Phong tục Tết Nguyên đán phổ biến trên khắp thế giới
(DNTO) - Năm nay, cộng đồng châu Á chào đón Tết Nguyên đán từ ngày 1/2/2022. Kỳ lễ thường kéo dài 15 ngày đầu tiên của tháng 1 âm lịch. Trung Quốc gọi Tết Nguyên Đán là Lễ hội mùa xuân, hoặc Chūnjié trong tiếng Quan thoại; Hàn Quốc gọi là Seollal, và Việt Nam gọi là Tết.
Thật có ý nghĩa khi chào đón một kỷ nguyên mới với sự sạch sẽ. Người người, nhà nhà thường chuẩn bị cho năm mới âm lịch bằng cách dọn dẹp mọi ngóc ngách trong nhà, rồi trang trí nhà cửa bằng màu đỏ dưới các hình thức như cuộn giấy lễ hội, tranh dân gian, cắt giấy và đèn lồng. Màu đỏ tươi là màu chủ đạo của mùa lễ hội, tượng trưng cho sức khỏe và tài lộc, sự giàu có, thịnh vượng và trường thọ. Lời chúc mừng dịp Tết Nguyên Đán cũng khá đa dạng.
Người Hàn Quốc đặc biệt tôn trọng những người lớn tuổi, và thường chúc “Saehae bok mani badeuseyo”, có nghĩa là “Hãy đón nhận nhiều may mắn cho năm mới”. Ở Trung Quốc, mọi người chào nhau bằng những cụm từ như "Gōng xǐ fā cái" bằng tiếng Quan Thoại, và "Gung hei faat coi" trong tiếng Quảng Đông, có nghĩa là "Chúc bạn một năm mới Trung Quốc vui vẻ và thịnh vượng." Ở Việt Nam, câu phổ biến là “Chúc mừng năm mới”.
Tết Nguyên đán là thời gian để sum vầy bên gia đình và những người thân yêu. Các gia đình nhiều thế hệ quây quần ăn bữa tối và hồi tưởng về một năm đã qua, cầu nguyện và chúc nhau trong dịp Tết Nguyên đán.
Trong văn hóa đại chúng, không có gì biểu thị Tết Nguyên đán hơn những chiếc phong bì nhỏ màu đỏ với ít tiền trong đó. Khi thăm người thân lớn tuổi, mọi người thường được tặng tiền trong những phong bì màu đỏ này, được gọi là Hónɡ bāo ở Trung Quốc.
Ở Philippines, được gọi là Ang Pao. Ở Việt Nam gọi là “Li xi” hay “lì xì”, dành mừng thọ cho ông bà, cha mẹ lớn tuổi hoặc mừng tuổi cho các em bé. Ở Hàn Quốc, tiền tặng những người lớn tuổi được gọi là sae bae don, được dịch là “tiền mừng năm mới”, thường không được trao bằng màu đỏ mà được cho trong phong bì trắng hoặc có hoa văn.
Chuẩn bị đi thăm hỏi người thân, nhiều người sẽ mặc những bộ đồ truyền thống mới. Ở Hàn Quốc, mọi người mặc trang phục truyền thống Hanbok cho những dịp trang trọng và ngày lễ, bao gồm cả Tết Nguyên đán. Ở Trung Quốc, phụ nữ có thể mặc Qípáo hoặc sườn xám, một loại váy cổ cao và thường ngắn tay. Ở Việt Nam, phụ nữ thường mặc áo dài cho dịp Tết hoặc dịp lễ quan trọng.
Bánh bao, hay Jiǎozi trong tiếng Quan Thoại, là một món ăn chủ yếu trong dịp Tết Nguyên đán của người Trung Quốc. Jiǎozi trông giống như những thỏi vàng được sử dụng làm tiền tệ trong triều đại nhà Minh (1368-1644), nên theo dân gian, nó được tin rằng sẽ mang lại thịnh vượng. Một số bậc cha mẹ thậm chí còn giấu một đồng xu sạch lớn bên trong Jiǎozi để đứa trẻ may mắn tìm thấy như một trò chơi trên bàn vào đêm giao thừa của Trung Quốc.
Người Hàn Quốc ăn Tteokguk, được dịch theo nghĩa đen là “súp bánh gạo”. Món canh mặn được làm từ những chiếc bánh gạo mỏng hình đĩa giống như đồng xu, tượng trưng cho sự thịnh vượng. Món ăn gồm những miếng thịt bò nhỏ, hành lá, trứng và bánh gạo, chủ yếu có màu trắng, thể hiện sự tinh khiết và khởi đầu mới.
Đối với người Việt Nam, món ăn tuỳ vùng miền nhưng ngày Tết không thể thiếu bánh chưng hoặc bánh Tét thể hiện sự biết ơn trời đất, cho mưa thuận gió hoà để mùa màng bội thu.
Mỗi quốc gia và mỗi cá nhân đón Tết Âm lịch hơi khác nhau với những truyền thống, ẩm thựcvà lễ hội đặc biệt, nhưng đều có chung quan điểm tẩy rửa tiêu cực năm cũ và chào đón tích cực trong năm mới, đồng thời đặt ra những dự định cho một năm thịnh vượng, may mắn và viên mãn.