Nhà cung cấp đường trục Internet lớn nhất thế giới ngừng cung cấp dịch vụ cho khách hàng Nga
(DNTO) - Dẫn thông tin từ tờ The Washington Post cho biết, Cogent Communications - một nhà cung cấp dịch vụ định tuyến dữ liệu Internet xuyên lục địa đã ngừng cung cấp dịch vụ cho khách hàng Nga. Động thái nhằm đối phó với việc Nga xâm lược Ukraine, ngay trong thời điểm xung đột Nga - Ukraine có nhiều biến động mạnh.
Cogent Communications có trụ sở tại Mỹ, là một trong những nhà cung cấp đường trục Internet lớn nhất thế giới và phục vụ khách hàng ở hơn 50 quốc gia, bao gồm nhiều khách hàng là công ty nổi tiếng của Nga.
Trong một lá thư gửi cho khách hàng Nga, Cogent đã trích dẫn "các lệnh trừng phạt kinh tế" và "tình hình an ninh ngày càng bất ổn" là động cơ đằng sau việc đóng cửa hoàn toàn dịch vụ ở Nga. Tương tự, Cogent nói với The Verge rằng, họ “chấm dứt hợp đồng” với khách hàng Nga theo động thái của Liên minh châu Âu về việc cấm các cơ quan truyền thông do nhà nước Nga hậu thuẫn. Cụ thể: Gã khổng lồ viễn thông được nhà nước hậu thuẫn Rostelecom; công cụ tìm kiếm của Nga Yandex; và hai nhà mạng di động hàng đầu của Nga: MegaFon và VEON.
Madory lưu ý rằng, việc ngắt kết nối Nga khỏi mạng lưới toàn cầu của Cogent gần như chắc chắn sẽ dẫn đến kết nối chậm hơn, nhưng sẽ không cắt đứt hoàn toàn người Nga khỏi Internet. Thay vì sử dụng các khách hàng cũ của Cogent, lưu lượng truy cập từ các khách hàng cũ của họ sẽ được chuyển qua các nhà cung cấp đường trục khác trong nước, có khả năng dẫn đến tắc nghẽn mạng. Không có dấu hiệu cho thấy các nhà cung cấp đường trục internet khác cũng sẽ ngừng hoạt động ở Nga.
Các tổ chức quyền kỹ thuật số đã đưa ra quyết định cắt đứt quan hệ với Nga của Cogent, tuyên bố rằng động thái này sẽ hạn chế dân thường Nga nhận được thông tin xác thực về cuộc xâm lược.
Eva Galperin - Người đứng đầu bộ phận an ninh mạng Electronic Frontier Foundation có tweet: “Việc vô hiệu hóa quyền truy cập internet của người Nga sẽ tước đi nguồn tin tức độc lập và khả năng tổ chức các cuộc biểu tình phản chiến của họ”.
Hình phạt cao nhất lên tới 15 năm tù cho người lan truyền “thông tin sai lệch”
Chính phủ Nga đã khiến việc tiếp cận các hãng tin tức và các nền tảng mạng xã hội trở nên khó khăn hơn. Nó đã ban hành một luật mới cấm "tin tức giả mạo" vào thứ Sáu và hạn chế hoàn toàn quyền truy cập vào Facebook. Ngoài ra, quốc gia này đã hạn chế quyền truy cập vào Twitter và đe dọa đóng cửa Wikipedia để đáp lại "những tuyên bố sai lệch" liên quan đến cuộc chiến Ukraine.
Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký thông qua đạo luật về tin giả, với hình phạt cao nhất lên tới 15 năm tù cho người lan truyền “thông tin sai lệch” về quân đội Nga hoặc công khai kêu gọi trừng phạt Nga. Điều này đã khiến việc tiếp cận các hãng tin tức và các nền tảng mạng xã hội trở nên khó khăn hơn tại quốc gia này.
Mặt khác, nhiều hãng tin nổi tiếng của nước ngoài như Bloomberg, BBC và CNN phải dừng hoạt động tại Nga, giới chức Nga cũng đã chặn Facebook và hạn chế việc sử dụng Twitter.