Thứ sáu, 04/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Sửa đổi Luật Đất đai bảo đảm lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp

Đào Ngọc Dũng
- 16:06, 04/09/2022

(DNTO) - Dự thảo Luật đất đai đang được lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, người dân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội... Chúng ta đang mở mọi “kênh” để lắng nghe được nhiều ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật, với mục tiêu cao nhất là để Quốc Hội thông qua Luật đất đai sửa đổi chất lượng cao.

 

Dự thảo Luật đất đai đang được lấy ý kiến rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân, các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, kiều bào, tổ chức quốc tế… Ảnh: T.L

Dự thảo Luật đất đai đang được lấy ý kiến rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân, các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, kiều bào, tổ chức quốc tế… Ảnh: T.L

Đã qua nhiều lần sửa đổi Luật đất đai

Đất đai là chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc, là không gian sống của cộng đồng dân tộc Việt Nam, tài nguyên, nguồn lực vô cùng to lớn để phát triển đất nước; là tư liệu sản xuất đặc biệt tham gia vào tất cả các lĩnh vực hoạt động phát triển kinh tế, đời sống xã hội.

Chính vì vậy, ông cha ta thường nói: “Sống nhờ đất, chết về với đất”. Trước đây, chúng ta có rất nhiều văn bản chính luật về quản lý và sử dụng đất đai. Luật đất đai đầu tiên có hiệu lực thi hành vào năm 1988. Luật đất đai này là thể chế hóa những quy định về đất đai của Hiến pháp năm 1980. Luật đất đai năm 1987 đặt nền móng cho công tác quản lý, sử dụng đất đai đi vào nề nếp.

Ra đời vào những năm đầu của công cuộc đổi mới, nên Luật đất đai năm 1987 vẫn còn mang nặng dấu ấn của bao cấp, chưa đề cập đến vấn đề “giá đất”. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng. Nếu các tổ chức và cá nhân sử dụng đất không đúng mục đích được giao hoặc để lấn chiếm, hoang hóa thì Nhà nước thu hồi đất.

Hiến pháp năm 1992, thể hiện các quan điểm đổi mới mọi mặt về đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa của đất nước. Tiếp đó là Luật đất đai năm 1993 ra đời đã thể chế hóa những quan điểm đổi mới về quản lý, sử dụng đất đai mà Hiến pháp năm 1992 đã quy định. Đến năm 1998, Quốc Hội lại thông qua Luật sửa đổi một điều của Luật đất đai. Tiếp theo đó bổ sung, sửa đổi Luật đất đai vào năm 2003, năm 2013.

Gần 10 năm thi hành Luật đất đai vào năm 2013, công tác quản lý đất đai đã đạt được những kết quả quan trọng, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, phát huy nguồn lực về đất đai trong phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt là việc sử dụng đất đai có hiệu quả trong phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, phát triển nhà ở các đô thị; là cơ sở, nguồn lực tham gia phát triển thi trường bất động sản; các nguồn thu từ thuế sử dụng đất, phí sử dụng đất tang lên đóng góp vào ngân sách của từng địa phương và cả nước…

Mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng, song công tác quản lý, sử dụng đất đai vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Nguồn lực về đất đai vẫn chưa khai thác đầy đủ thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Công tác thu hồi đất, bồi hoàn, hỗ trợ tái định cư nhiều nơi chưa bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người có đất thu hồi, nhà nước và nhà đầu tư. Khiếu kiện liên quan đến đất đai vẫn còn diễn ra phức tạp, có những nơi thành điểm nóng về trật tự an ninh – xã hội. Vẫn còn “kẽ hở” để một số đối tượng lợi dụng “biến” đất công thành đất tư nhân, chuyển nhượng trái pháp luật. Một số phát sinh trong thực tiễn mà Luật đất đai năm 2013 chưa có quy định điều chỉnh. Đó là những vấn đề cấp thiết để bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện Luật đất đai.

Cần lên án phê phán những luận điệu sai trái, xuyên tạc chính sách pháp luật về đất đai

Dự thảo Luật đất đai đã đăng ở Cổng thông tin của Chính phủ, Cổng thông tin của Bộ Tài nguyên và Môi trường để lấy ý kiến đóng góp. Trong quá trình xây dựng dự thảo Luật đất đai, đã tổ chức nhiều cuộc Hội thảo, lắng nghe những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế, mọi tầng lớp nhân dân.

Có thể nói, chúng ta đang mở mọi “kênh” để lắng nghe được nhiều ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật đất đai, và tiếp thu tối đa những ý kiến góp ý xây dựng, với mục tiêu cao nhất là để Quốc Hội thông qua Luật đất đai sửa đổi có chất lượng cao. Sửa đổi Luật đất đai là rất cần thiết trong thời điểm hiện nay để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, cản trợ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Để xóa bỏ tình tình trạng vô chủ trong sử dụng đất đai, mọi tấc đất đều được sử dụng hợp lý và hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Ảnh minh họa

Để xóa bỏ tình tình trạng vô chủ trong sử dụng đất đai, mọi tấc đất đều được sử dụng hợp lý và hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Ảnh minh họa

Cũng như mọi lần, cứ vào dịp sửa đổi Luật đất đai, lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo, thì một số thể lực thù địch, cơ hội lại đưa ra luận điểm “cũ rích”, đòi tư nhân hóa đất đai. Họ đòi thay đổi chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, đòi lại “đất cũ” của nhà nước đã thực hiện các chính sách về đất đai qua các thời kỳ. Họ còn lợi dụng những vấn đề mới phát sinh đang còn trao đổi, lấy ý kiến để tung tin, lừa dối mọi người để thao túng thị trường bất động sản, tạo ra những “cơn sốt đất” giả, đẩy giá bất động sản lên cao nhằm trục lợi. Họ xuyên tạc đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Những ý kiến trên rất xa lạ, lạc lõng, cần phải lên án mạnh mẽ. Những luận điệu đó đi ngược với những ý kiến đóng góp nhiệt huyết, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, mong mỏi có một Luật đất đai sửa đổi, chất lượng nhằm điều chỉnh các quan hệ đất đai, góp phần sử dụng có hiệu quả các nguồn lực về đất đai, phục vụ phát triển đất nước.

Từ Hiến pháp năm 1980 đến Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 đến quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, chúng ta có vốn đất đai như ngày nay là gắn liền với quá trình xây dựng đất nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc. Các thế hệ người Việt Nam kế tiếp nhau khai phá, tu bổ đất đai với bao mồ hôi công sức và xương máu.

Đất đai là chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Quan hệ về đất đai của Việt Nam cũng có đặc điểm riêng ở từng vùng miền, đất nước trải qua bao nhiêu năm chiến tranh, các quan hệ về đất xáo trộn nhiều, biến động phức tạp. Hơn nữa chúng ta đang xây dựng một Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do vậy, việc Hiến định đất đai thuộc sở hữu toàn dân là sự lựa chọn tất yếu, khách quan.

Để xóa bỏ tình tình trạng vô chủ trong sử dụng đất đai, mọi tấc đất đều được sử dụng hợp lý và hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, đến nay trong Luật đất đai đã cho phép người sử dụng đất được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, tặng cho, góp vốn của mình như giao dịch tài sản. Để thực hiện quyền giao dịch này, người sử dụng đất phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định với nhà nước (như nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất). Trừ những trường hợp đặc biệt, Nhà nước giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân.

Trong các Luật đất đai còn quy định: Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Và đến nay, chúng ta đã cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức và cá nhân đang sử dụng đất đai hợp pháp và làm đầy đủ các nghiệp vụ tài chính với nhà nước. Tạo cơ sở pháp lý cho người sử dụng đất thực hiện các quyền của mình theo quy định của pháp luật và khắc phục tình trạng tranh chấp đất đai.

Còn nhiều vấn đề phải sửa đổi, bổ sung…

bds3105v1

Có nhiều nội dung của Luật đất đai năm 2013 cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Như bỏ khung giá đất xây dựng bằng giá đất sát với giá đất thị trường để khắc phụ tình trạng thất thoát tiền sử dụng đất tham nhũng tiêu cực. Vấn đề bỏ khung giá đất được dư luận nhân dân đồng tình ủng hộ. Nhưng vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về xác định thế nào để giá đất sát với thị trường. Vấn đề lớn và phực tạp còn nhiều ý kiến khác nhau cũng là điều bình thường. Các cơ quan có trách nhiệm hoàn thiện dự thảo Luật đất đai tiếp tục lắng nghe, tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý.

Về đấu thầu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, bảo đảm tính công khai, minh bạch, tránh thông thầu bỏ thầu. Quy định chặt chẽ các trường hợp được chuyển nhượng, thế chấp nhằm khắc phục tình trạng nhà thầu tư chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai với Nhà nước mà lợi dụng chính sách này để thể chấp, chuyển nhượng thu lời bất chính.

Các trường hợp Nhà nước thu hồi đất đất để phát triển kinh tế - xã hội, cần phải quy định tiêu chí cụ thể, tránh lạm dụng việc thu hồi đất để xâm lấn đến lợi ích hợp pháp của người dân. Về mở rộng hạn mức nhận quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân cần tính toán kỹ lưỡng cho phù hợp với thực tiễn ở nước ta.

Việc mở rộng cho phép tổ chức kinh tế hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được nhận đất trồng lúa, là vấn đề hết sức “nhạy cảm”, liên quan đến việc bảo đảm cho người nông dân có đất để sản xuất, trật tự an ninh ở khu vực nông thôn.., cần phải khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng những tác động về mặt xã hội.

Đổi mới nâng cao chất lượng của công tác quy hoạch sử dụng đất, kết nối đồng bộ với quy hoạch chuyên ngành khác. Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo hướng đa dạng các hình thức bồi thường, phù hợp với nhu cầu của có đất thu hồi và điều kiện của từng địa phương.

Cần dùng công cụ thuế điều chỉnh, nhằm khắc phục tình trạng đầu cơ về đất đai. Đánh thuế cao với những người và tổ chức có nhiều đất với những người có nhiều đất mà không đưa vào sử dụng. Xây dựng các dữ liệu thông tin về đất đai và thường xuyên cập nhật các biến động về đất đai phục vụ cho công tác quản lý có hiệu quả.

Việc sửa đổi Luật đất đai phải đồng bộ với các Luật khác nhau như: Luật về nhà ở, Luật kinh doanh Bất động sản…

Luật đất đai sửa đổi lần này, phải bảo đảm thực hiện hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
1 giờ
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
1 giờ
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
2 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chính phủ Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ bởi một phần của khoản nợ 36.600 tỷ USD trong giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội nước này không hành động để nâng trần vay nợ của Washington - Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) Mỹ cảnh báo vào ngày 24/3.
1 tuần
Xem thêm