Thứ hai, 07/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chiến lược nào giúp doanh nghiệp 'vượt bão' thành công?

Hồng Gấm
- 06:30, 25/09/2021

(DNTO) - Giãn cách xã hội đang dần được nới lỏng, tuy nhiên, cuộc chiến chống "bão Covid-19" vẫn đang diễn biến từng ngày. Cầm cự cho tới làn sóng Covid lần thứ 4, đã khiến doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ “sinh tử”.

Đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 tại Việt Nam đang khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình thế khó khăn chưa từng thấy từ trước đến nay. Ảnh: TL.

Đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 tại Việt Nam đang khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình thế khó khăn chưa từng thấy từ trước đến nay. Ảnh: TL.

Chia sẻ kinh nghiệm "vượt bão", tại toạ đàm "Leadership: Lãnh đạo vượt khủng hoảng", do Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (Hanoiba), tổ chức ngày 24/9, ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch HanoiBA khóa VI, Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hà cho hay, tại mọi thời điểm, chúng ta phải thật bình tĩnh phân tích xem bản chất của các sự kiện diễn biến như thế nào để có đối sách phù hợp nhất. 

"Với Công ty Sơn Hà, tại thời điểm đầu dịch tháng 11,12 năm ngoái, nhận định tình hình rất phức tạp, công ty đã nhanh chóng đưa ra quyết sách bằng mọi giá phải giữ được tiền mặt và không được chi ra nữa. Đồng thời, phân tán nhân sự, chia nhỏ ra, để nếu bộ phận này bị nhiễm thì những bộ phận khác vẫn còn có thể làm việc", ông Sơn cho biết.

Tin nên đọc

Cũng theo ông Sơn, giữa tâm bão, việc lựa chọn "ngủ đông" hay không "ngủ đông", cũng là vấn đề tranh cãi rất là lớn với các doanh nghiệp, do đó, cần phân tích vì sao phải ngủ đông và các ảnh hưởng của nó trong trường hợp xấu nhất thì sẽ có kịch bản như thế nào để xây dựng chiến lược kinh doanh và các cơ chế làm việc cho phù hợp. Ví dụ như, thu nhập của cán bộ nhân viên toàn thời gian là bao nhiêu, bán thời gian là bao nhiêu, online và offline áp dụng ra sao...

Ông Sơn cho hay, trong chiến lược kinh doanh, để đi đường dài, Công ty Sơn Hà đã chấp nhận không lợi nhuận để giữ thị phần. "Tại thời điểm chi phí logistics tăng cao gấp hơn 10 lần, các doanh nghiệp khác nhanh chóng bỏ cuộc bởi tâm lý xuất khẩu sẽ không mang lại lợi nhuận, nhưng chúng tôi chấp nhận làm điều đó. Xác định, việc mất lợi nhuận là trước mắt, nhưng cái được sẽ là tiềm năng trong tương lai", ông Sơn cho hay.

Ông Sơn nhấn mạnh, doanh nghiệp hoàn toàn có thể "đạp sóng lớn" nếu biết cách xây dựng hệ thống tốt, linh hoạt thích ứng, đẩy mạnh chuyển đổi số cùng với việc tái cấu trúc phải làm nhanh và quyết liệt. 

"Công ty phải định vị lại tái cấu trúc toàn diện với nhiều dự án lớn được chia ra, ví dụ như chiến dịch “Tôi thay đổi", buộc tất cả nhân viên của Sơn Hà từ trên xuống dưới phải nâng cấp bản thân, nhiều người không thay đổi được thì tự đào thải. Kết quả của sự thay đổi này đã tạo lên Sơn Hà hoàn toàn khác, chúng tôi cũng vừa kích hoạt dự án “Khung năng lực”, bản chất là xây dựng phát triển hệ thống nhân lực bền vững, chất lượng theo tinh thần "quân lính cốt tinh nhuệ chứ không cần nhiều", ông Sơn nói.

Đồng quan điểm, ông Phạm Đình Đoàn, Phó chủ tịch Hội đồng Trung ương Các hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam, Chủ tịch HanoiBA khóa IV, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái cho rằng, dưới tác động của dịch Covid-19, nếu chúng ta cứ duy trì phương pháp quản trị cũ thì chắc chắn sẽ bị hất văng khỏi đường ray. Theo đó, để vượt qua “khủng hoảng”, các doanh nghiệp buộc phải tái cấu trúc, trong đó tập trung vào 4 vấn đề cốt lõi: Thiết kế lại bộ máy tinh gọn, cơ cấu tổ chức linh hoạt để tùy biến khi cần thiết; Thiết kế lại hành trình trải nghiệm cho nhân viên; Chú trọng chức năng lãnh đạo trong tổ chức, không chỉ đối với người đứng đầu mà đối với từng người quản lý; Cần tạo ra một văn hóa linh hoạt trong tổ chức.

Đưa ra chiến lược giúp doanh nghiệp "sống sót" giữa đại dịch, ông Trần Đăng Nam, Chủ tịch HanoiBA, Chủ tịch Dolphin SeaAir Services Corp đưa ra mô hình quản trị “3S”: Chữ S thứ nhất: Strategy - chọn chiến lược quản trị phù hợp. Xác định các mục tiêu trong khủng hoảng dựa trên cả bốn mặt: Tài chính, khách hàng, kinh doanh và quy trình nội bộ.

"Mỗi doanh nghiệp nên xác định tình trạng "sức khoẻ" của mình như thế nào để quản trị cho phù hợp, doanh nghiệp nào yếu về xây dựng hệ thống, cần tập trung quy trình đào tạo học hỏi phát triển, yếu về tài chính thì phải đặt chỉ số tài chính vào đó... Các doanh nghiệp nên tham khảo về tứ trụ này, để cân bằng hoạt động", ông Nam nói.

Chữ S thứ hai: Style - chọn phong cách lãnh đạo mới, tức là lãnh đạo phải thích ứng. Nhấn mạnh vai trò của người cầm quân, ông Nam cho rằng: "Biển động, giông bão tạo ra thuỷ thủ giỏi, thời thế khó khăn sẽ tạo ra những con người vĩ đại".

"Trước kia các lãnh đạo truyền thống được coi là cá nhân xuất sắc, tự mình chèo lái tổ chức rồi đưa ra quyết định. Trong giai đoạn khủng hoảng, các lãnh đạo được coi là "tài sản vô giá" của doanh nghiệp khi biết tính toán, phản ứng và ra quyết định nhanh, biết ứng dụng công nghệ để xây dựng đội nhóm xuất sắc đạt được mục tiêu", ông Nam nhận định.

Theo ông Nam, để trở thành lãnh đạo thích ứng, cần phải làm tốt 2 việc: Một là lãnh đạo theo mục tiêu trong khủng hoảng, hai là lãnh đạo tinh thần trong khủng hoảng.

"Chúng tôi đã trao quyền rất mạnh cho các cấp quản lý để họ có sự chủ động sáng tạo các sản phẩm mới, thậm chí chúng tôi chấp nhận rủi ro và sẵn sàng đầu tư, điều chỉnh kế hoạch nếu thấy không phù hợp. Bằng sự mạnh dạn thay đổi trong cách đương đầu với khủng hoảng, thực tế có nhiều văn phòng của chúng tôi đã làm rất tốt, doanh thu tăng rất cao", ông Nam chia sẻ.

Chữ S thứ ba là Structure - cơ cấu sản phẩm, chính sách quy trình công nghệ đào tạo, để tạo ra sân chơi và luật chơi mới. 

"Có 4 việc một nhà lãnh đạo cần làm để tạo ra sân chơi và luật chơi phù hợp cho doanh nghiệp của mình, bao gồm: Phân tích về chuỗi giá trị của doanh nghiệp; tạo ra chính sách lương 3P và thưởng theo kết quả OKRs; cấu trúc lại những sản phẩm dịch vụ mới phù hợp; xây dựng và triển khai các kế hoạch đào tạo online bài bản.

Theo ông Nam, sau khi xác định "3S" cho doanh nghiệp, việc xây dựng văn hóa gắn kết rất quan trọng. Bất kỳ tổ chức nào cũng có giá trị cốt lõi của mình, tuy nhiên đã vận hành nó đúng chưa?.

"Giá trị cốt lõi của Dolphin là tuân thủ rất chặt chẽ và nhất quán, thậm chí lãnh đạo mà sai phạm thì cũng sẽ bị phạt. Văn hóa của chúng tôi theo đặc trưng của con cá heo, tức là "tốc độ - máu lửa - sự thân thiện - sẵn sàng giúp đỡ - linh hoạt ứng biến - tinh thần đồng đội - sự tận tâm. Đặc biệt là sự linh hoạt, ứng biến kịp thời là kim chỉ nam xuyên suốt cả một quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp", ông Nam nhấn mạnh.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 11,72 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức cao nhất 6 tháng đầu năm từ năm 2021 đến nay.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vừa qua, Techcombank đã phối hợp cùng các đối tác toàn cầu như Arton Capital và SI Group tổ chức thành công chuỗi Hội thảo Quản lý Gia sản với sự tham dự của những doanh nhân, nhà đầu tư sở hữu doanh nghiệp có doanh thu hàng đầu Việt Nam.
3 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025 diễn ra ngày 1/7, Tập đoàn SCG đã giới thiệu chiến lược ESG 4 Plus và mô hình Thành phố Carbon thấp Saraburi từ Thái Lan, được chứng minh hiệu quả trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sacombank tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng khi lần thứ 4 liên tiếp được Tạp chí tài chính quốc tế The Asset bình chọn là “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối và thị trường vốn tốt nhất Việt Nam 2025” (Best in Treasury and Working Capital SMEs Vietnam) trong khuôn khổ giải thưởng The Asset Triple A Award 2025.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Anh Đỗ Tấn Quy đề cao yếu tố chất lượng và an toàn khi mua chiếc ô tô đầu tiên. Sau một thời gian sở hữu, trải nghiệm VinFast VF 6 với nhiều kỷ niệm khó quên, chủ xe này càng khẳng định quyết định đó là đúng đắn.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ba doanh nhân trẻ đại diện cho lực lượng khởi nghiệp nông nghiệp Việt Nam vừa có chuyến công tác và học tập tại Hàn Quốc trong khuôn khổ chương trình đào tạo nông nghiệp tiên tiến và giao lưu thanh niên hai nước do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức. Đoàn công tác do ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam làm Trưởng đoàn.
5 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Sàn thương mại điệu tử EcoHub chính thức ra mắt dành riêng cho các doanh nghiệp Xanh, sản phẩm Xanh trong nước. Tuy nhiên, làm sao để sàn hoạt động hiệu quả, thực chất là điều được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay?
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) chính thức có trạm sạc siêu nhanh quy mô lớn đầu tiên của V-Green với 40 cổng sạc 120 kW, mở 24/7, đáp ứng nhu cầu sạc ngày càng cao của cộng đồng chủ xe điện VinFast.
6 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Phù Yên (Sơn La) hiện có khoảng 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo được hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của nông dân.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 7 đang là ngôi sao thu hút khách hàng trẻ bởi thiết kế “gây mê”, sức mạnh vượt xa xe xăng cùng phân khúc cùng chi phí sở hữu quá lời.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 9 đang là “ngôi sao sáng” trong phân khúc SUV điện hạng E, với thiết kế sang trọng, công nghệ tiên tiến, chính sách giá cạnh tranh và khả năng tiết kiệm vượt trội.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Từng sở hữu nhiều xe tiền tỷ, anh Phạm Ngọc Dương (Hà Nội) “dừng lại” với VinFast VF 9 vì trải nghiệm vượt mong đợi về sản phẩm cũng như dịch vụ hậu mãi. Chiếc xe đã đồng hành với vị doanh nhân này trên hàng chục nghìn cây số dọc đất nước.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tại các nước châu Âu, một trong những nơi tiêu thụ thịt nhiều nhất trên thế giới, các công ty sản xuất thịt đã nghiên cứu và sử dụng các công nghệ hiện đại trong quy trình giết mổ - chế biến - bảo quản và vận chuyển để giúp thịt luôn tươi ngon.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sự bắt tay giữa SATRA, một tổng công ty thương mại hàng đầu và UEH, một trường đại học kinh tế có tiếng, được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của xã hội.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
2 tuần
Xem thêm