Thứ tư, 26/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

'Thắng lớn' từ dầu thô, thu ngân sách 10 tháng ước đạt 1,221 nghìn tỷ đồng

Hồng Gấm
- 13:30, 03/11/2021

(DNTO) - Dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19, thu ngân sách Nhà nước 10 tháng năm 2021 đạt 90,9% dự toán, tăng 5,5% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, thu ngân sách từ dầu thô và hoạt động xuất nhập khẩu vượt dự toán, về đích sớm so với kế hoạch.

Thu ngân sách từ dầu thô và hoạt động xuất nhập khẩu vượt dự toán, tăng tốc về đích thu ngân sách. Ảnh: TL.

Thu ngân sách từ dầu thô và hoạt động xuất nhập khẩu vượt dự toán, tăng tốc về đích thu ngân sách. Ảnh: TL.

Thu ngân sách 10 tháng đạt 1.221 nghìn tỷ đồng

Bộ Tài chính đánh giá, dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) 10 tháng vẫn đảm bảo tiến độ dự toán và tăng so với cùng kỳ nhờ đà tăng trưởng của nền kinh tế từ những tháng cuối năm 2020. Một số ngành, lĩnh vực được hưởng lợi từ chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, duy trì được mức tăng trưởng khả quan tạo thêm nguồn thu cho NSNN như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản...

Bên cạnh đó, giá dầu tăng 20,6 USD/thùng so với giá dự toán, góp phần tăng thu NSNN từ dầu thô.

Cụ thể, thu từ dầu thô đạt 33,3 nghìn tỷ đồng, bằng 143,6% dự toán, tăng 12,5% so cùng kỳ; giá dầu thanh toán bình quân 10 tháng đạt 65,6 USD/thùng, cao hơn 20,6 USD/thùng so với giá dự toán; sản lượng thanh toán đạt 7,38 triệu tấn, bằng 91,9% kế hoạch.

Bên cạnh đó, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 12,95 nghìn tỷ đồng trên cơ sở tổng số thu thuế đạt gần 28 nghìn tỷ đồng; hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ là 15 nghìn tỷ đồng.

Lũy kế thu NSNN 10 tháng đạt 1.221 nghìn tỷ đồng, bằng 90,9% dự toán, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2020 (ngân sách trung ương đạt 87% dự toán, ngân sách địa phương đạt 95,7% dự toán).

Trong đó, thu nội địa đạt 996,7 nghìn tỷ đồng, bằng 87,9% dự toán, tăng 1,9% so cùng kỳ năm 2020 (đạt 77,4% dự toán, giảm 5%).

Cũng theo báo cáo của Vụ Ngân sách nhà nước, có 53 địa phương thu nội địa 10 tháng đạt trên 83% dự toán, trong đó, 49 địa phương thu đạt trên 88% dự toán. Bất chấp khó khăn vì đại dịch, có 41 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ, cá biệt, một số địa phương có mức tăng trưởng thu trên 15%. Chỉ có 10 địa phương có tiến độ thu dự toán đạt thấp.

Chi 10 tháng đạt 1.149,4 nghìn tỷ đồng, cân đối NSNN 10 tháng có thặng dư

Về chi NSNN, thực hiện 10 tháng ước đạt 68,1% dự toán, trong đó, chi thường xuyên đạt 77% dự toán; chi trả nợ lãi đạt 77,6% dự toán.

Riêng tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển vẫn chậm được cải thiện, mới đạt 55,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2020 đạt 27,25%), trong đó vốn trong nước đạt 60,89%, vốn ngoài nước chỉ đạt 15,29% kế hoạch.

Vẫn còn 2 cơ quan là Liên hiệp Các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp Các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam chưa giải ngân kế hoạch vốn được giao năm 2021.

Theo Bộ Tài chính, ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đã ưu tiên bố trí chi cho phòng, chống dịch Covid-19.

Ước tính 10 tháng, NSNN đã chi 50,77 nghìn tỷ đồng cho phòng, chống dịch với 31,55 nghìn tỷ đồng và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với 19,22 nghìn tỷ đồng.

Trong số đó, trung ương đã chi 24,88 nghìn tỷ đồng để mua vaccine và chi cho phòng, chống dịch; mua bù gạo dự trữ quốc gia đã xuất cấp để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch và hỗ trợ các địa phương.

Các địa phương đã chi từ ngân sách địa phương là 25,89 nghìn tỷ đồng cho phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đã xuất cấp vật tư, trang thiết bị dự trữ quốc gia cho phòng, chống dịch và 153,3 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hậu quả thiên tai, cứu trợ cho nhân dân trong dịp tết, giáp hạt đầu năm và một số địa phương bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Về cân đối NSNN, do tiến độ chi thấp hơn tiến độ thu ngân sách nên Bộ Tài chính đã chủ động điều hành việc phát hành trái phiếu Chính phủ để vừa sử dụng có hiệu quả ngân quỹ nhà nước, vừa đảm bảo nguồn thanh toán, chi trả kịp thời các khoản nợ gốc đến hạn và góp phần định hướng sự phát triển của thị trường, cơ cấu lại nợ công...

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Chính phủ Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ bởi một phần của khoản nợ 36.600 tỷ USD trong giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội nước này không hành động để nâng trần vay nợ của Washington - Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) Mỹ cảnh báo vào ngày 24/3.
13 giờ
Thời sự - Chính trị
Dự kiến có khoảng 100.000 công chức, viên chức nghỉ việc do sáp nhập, tinh gọn bộ máy. Song hành với những áp lực lên thị trường lao động là những thuận lợi mang lại cho thị trường này trong thời gian tới.
16 giờ
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Một trong những điểm nổi bật của chiến lược này là việc chuyển hướng dòng tiền tiết kiệm từ ngân hàng sang các công cụ thị trường vốn có lợi suất cao hơn.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tư nhân phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nâng cao lượng và chất tạo thành một lực lượng vững mạnh đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Quyết định hoãn áp thuế của EU đặt ra nhiều câu hỏi về chiến lược thương mại và mối quan hệ với Mỹ.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tập đoàn Vingroup vừa có văn bản gửi UBND TP. Hồ Chí Minh, Sở Giao thông công chánh Thành phố đề xuất đầu tư tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm TP. Hồ Chí Minh với huyện Cần Giờ.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Cách đây không lâu, các quan chức tài chính Fed chỉ đã dự đoán một cuộc ‘hạ cánh mềm’ cho nền kinh tế Mỹ trong 2025. Nhưng tương lai này đã hoàn toàn thay đổi khi Tổng thống Donald Trump thắng cử.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 20/3, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
5 ngày
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay đang bộc lộ rõ những bất cập trước bối cảnh chi phí sinh hoạt leo thang, lương tối thiểu tăng và thu nhập thực tế của người dân biến động mạnh.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ đề nghị Tập đoàn Airbus tiếp tục hợp tác với các hãng hàng không của Việt Nam để phát triển ngành công nghiệp hàng không tại Việt Nam, bao gồm việc phát triển đội tàu bay của Việt Nam, quan tâm, xem xét việc sớm bàn giao các đơn hàng tàu bay đã ký hợp đồng cho các hãng hàng không Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đội bay của các hãng trong thời gian tới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong khi các nền kinh tế lớn như Mỹ và EU bị chia rẽ bởi những tranh chấp thương mại kéo dài, Trung Quốc đã tận dụng thời cơ để thu hút đầu tư, mở rộng thị trường và gia tăng ảnh hưởng toàn cầu.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp nghe báo cáo về xây dựng và lộ trình áp dụng các quy chuẩn Việt Nam về khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành, chiều 13/3.
1 tuần
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
1 tuần
Xem thêm