi vào hiệu lực.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/5.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Quốc hội bước sang tuần làm việc thứ ba tại Kỳ họp thứ 9 với việc xem xét hàng loạt dự án luật và các vấn đề quan trọng, trong đó có 2 dự án đường bộ cao tốc và việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và đổi mới công tác xây dựng & thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Để thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 68-NQ/TW, cần tập trung sửa đổi cơ bản hệ thống pháp luật, gồm sửa luật thuộc thẩm quyền Quốc hội và sửa các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền Chính phủ, bộ, ngành.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Quốc hội xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định tại Nghị quyết số 55 đến hết ngày 31/12/2030 theo Tờ trình của Chính phủ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong một tuyên bố chung, các quan chức hai bên cho biết họ sẽ giảm thuế quan, với bình luận: "...nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế và thương mại bền vững, lâu dài và cùng có lợi".
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế được đăng bởi Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thường trực Chính phủ yêu cầu tháo gỡ, tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Xuất khẩu từ Trung Quốc đã tăng 8,1% vào tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa ước tính tăng 1,9%. Số liệu này cũng cho thấy lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm hơn 21%, trong khi lượng hàng nhập khẩu giảm gần 14%.
1 tuần
Xem thêm