Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thế giới năm 2021

GS.TS. Vũ Văn Hiền
- 13:43, 08/01/2021

(DNTO) - Thế giới bước vào năm 2021 với những chuyển biến lớn lao diễn ra một cách nhanh chóng, bất ổn, bất định, khó lường.

Sau một năm 2020 vô vàn khó khăn, lo sợ vì đại dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19), ai cũng hướng tới năm 2021 với hy vọng có thể chiến thắng dịch bệnh, đón chào một năm mới với nhiều điều tốt đẹp.

Tuy nhiên, nỗi đau khổ đó vẫn chưa chấm dứt. Đại dịch Covid-19 đã gây ra thảm họa chưa từng có trong lịch sử nhân loại và chính nó gây ra nhiều cuộc khủng hoảng, mất mát khó kiểm soát. Ngoài những thiệt hại to lớn về vật chất, dịch bệnh đã làm tổn hại đến tinh thần con người không thể bù đắp được. Đã có một số yếu tố lạc quan như nhiều loại vaccine đã được điều chế thành công và đang được tiến hành tiêm chủng ở một số nước cùng với những kinh nghiệm bước đầu được đúc rút sau khi những thành công của thế giới trong phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, biến thể mới của Virus SARS-COV-2 đã xuất hiện ở Anh và đang lây lan nhanh chóng ra hàng chục nước, tình hình dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát trên phạm vi toàn thế giới.

Còn sớm để tự tin chiến thắng Covid-19 nhưng có nhiều lý do để lạc quan về triển vọng thế giới năm 2021. Ảnh: TL

Còn sớm để tự tin chiến thắng Covid-19 nhưng có nhiều lý do để lạc quan về triển vọng thế giới năm 2021. Ảnh: TL

Nhìn nhận một cách tổng thể, diện mạo thế giới năm 2021 và những năm tiếp đó có những chuyển biến trên một số đường nét chính yếu sau:

Thứ nhất, về xu hướng đa cực, đa trung tâm và sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn.

Thực tế cho thấy trong tương quan lực lượng trên thế giới hiện nay, Mỹ tiếp tục duy trì được tiềm lực mạnh nhất cả về chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ và quân sự trong vòng 10-15 năm tới. Tuy nhiên sức mạnh tương đối so sánh với các nước lớn khác đang bị thu hẹp, vị trí số một thế giới của Mỹ ngày càng bị thách thức và có nguy cơ bị một số nước vượt qua trong một số lĩnh vực nhất định.

Trong khi đó, Nga mặc dù đang gặp nhiều khó khăn thách thức nhưng vẫn khẳng định vai trò của một cường quốc, cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ trong việc can dự và giải quyết nhiều vấn đề lớn của thế giới. Nga đã thành công trong việc bảo vệ lợi ích chiến lược tại Ucraina và nhiều khu vực khác trong không gian “hậu Xô viết”, ngăn chặn đáng kể bước “Đông tiến” của Mỹ và NATO; tham gia trực tiếp vào cuộc chiến chống IS và ngăn chặn Mỹ - Phương Tây can thiệp quân sự sâu vào Xy-ry. Mục tiêu lâu dài của Nga là khôi phục lại vị thế siêu cường của Liên Xô trước đây, song tới năm 2021, vị thế của Nga vẫn chưa được cải thiện đáng kể.

Đến năm 2021, Nhật Bản vẫn là cường quốc kinh tế thế giới nhưng nhiều khả năng sẽ bị Ấn Độ thách thức ở vị trí số 3. Mục tiêu chiến lược của Nhật Bản là trở thành một cường quốc phát huy ảnh hưởng cả về kinh tế, chính trị và quân sự trong khu vực và trên thế giới. Về đối ngoại, chính phủ Nhật Bản triệt để phát huy công cụ “ngoại giao kinh tế”, sửa đổi Hiến pháp, gỡ bỏ một số ràng buộc nội bộ để tăng quyền tự do hành động trong một số vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ, cùng Mỹ liên kết chặt chẽ và chia sẻ trách nhiệm. Ở khu vực, Nhật Bản tập trung xử lý quan hệ với Trung Quốc, mức độ tùy thuộc lợi ích kinh tế giữa Nhật Bản và Trung Quốc tiếp tục gia tăng nhưng căng thẳng nhất là tranh chấp trên biển ngày càng gia tăng. Nhật Bản quan tâm hơn tới các nước Đông Nam Á vì lợi ích chiến lược và lợi ích kinh tế, tham gia tích cực hơn các cơ chế hợp tác do ASEAN chủ đạo để có vai trò lớn hơn.

Nhiều dự báo cho thấy, đến năm 2021, Ấn Độ sẽ rút ngắn khoảng cách với Nhật Bản để chuẩn bị trở thành nền kinh tế thứ 3 thế giới, thậm chí có thể ở vị trí cao hơn vào năm 2050. Về đối ngoại, Ấn Độ tiếp tục duy trì cân bằng quan hệ với các nước lớn, trước hết là Mỹ và Trung Quốc, nhưng cạnh tranh lợi ích và ảnh hưởng với Trung Quốc sẽ gay gắt hơn. Ấn Độ tiếp tục khẳng định ảnh hưởng của mình ở khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương, đẩy mạnh chiến lược “hướng Đông” và gia tăng ảnh hưởng ở Đông Nam Á và Đông Á, quan tâm hơn đến an ninh biển và bảo vệ trật tự trên biển.

Liên minh Châu Âu (EU) có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị trên thế giới. Các thành viên trong EU sẽ tiếp tục duy trì quan hệ đồng minh chiến lược với Mỹ trong các vấn đề toàn cầu; tăng cường liên kết quốc phòng để tự phòng thủ và bảo vệ quyền lợi ở các khu vực cận kề Châu Âu; tiếp tục nâng cao vai trò và vị thế của EU trên cơ sở đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức đa phương quốc tế; quan tâm hơn tới quan hệ với các nước Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó chú trọng thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc về kinh tế. Hiện tại nội bộ EU và trong từng nước của EU cũng đang nảy sinh những thách thức chưa từng có về khủng hoảng người tị nạn, nợ công, nguy cơ khủng bố và đặc biệt là việc Anh ra khỏi EU.

Một trong những đối thủ nặng cân nhất cạnh tranh vị trí của Mỹ trong trật tự thế giới là Trung Quốc. Với mục tiêu chiến lược xuyên suốt là vươn lên thành cường quốc số 1 thế giới, Trung Quốc tập trung phát triển kinh tế và đầu tư mạnh về quân sự. Trung Quốc tuyên bố “vĩnh viễn không xưng bá, vĩnh viễn không bành trướng”, nhưng lại nhấn mạnh nhiệm vụ hàng đầu của chính sách đối ngoại là kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển quốc gia, “quyết không khuất phục trước bất cứ sức ép nào từ bên ngoài”. Trung Quốc đòi hỏi “quyền lợi và nghĩa vụ cân bằng” khi tham gia quản trị toàn cầu; ưu tiên các cơ chế khu vực và liên khu vực mà Trung Quốc có lợi ích, hướng các cơ chế này vào phục vụ tốt nhất cho lợi ích của Trung Quốc. Trung Quốc đang từng bước từ bỏ chính sách “giấu mình chờ thời”; tự tin và thực dụng hơn trong đối ngoại; sử dụng mạnh hơn “con bài kinh tế” trong quan hệ với các nước; chủ động và cứng rắn hơn trong quan hệ với các nước lớn, các nước láng giềng, nhất là trong những vấn đề Trung Quốc coi là có lợi ích “cốt lõi”; Trung Quốc đang từng bước thúc đẩy thay đổi trật tự khu vực và thế giới.

Thực tế tình hình trên cho thấy trật tự thế giới đang trong quá trình diễn biến nhanh chóng theo hướng đa trung tâm, đa cực.

Thứ hai, các vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống ngày càng nghiêm trọng.

Ngày nay tất cả các quốc gia trên thế giới đều chịu tác động của vấn đề toàn cầu như khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, phổ biến vũ khí hủy diệt, thảm họa thiên tai, thảm họa môi trường sinh thái, nghèo đói và dịch bệnh, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh mạng. Đại dịch Covid-19 với sức lan tỏa vô cùng nhanh chóng trên khắp thế giới thực sự đã trở thành thảm họa của nhân loại. Bên cạnh đó, cạn kiệt tài nguyên, nhất là năng lượng và nguồn nước đang là vấn đề nổi trội, tác động tới an ninh và phát triển của nhiều nước, nhiều khu vực. Nhu cầu về tài nguyên của các nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi và các nền kinh tế của các nước đang phát triển sẽ tăng vọt dẫn tới việc cạnh tranh các nguồn tài nguyên vốn đã gay gắt sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Tin nên đọc


Cùng với những vấn đề đe dọa an ninh toàn cầu và an ninh phi truyền thống nêu trên, an ninh biển cũng đang nổi lên trong thời gian tới. An ninh biển không chỉ liên quan đến an toàn các tuyến đường hàng hải mà ngày càng mở rộng ra các khía cạnh khác như an ninh môi trường biển, các nguồn lợi hải sản. Do tác động của việc gia tăng các tranh chấp biển, đảo và các chuyển biến của an ninh phi truyền thống khác, an ninh biển sẽ trở thành một trong những vấn đề chi phối quan hệ giữa các nước.

Trong một bài phát biểu của mình, cựu Tổng Thư ký Liên hợp quốc Bakimun đã nhận xét: “chân trời có vẻ tối đi”. Thế giới đang ở trong thời kỳ có nhiều xáo động. Chủ nghĩa dân tộc nổi lên rất mạnh, chủ nghĩa phân hóa cũng đang phát triển và những tư tưởng cũng như hành vi công quyền, cực đoan đang trỗi dậy. Vấn đề dân tộc, tôn giáo chưa bao giờ phức tạp như bây giờ. Tất cả những điều đó không thể giải quyết trong một sớm, một chiều, mà sẽ kéo dài, vô cùng phức tạp.

Thứ ba, về tình hình kinh tế thế giới

Thực tế hiện nay và dự báo trong một số năm tới, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, địa vị của các nền kinh tế lớn trên thế giới đang bị xáo trộn. Nổi bật nhất là sự phát triển kinh tế của các nước gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại. Hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra ảnh hưởng tới nhiều nước, nhất là ảnh hưởng tới nhiều nước, nhất là một số nền kinh tế lớn. Kinh tế Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ suy giảm nghiêm trọng, khu vực đồng tiền chung Châu Âu vừa gặp phải một cú sốc mạnh là nước Anh rời khỏi EU, nay lại vấp vào cuộc khủng hoảng này nên cũng sụt giảm mạnh hơn. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng đang chậm dần lại bồi thêm thiên tai và dịch bệnh nên càng đối mặt với những khó khăn chồng chất. Hiện tại các nước phải tập trung cấu trúc lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, hướng tới phát triển trong điều kiện mới nhưng vẫn chưa thể lấy lại đà tăng trưởng một cách mạnh mẽ trong những năm tới.

Mọi người đều hướng tới năm 2021 với hy vọng có thể chiến thắng dịch bệnh, đón chào một năm mới với nhiều điều tốt đẹp. Ảnh: TL

Mọi người đều hướng tới năm 2021 với hy vọng có thể chiến thắng dịch bệnh, đón chào một năm mới với nhiều điều tốt đẹp. Ảnh: TL

Thứ tư, về tình hình khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Về kinh tế, Châu Á – Thái Bình Dương luôn chiếm tỷ trọng lớn trong kinh tế thế giới. Chỉ riêng các nền kinh tế thành viên Diễn đang Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) đã chiếm hơn 40% dân số, 55% tổng GDP và 44% thương mại thế giới. Những năm qua, trong khi các khu vực khác gặp khó khăn kinh tế, các nước Châu Á – Thái Bình Dương vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao và trở thành đầu tầu phục hồi kinh tế thế giới.

Về chính trị, Châu Á – Thái Bình Dương trở thành một trong những khu vực biến động nhất thế giới. Tính chất phức tạp của tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo ở khu vực; quá trình Trung Quốc vươn ra cả về kinh tế và quân sự cùng với việc Mỹ thúc đẩy chiến lược tăng cường sự hiện diện mọi mặt, nhất là về an ninh, quân sự làm cho khu vực luôn ở trạng thái hòa dịu xen lẫn căng thẳng. Các vấn đề do lịch sử để lại, tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo và những biến động chính trị, chiến lược cũng làm cho chủ nghĩa dân tộc ở một số địa bàn nổi lên mạnh mẽ.

ASEAN và từng nước thành viên đều đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Tốc độ liên kết còn chậm. Việc xây dựng Cộng đồng có tiến triển nhưng mức độ thực chất còn thấp. ASEAN tiếp tục là một tổ chức không thật chặt chẽ nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa lợi ích giữa các nước lớn đối với khu vực.

Những dự báo nêu trên cho thấy, tình hình thế giới, khu vực hiện nay và trong thời gian tới vừa tạo cho công cuộc đổi mới và quá trình hội nhập quốc tế của nước ta có những triển vọng mới đầy hứa hẹn, vừa đặt ra những nhiệm vụ mới hết sức to lớn, nặng nề. Thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ đan xen nhau và cùng tác động tới chiều hướng phát triển đất nước. Vấn đề là phải chủ động nắm bắt thời cơ, thúc đẩy công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa có bước phát triển mới; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, phát huy lợi thế so sánh mới để vươn lên, phát triển nhanh và bền vững; tận dụng thế và lực đang có, tạo thế và lực mới; đồng thời luôn tỉnh táo để phòng tránh và đẩy lùi những nguy cơ có thể nảy sinh, bảo đảm cho sự phát triển của đất nước ổn định, đúng hướng, thực hiện mục tiêu cao cả: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.    

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thu thuế với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng tại Việt Nam.
3 giờ
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
23 giờ
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Xem thêm