Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Tăng cảnh báo sớm, kiện phòng vệ thương mại giảm rõ rệt

Nguyễn Quỳnh
- 11:30, 25/09/2021

(DNTO) - Thông qua công tác cảnh báo sớm, các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp đã không bị động trong công tác ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài.

Thời gian qua, số lượng các vụ việc phòng vệ thương mại (PVTM) đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng, nhất là khi kim ngạch thương mại của Việt Nam tăng trưởng nhanh, tạo ra áp lực cạnh tranh đối với các ngành sản xuất tại nước nhập khẩu.

Theo Ban chỉ đạo 35 (Bộ Công Thương), tính đến hết tháng 7/2021, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã là đối tượng của 207 vụ việc điều tra PVTM của nước ngoài. Trong đó, đáng chú ý, số vụ việc điều tra từ năm 2011 đến nay lên tới 160, chiếm tỷ lệ 77%. Tuy có phần lắng xuống trong năm 2021, song diễn biến các vụ kiện PVTM trong những năm tiếp theo được nhận định khó lường, đặc biệt khi kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.

Nhiều sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam là đối tượng điều tra của các quốc gia nhập khẩu.

Nhiều sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam là đối tượng điều tra của các quốc gia nhập khẩu.

Ông Trịnh Khôi Nguyên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, thời gian qua, thép là một trong những ngành hàng thường xuyên đối diện với các vụ việc điều tra PVTM. Trước đây thép Việt Nam thường đối mặt với các vụ việc PVTM từ thị trường như Mỹ, Australia, Canada…, nhưng gần đây, ngay cả những thị trường truyền thống của Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines… cũng gặp rất nhiều vụ khởi kiện. “Đó là biểu hiện tiếp tục gia tăng phòng vệ thương mại ở các quốc gia, các thị trường xuất khẩu”, ông Nguyên đánh giá.

Nhằm hạn chế xuống mức thấp nhất các vụ việc PVTM, những năm gần đây Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ kịp thời các DN Việt Nam khi các nước tăng cường sử dụng các biện pháp PVTM để bảo hộ sản xuất trong nước. Trong đó, đáng chú ý hơn cả là việc xây dựng, vận hành hệ thống cảnh báo sớm về PVTM.

Cụ thể như Bộ Công Thương đang theo dõi biến động xuất khẩu của 36 mặt hàng và đưa ra danh sách cảnh báo gồm 10 mặt hàng trong số các mặt hàng đang theo dõi để các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, DN triển khai các hoạt động cụ thể. Tuy các hoạt động cảnh báo sớm để hỗ trợ DN mới được triển khai nhưng đã thu được một số kết quả tích cực ban đầu.

Điển hình như, trong vụ việc Mỹ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe, phần lớn các DN Việt Nam (chiếm 95,5% tổng kim ngạch xuất khẩu lốp xe của Việt Nam sang Mỹ) không bị áp thuế chống bán phá giá. Trong vụ việc Mỹ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm ống đồng, thuế chống bán phá giá đối với DN Việt Nam là 8,35%, thấp hơn nhiều so với mức do ngành sản xuất trong nước của Mỹ cáo buộc (110%).

Hay như trong vụ việc Đài Loan (Trung Quốc) điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm gạch men, dự kiến đa số các DN xuất khẩu lớn của Việt Nam (chiếm 71,8% tổng kim ngạch xuất khẩu gạch men của Việt Nam sang Đài Loan) không bị áp thuế hoặc bị áp thuế ở mức độ thấp.

Xu hướng khó đoán định

Xung quanh câu chuyện kiện PVTM đặt trong bối cảnh dịch Covid-19, bà Phạm Châu Giang, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) phân tích, thời gian qua cũng như thời điểm hiện tại, dịch Covid-19 tác động tới nền kinh tế thế giới nói chung, tại Việt Nam nói riêng theo những hướng rất khó lường.

Như thời điểm năm 2020 là giai đoạn đầu của dịch bệnh, các DN đều có cảm giác hoang mang, lo lắng, tìm cách bán được càng nhiều hàng hoá càng tốt, hạn chế hàng tồn kho dẫn đến giá hàng hoá trên toàn thế giới “lao dốc”, năng lực cạnh tranh của các DN bị thu hẹp. 2020 là năm ghi nhận nhiều biện pháp PVTM nhất được áp dụng khi lần đầu tiên, hàng hoá xuất khẩu Việt Nam đối diện với số lượng kiện PVTM kỷ lục là 40 vụ. Con số này gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với nhiều năm trước đó.

Tuy nhiên, đến năm 2021 lại chứng kiến điều ngược lại. Do sự đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá sản xuất toàn cầu, giá của nhiều mặt hàng cơ bản như sắt thép, phân bón, nhựa, cao su… tăng cao. Điều này dẫn đến tình trạng, các nền kinh tế trên thế giới hầu như không điều tra áp dụng biện pháp PVTM. Đến thời điểm này, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam mới bị các nước điều tra, áp dụng PVTM khoảng 10 vụ.

“Diễn biến này trong ngắn hạn không bền vững nên rất khó dự đoán được xu hướng của năm 2022 sẽ như thế nào. Chúng tôi luôn phải theo sát tình hình diễn biến giá cả, cung ứng sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của những mặt hàng trong các ngành công nghiệp nền tảng của Việt Nam để có định hướng dự đoán về xu hướng PVTM trong thời gian tới”, bà Giang nói.

Từ thời điểm lần đầu tiên Bộ Công Thương công bố danh sách cảnh báo vào tháng 7/2019 tới nay, đã có 7 sản phẩm nằm trong danh sách cảnh báo bị nước ngoài điều tra PVTM, cụ thể là gỗ dán có nguyên liệu làm từ gỗ cứng, đệm mút, lốp xe ô tô, ống đồng, mật ong, thép chống ăn mòn, gạch men. Thông qua công tác cảnh báo sớm, các Bộ, ngành, địa phương và DN đã không bị động trong công tác ứng phó với các biện pháp PVTM của nước ngoài.

Đại diện Bộ Công Thương cho biết, thời gian tới Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện, xây dựng và vận hành hiệu quả hơn nữa Hệ thống cảnh báo sớm theo lộ trình tại Đề án Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về PVTM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 1/3/2020.

Mục đích của quá trình này chủ yếu nhằm theo dõi, cảnh báo và hỗ trợ cơ quan điều tra về PVTM và các cơ quan liên quan trong việc điều tra, xử lý các vụ việc PVTM trong và ngoài nước, đảm bảo mục tiêu bảo vệ sản xuất trong nước, chủ động phòng ngừa và ứng phó với các vụ kiện PVTM của nước ngoài, hướng tới xuất khẩu bền vững.

Tin khác

Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
19 giờ
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Doanh nghiệp nói rằng họ đã nỗ lực để giảm thời gian vận chuyển hàng hóa nhưng thủ tục thông quan còn phức tạp khiến thời gian bị kéo dài.
1 tuần
Xem thêm