Thứ bảy, 05/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

‘Sốt ruột’ vì ‘có tiền không tiêu được’

Huyền Trang
- 09:19, 27/08/2022

(DNTO) - Giải ngân chậm chạp dù đã đi gần hết 3 quý năm 2022, đã khiến từ những người đứng đầu Chính phủ cho đến doanh nghiệp, người dân đều rất sốt ruột. Trách nhiệm của những người chịu trách nhiệm “cầm tiền” vì thế càng cần được gắn chặt.

 

Đầu tư công là một trong 3 động lực để phục hồi và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Ảnh: T.L.

Đầu tư công là một trong 3 động lực để phục hồi và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Ảnh: T.L.

Con số giải ngân của các bộ, ngành, địa phương trong 8 tháng đầu năm đã cho thấy sự chậm chạp đáng lo ngại. Cụ thể, theo Bộ Tài chính, vốn kế hoạch năm 2022 từ đầu năm đến 31/8 là hơn 212 nghìn tỷ đồng, mới đạt hơn 35% kế hoạch và đạt 39% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, có tới 35/51 bộ và 20/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 35%, 27 bộ và 3 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 20%.

Tình trạng “có tiền nhưng không tiêu được” khiến người đứng đầu Chính phủ bày tỏ sự sốt ruột. Vì thế, đã có tới 9 nghị quyết, 3 công điện, 7 văn bản được Chính phủ ban hành trong thời gian qua. Đồng thời, Thủ tướng đã tổ chức một hội nghị trực tuyến với các bộ ngành địa phương để đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công. Mới đây là thành lập 6 tổ công tác kiểm tra, đôn đốc tình trạng giải ngân vốn đầu tư công. Điều này cho thấy sự nỗ lực rất lớn của cơ quan điều hành.

Bởi lẽ, đầu tư công được xem là “vốn mồi” của nền kinh tế, kích thích đầu tư tư nhân. Cùng với xuất khẩu và tiêu dùng, đầu tư công được xác định là 1 trong 3 trụ cột chính giúp phục hồi và tăng trưởng kinh tế sau đại dịch.

Do đó, sự lo ngại về tình trạng giải ngân đầu tư công chậm chạp khi chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc năm 2022, là điều dễ hiểu. Vì kinh tế Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi những tác động từ đại dịch Covid-19, lại đang bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế thế giới biến động mạnh, khiến các doanh nghiệp và người dân đã khó càng thêm khó.

Việc tăng cường kiểm tra, giám sát dự án đầu tư công là rất quan trọng để tránh lãng phí nguồn lực. Ảnh: T.L.

Việc tăng cường kiểm tra, giám sát dự án đầu tư công là rất quan trọng để tránh lãng phí nguồn lực. Ảnh: T.L.

Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, cho đến hiện nay, trong công tác giải ngân đầu tư công, vẫn tồn tại những căn bệnh cũ. Ngoài điểm nghẽn về thể chế, đang dần được tháo gỡ, như sửa đổi Luật Đất đai… thì nguyên nhân cơ bản vẫn do lãnh đạo các bộ, tỉnh, ngành chưa đủ tâm huyết cũng như năng lực để giải bài toán dùng tiền đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương phụ trách.

Đơn cử như tại Tây Nguyên, công tác giải ngân vốn đầu tư công rất chậm, hàng loạt dự án đã được phê duyệt nhưng chưa thể triển khai, trong khi đó nhiều dự án đang thi công cũng gặp những vướng mắc phải tạm dừng. Nguyên nhân là do những bất cập trong khâu thẩm định dự án, cũng như thiếu phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị triển khai.

Câu chuyện dự án tính toán sai, năm nào cũng nhìn thấy, và cuối cùng để tiếp tục “chạy”, các dự án lại phải “xin thêm tiền”, gây lãng phí nguồn lực cả về tài chính, nhân lực và vật lực. Do đó, công tác thẩm định dự án cần phải được chú trọng. Đặc biệt, thời điểm thẩm định cần được thực hiện trước khi bắt tay vào dự án, và không chỉ gồm có cơ quan nhà nước, mà phải có cả phía tư nhân, các hiệp hội và chuyên gia tham gia thẩm định để đảm bảo sự khách quan.

Vẫn biết việc tiêu tiền không khó, nhưng tiêu đúng mục đích, tiêu để có giá trị gia tăng thì không dễ chút nào. Nhưng quan trọng nhất vẫn là cách thức tổ chức việc giải ngân vốn đầu tư công. Trong đó là năng lực, sự yếu kém, thậm chí là sợ chịu trách nhiệm của những người đứng đầu đơn vị triển khai.

Điều này cũng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra khi nói về nguyên nhân gây ách tắc trong giải ngân đầu tư công. Bởi trong vài năm qua, khi xây dựng kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao đều chỉ tiêu về các bộ ngành, địa phương, đơn vị từ rất sớm, không còn chuyện các đơn vị chực trờ xin ngân sách.

Vì vậy rõ ràng việc không giải ngân vốn đầu tư công là do năng lực của người thực thi, không dự báo tính toán được khả năng đầu tư công của năm 2022 để có báo cáo sớm về phía Chính phủ. Dẫn đến việc khi tiền về không tiêu được, trong khi chỗ khác lại đang rất cần.

Theo một số chuyên gia, phải có chế tài khen thưởng, phê bình và kỷ luật đúng mức với những người đứng đầu các đơn vị, bộ ngành, địa phương trong nhiệm vụ thúc đẩy giải ngân đầu tư công.

Nhưng, ở góc độ khác, việc giải ngân đầu tư công cũng phải tính đến hiệu quả thực tế, không nên chỉ làm lấy được, lấy thành tích hay làm bằng mọi giá. Trong một số trường hợp có thể chấp nhận tỉ lệ giải ngân không thể hoàn thành 100%, để tập trung vào những dự án trọng điểm, tránh việc đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả,gây lãng phí, điều này còn nguy hiểm hơn việc giải ngân đầu tư chậm.

Việc này lại liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát cần đẩy mạnh và càng sớm càng tốt để tìm ra những cái sai từ đầu để điều chỉnh. Do vậy, động thái Chính phủ trong việc thành lập 6 tổ công tác kiểm tra, được kì vọng sẽ tháo dần điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025 - hội nghị đầu tiên sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các báo cáo cho thấy, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt mức cao nhất so với cùng kỳ trong gần 20 năm.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhiều nội dung được đề xuất bổ sung vào dự thảo Nghị định 15 sửa đổi để giải quyết ngay hạn chế, bất cập liên quan đến việc tự công bố, hậu kiểm, quảng cáo sản phẩm...
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong dòng chảy đầy biến động của kinh tế thế giới, việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận thương mại mang tính bước ngoặt là sự kiện đáng chú ý trên bình diện song phương, mà còn đến vào đúng thời điểm đất nước vừa bước vào kỷ nguyên phát triển mới, và cộng đồng doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội chưa từng có để vươn ra toàn cầu.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Luật Công chứng 2024, có hiệu lực từ 1/7/2025, đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong lĩnh vực công chứng tại Việt Nam. Cùng với nhiều quy định tích cực khác, quy định bắt buộc phải chụp ảnh người ký với công chứng viên khi công chứng và triển khai công chứng trực tuyến… là những thay đổi được người dân hết sức quan tâm.  
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng không chịu thuế VAT.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của ngành sản xuất trong tháng 6 đạt 49,7 điểm. Mặc dù con số này cho thấy sự cải thiện nhẹ so với mức 49,5 của tháng 5 và 49,0 của tháng 4, đây vẫn là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này nằm dưới ngưỡng 50 điểm.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Bước ngoặt 1/7/2025 không chỉ là dấu mốc hành chính, đó là cột mốc đánh dấu bản lĩnh chính trị, đạo đức công vụ và sự kiên định vì nhân dân của cả hệ thống.
4 ngày
Trung ương hội
Chiều 30/6, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Họp báo công bố Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025), với sự tham dự của đại diện các đơn vị chỉ đạo, phối hợp tổ chức, các chuyên gia, thành viên Ban Tổ chức, Ban Cố vấn Diễn đàn và đông đảo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Sau ngày 1/7, người dân có thể đăng ký xe tại bất kỳ công an xã nào trong tỉnh. Biển số xe sẽ được cấp theo danh sách mã số của các địa phương sáp nhập, ưu tiên từ số thấp đến cao.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 30/6, tại TP.HCM, Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP.HCM đã long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, cũng như thành lập các tổ chức Đảng và chỉ định nhân sự cho các cấp chính quyền và đoàn thể mới.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Hôm nay (30/6), từ 8h sáng, trên cả nước sẽ đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Cuộc chiến thương mại và các chính sách thuế quan mới do Hoa Kỳ khởi xướng đang tạo ra những tác động sâu sắc và đa chiều lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, ngành kho bãi tại Mỹ đang đứng trước những thách thức và sự thay đổi cấu trúc chưa từng có, đồng thời mở ra cả cơ hội và thách thức cho các quốc gia sản xuất như Việt Nam.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
6 ngày
Xem thêm