Thứ sáu, 26/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nhiều doanh nghiệp Việt bắt đầu chịu tác động từ ảnh hưởng xung đột Nga-Ukraine

Minh Tuấn
- 16:30, 13/03/2022

(DNTO) - Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã bị ngừng trệ đơn hàng, nguồn cung nguyên vật liệu, biện pháp thanh toán… từ cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Bộ NNPTNT khẳng định, xung đột Nga-Ukraine ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Ảnh: T.L

Bộ NNPTNT khẳng định, xung đột Nga-Ukraine ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Ảnh: T.L

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine gây sức ép lên nền kinh tế Việt Nam trên nhiều phương diện, từ giá dầu liên tục lập đỉnh, kéo theo gia tăng chi phí logistics, giá nguyên liệu đầu vào, đến việc suy giảm kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều Việt Nam-Liên bang Nga, Việt Nam-Ukraine, khó khăn trong thanh toán quốc tế giữa Việt Nam và Nga trong bối cảnh nước này bị loại khỏi hệ thống của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT). Cộng với ảnh hưởng do dịch Covid-19, giá cả liên tục “leo thang” đã gây áp lực lên việc kiểm soát lạm phát trong nước.

Ông Phạm Văn Quang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp T.P Thái Nguyên, phân tích: Tại Thái Nguyên, cuộc xung đột Nga-Ukraine trước hết ảnh hưởng đến một số doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu quy mô nhỏ với thị trường Nga, Ukraine. Các doanh nghiệp này đều phải tạm ngưng hoạt động xuất nhập khẩu, chờ xung đột lắng dịu mới tiếp tục tính đến phương án mới. Ngoài ra, do giá nhiên liệu, năng lượng tăng cao nên kéo theo một loạt hệ lụy như chi phí vận chuyển, giá nguyên liệu đầu vào tăng làm nâng giá thành sản xuất. Trong khi đó, giá bán sản phẩm đã được ký kết từ trước hoặc chịu sức ép cạnh tranh nên không thể tăng giá, ảnh hưởng dịch bệnh nên lực lượng lao động thiếu trầm trọng khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào khó khăn.

Trước sự ảnh hưởng về kinh tế của cuộc xung đột Nga-Ukraine, ông Phạm Văn Quang cho rằng, các cơ quan nhà nước nên triển khai các giải pháp hỗ trợ nhằm giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ dự án đang thực hiện, có thể “về đích” trước kế hoạch hoặc đạt tiến độ, tránh việc “đội giá” khiến doanh nghiệp, nhà thầu thua lỗ.

Đối với các doanh nghiệp, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đưa ra khuyến nghị: Cần hết sức nhạy bén, theo dõi tình hình để ứng phó linh hoạt trước những biến động của tình hình thế giới. Bản thân các doanh nghiệp cũng cần nhanh chóng thực hiện, kiến nghị kịp thời những vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Các đơn vị có hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Nga, Ukraine cần từng bước chuyển hướng xuất khẩu đi các nước khác, tìm phương hướng thanh toán mới, đồng thời chú ý áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro khi giao kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài trong thời gian tới.

Mới đây, tại Tọa đàm “Báo cáo tác động của cuộc chiến Nga-Ukraine tới ngành gỗ Việt Nam hiện tại và tương lai”, nhiều doanh nghiệp gỗ cho biết đã bắt đầu chịu tác động từ ảnh hưởng của cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine.

Đại diện Công ty gỗ An Lạc cho biết, từ khi xảy ra xung đột giữa Nga-Ukraine, các đơn hàng từ Ukraine không thể chuyển về Việt Nam được nữa. Việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ châu Âu cũng bị ảnh hưởng vì nguồn cung có hạn, giá bị đẩy lên cao khiến chi phí sản xuất tăng lên. Lý do là bởi EU sẽ phải giữ lại một phần lượng gỗ nguyên liệu để bù đắp do không nhập từ Nga. 

Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Tổ chức Forest Trends phân tích, cuộc xung đột Nga-Ukraine chứa đựng những tác động tiềm tàng đối với ngành gỗ là rất lớn như: các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh trạnh khốc liệt với các doanh nghiệp các nước khác về nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt ở các thị trường cung gỗ nguyên liệu quan trọng cho Việt Nam là EU và Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu gia tăng, làm giảm lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trên trường quốc tế.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine chứa đựng những tác động không nhỏ tới ngành thủy sản. Ảnh: T.L

Cuộc xung đột Nga-Ukraine chứa đựng những tác động không nhỏ tới ngành thủy sản. Ảnh: T.L

Tình trạng tương tự cũng xảy ra với nhiều doanh nghiệp thủy sản. Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), mặc dù kim ngạch giữa Việt Nam với Nga và Ukraine không lớn nhưng năm vừa qua nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang mở đường đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang Nga. Chính vì thế hiện tại doanh nghiệp đang đứng trước lo lắng khó thu được tiền hàng khi Nga bị loại khỏi hệ thống SWIFT.

Điều các doanh nghiệp lo lắng hiện nay là không chỉ ở 2 thị trường trên mà xuất khẩu đi các nước châu Âu cũng đang bị ảnh hưởng. Chẳng hạn với mặt hàng gạo, dù lượng xuất khẩu qua EU ổn định tuy nhiên giá xuất khẩu lại có xu hướng giảm, đó là chưa kể việc vận chuyển sẽ khó khăn hơn.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để khắc phục những khó khăn trong ngắn hạn cũng như nắm bắt được cơ hội trong dài hạn, nước ta cần phải có chiến lược dài hạn xây dựng thể chế kinh tế, nâng cao khả năng chống chịu, khả năng tự chủ của nền kinh tế.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước phải thực hiện tốt hơn chính sách, giải pháp chương trình phục hồi kinh tế, phải làm nhanh hơn, hiệu quả hơn.

“Phải thực hiện tốt hơn các chính sách và giải pháp của chương trình phục hồi phát triển kinh tế mà chúng ta ban hành, có  tập trung làm nhanh hơn nữa, làm hiệu quả hơn nữa, đấy là yêu cầu, nhưng phải tích hợp thêm các giải pháp để đối phó với những vấn đề nảy sinh từ cuộc chiến tranh và những biện pháp trừng phạt mà nó gây ra. Tôi đề nghị trong chương trình này tích hợp thêm vào các giải pháp các nguồn lực về khởi động phục hồi nền kinh tế có thể sử dụng linh hoạt. Hiện Chính phủ đã thành lập tổ công tác đặc biệt giải quyết các vấn đề có liên quan tới tình hình Ukraine. Điều này giúp ta có niềm tin về sự ứng xử nhanh chóng trong những hoàn cảnh đặc biệt”, ông Vũ Tiến Lộc nêu ý kiến.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
49 năm đã trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, ngày của một thiên sử vàng chói lọi – ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, cả giang sơn Việt Nam vĩnh viễn thu về một mối.
51 phút
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
38 nghìn tỷ đô la mỗi năm - là cái giá mà nền kinh tế thế giới phải trả dưới tác động của biến đổi khí hậu, tính đến 2049.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Giá tín chỉ carbon ở các quốc gia dao động rất lớn tùy thuộc vào chất lượng dự án. Có quốc gia bán chỉ 1 USD/tấn carbon nhưng có nơi bán giá cao gấp hàng trăm lần như thế.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Dù xuất nhập khẩu đã có mức phục hồi ấn tượng trong quý đầu năm, nhưng kinh tế thế giới biến động khó lường, Việt Nam cần theo dõi sát sao thị trường để có thích ứng phù hợp. 
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Kể từ năm 2015, toàn bộ ngành công nghiệp xe đạp Đài Loan đã bắt đầu đánh cược với làn sóng xe đạp điện. Loại sản phẩm này được dự đoán sẽ có doanh số ngang ngửa xe đạp thông thường vào năm 2027.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết tăng tưởng xanh là xu thế tất yếu giống như toàn cầu hóa để giữ tăng trưởng kinh tế ổn định chứ không phải chạy theo cuộc chơi của các nước lớn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
“Làm mới” động lực cải cách thể chế, khơi thông thị trường trái phiếu và bất động sản, tận dụng tối đa các FTA… là những động lực mới giúp kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xử lý ngay tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao; cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong việc thực hiện các giao dịch mua, bán vàng.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Sau 1 tháng kể từ MV Cho em xin quá giang, Thoại Nghi đã chính thức trở lại với một dự án âm nhạc hoành tráng.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng đạt mức 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ cùng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã giúp Hải Phòng duy trì mức tăng trưởng cao, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Giống như các phương tiện di chuyển khác, mức tiêu hao năng lượng của xe điện phụ thuộc vào tốc độ lái xe, nhiệt độ môi trường, thói quen lái, tải trọng trên xe… khiến quãng đường đi được sau mỗi lần sạc đầy có sự chênh lệch ít nhiều so với con số các nhà sản xuất công bố. Tuy nhiên, nếu chọn thương hiệu xe tốt và có cách sử dụng phù hợp, nhiều mẫu xe điện có thể di chuyển được quãng đường xa hơn tiêu chuẩn.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Trước tình hình hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là mã độc tống tiền (ransomware) tăng mạnh thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ quán triệt báo cáo ngay về cơ quan chủ quản, đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố và Cơ quan điều phối quốc gia…
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Đây là một nỗ lực mới giữa các quốc gia Đông Nam Á để cùng nhau tích hợp mạng lưới thanh toán xuyên biên giới, vốn vô cùng quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong vùng.
2 tuần
Xem thêm