'Ông lớn' công nghệ Facebook cho phép đăng tải thông tin kêu gọi chống lại Nga
(DNTO) - Ngày 10/3, Công ty mẹ của Facebook, Meta đã xác nhận rằng, họ sẽ tạm thời cho phép người dùng đăng tải bài kêu gọi chống lại Nga. Thay đổi này là một bản cập nhật cho chính sách về của Facebook, chính sách này cấm người dùng xuất bản các bài viết với thông tin bạo lực.
Phát ngôn viên của Meta cho biết trong một tuyên bố với CBS News rằng: "Do hậu quả của cuộc xung đột Nga-Ukraine, chúng tôi đã tạm thời cho phép các hình thức thể hiện cảm xúc chính trị đặc biệt như thông tin có xu hướng bạo lực".
Bản cập nhật thêm về chính sách sẽ cho phép các bài đăng có nội dung hơi hướng bạo lực đề cập đến cuộc xung đột ở Ukraine, và nhắm vào chính phủ cùng quân đội Nga. Điều này nhằm tạo cơ hội hỗ trợ cho những người dân tại Ukraine gia tăng khả năng bảo vệ đất nước của họ trên mạng xã hội.
Kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bắt đầu, Meta và chính quyền Nga đã có nhiều mâu thuẫn. Cuối tháng trước, Meta cho biết họ sẽ từ chối tuân theo lệnh của chính quyền Nga về việc dừng các bài đăng kiểm tra thực tế trên nền tảng của các tổ chức truyền thông nhà nước của Nga.
Đồng thời, Meta cũng cho biết họ đã phát hiện và cấm một nhóm tin tặc có quan hệ với Belarus đang cố gắng xâm nhập tài khoản của những người có ảnh hưởng tại Ukraine. Bao gồm những chủ tài khoản là nhà báo, hoặc các quan chức quân sự, chính trị cấp cao.
Thay đổi chính sách mới cho phép người dùng viết bài kêu gọi bạo lực chống lại những kẻ xâm lược Nga diễn ra chưa đầy một tuần, sau khi Nga chặn quyền truy cập vào Facebook và các nền tảng mạng xã hội khác, bao gồm cả Twitter. Tuy nhiên, người dùng ở Nga vẫn có thể truy cập Instagram và WhatsApp, cũng thuộc sở hữu của Meta.
Tuần trước, Meta cho biết họ đang nỗ lực để duy trì các dịch vụ của mình ở Nga "ở mức độ lớn nhất có thể" và thông báo rằng, họ sẽ tạm dừng các quảng cáo nhắm mục tiêu đến những người ở Nga.
Chính vì thế, các nhà kinh doanh muốn quảng cáo ở Nga không thể tạo hoặc chạy quảng cáo ở bất kỳ đâu trên thế giới, kể cả ở Nga.