Chủ nhật, 06/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nhiệm vụ khám phá không gian bận rộn trong năm 2022

Hải Ngư
- 12:19, 27/03/2022

(DNTO) - Những dòng hỏa tiễn lớn, các tiểu hành tinh khổng lồ và nhiều điểm nổi bật khác về công cuộc khám phá không gian sẽ "trờ" đến trong năm 2022 này.

Rất nhiều gạch đầu dòng được ghi chú trong sổ tay liệt kê công cuộc thám hiểm và khám phá không gian, và chúng lần lượt được thực hiện trong năm 2022 này. Trong số ấy có những phi vụ đã và sẽ gây choáng ngợp ấn tượng.

Hai tàu thám hiểm mới đã hạ cánh trên sao Hỏa. Một cặp đôi tỷ phú cũng bay lên rìa không gian và tỷ phú thứ ba chu du lên quỹ đạo cao hơn. Rồi vị tỷ phú thứ tư sẽ đóng vai William Shatner, thuyền trưởng tàu USS Enterprise trong phim Star Trek, cập bến Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS.

Tên lửa Artemis I tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA ở Florida. Nó được lên kế hoạch cho một vụ phóng thử nghiệm, không có phi hành gia trong năm nay. Ảnh NASA

Tên lửa Artemis I tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA ở Florida. Nó được lên kế hoạch cho một vụ phóng thử nghiệm, không có phi hành gia trong năm nay. Ảnh NASA

Hành trình 2022 vẫn chưa kết thúc. NASA vừa mang về Trái đất vài mẫu của một tiểu hành tinh, và cũng thực hiện một sứ mệnh mới là cho đâm vào một tiểu hành tinh khác để nghiên cứu các biện pháp bảo vệ nhân loại khỏi một vụ va chạm thiên thạch trong tương lai. Nhiều sự kiện khác cũng đã xảy ra trong suốt năm tính đến thời điểm này, cho thấy 2022 thật bận rộn với ngành thám hiểm không gian

Rồi vào một thời điểm nào đó, hệ thống phóng không gian liên hành tinh S.L.S của NASA và Phi thuyền SpaceX dự kiến cất cánh. Tính ra S.L.S với ngân sách hàng tỷ USD đã bị chậm triển khai nhiều năm so với kế hoạch ban đầu. Được các nhà thầu hàng không vũ trụ truyền thống đầu tư, mỗi lần phóng chúng tiêu tốn khoảng 2 tỷ USD, và mỗi tên lửa chỉ có thể sử dụng một lần.

Chương trình Artemis của NASA không thể đưa các phi hành gia trở lại mặt trăng nếu không có tên lửa khổng lồ. Chuyến bay thử nghiệm không người đầu tiên sẽ đưa khoang Orion bay quanh mặt trăng rồi quay trở lại Trái đất. Vụ phóng, được gọi là Artemis 1, được lên kế hoạch vào cuối tháng 3 hoặc sang tháng 4/2022.

Một nguyên mẫu SpaceX Starship ở khu vực Boca Chica, Texas. Ảnh Reuters

Một nguyên mẫu SpaceX Starship ở khu vực Boca Chica, Texas. Ảnh Reuters

Tàu đổ bộ mặt trăng Luna-25 của Nga, một trong một số tàu vũ trụ từ một số quốc gia có thể hướng tới mặt trăng trong năm nay. Ảnh Getty Images

Tàu đổ bộ mặt trăng Luna-25 của Nga, một trong một số tàu vũ trụ từ một số quốc gia có thể hướng tới mặt trăng trong năm nay. Ảnh Getty Images

Ngược lại, công ty SpaceX một mình tự xây dựng Starship. Trọng tâm trong tầm nhìn của ông chủ Elon Musk về hành trình đưa con người lên sao Hỏa là phát triển tên lửa có thể tái sử dụng hoàn toàn. Sau khi đã hoàn thành nhiều chuyến bay thử nghiệm độ cao, một phiên bản khác của Starship cũng được lên kế hoạch để đưa các phi hành gia của NASA hạ cánh trên bề mặt Mặt Trăng. Hỏa tiễn của Musk sẽ cất cánh từ bãi phóng SpaceX ở Texas, trực chỉ quỹ đạo trước khi lao xuống ngoài khơi đảo Hawaii. Với chương trình không gian này, mặt trăng được dự kiến sẽ chào đón rất nhiều du khách.

Có một điều khá kỳ khôi đối với nhiều người là, nếu 2021 là năm của các sứ mệnh tới sao Hỏa, thì thời điểm này xem ra lại bị chi phối bởi các chuyến đi… lên mặt trăng! Có tới chín sứ mệnh từ nhiều quốc gia và công ty tư nhân trong nỗ lực lên quỹ đạo hoặc hạ cánh xuống "chị Hằng: cùng khởi động, trong đó có 5 sự kiện được NASA tài trợ.

Ngoài khoang tàu Orion quay quanh mặt trăng rồi trở lại Trái đất, vệ tinh thu nhỏ Capstone có thể sẽ được công ty Rocket Lab phóng từ bãi ở New Zealand vào đầu tháng 4 để nghiên cứu quỹ đạo và mặt bằng căn cứ của mặt trăng theo yêu cầu sử dụng của NASA và châu Âu trong tương lai.

Những sứ mệnh còn lại nhắm chung mục tiêu vừa kể sẽ do các công ty tư nhân như Intuitive Machines triển khai thực hiện, cũng với sự tài trợ ít, nhiều của NASA theo hình mẫu mà SpaceX vận chuyển hàng hóa và các phi hành gia NASA lên ISS.

Nhà du hành Trung Quốc Wang Yaping xuất hiện từ mô-đun Tianhe của Trạm vũ trụ Tiangong. Ảnh AP

Nhà du hành Trung Quốc Wang Yaping xuất hiện từ mô-đun Tianhe của Trạm vũ trụ Tiangong. Ảnh AP

Ý tưởng của một nghệ sĩ về thử nghiệm biện pháp chuyển hướng bay của một tiểu hành tinh. Ảnh NASA

Ý tưởng của một nghệ sĩ về thử nghiệm biện pháp chuyển hướng bay của một tiểu hành tinh. Ảnh NASA

Hành trình đến mặt trăng năm 2022 còn có sự tham gia của các quốc gia khác như Ấn Độ hay Nga... Một tàu mang quốc tịch Hàn Quốc có thể cất cánh bằng tên lửa SpaceX ngay sau tháng 8. Ispace, công ty Nhật Bản, dự kiến phát triển tàu đổ bộ chở nhiều loại hàng hóa, bao gồm cả thiết bị lượn, lên bề mặt mặt trăng.

Còn Trung Quốc lại tập trung cao độ vào nhiệm vụ hoàn thành Trạm vũ trụ riêng Tiangong của mình vào năm 2022, sau khi năm ngoái đã bổ sung mô-đun không gian Thiên Hà vào quỹ đạo tầng bình lưu, đồng thời đã cử hai nhóm phi hành gia khác nhau đến sống ở đó. Mô-đun thí nghiệm Wentian sẽ được phóng và cập bến cùng với mô-đun Tianhe để đến cuối năm, mô-đun thứ ba Mengtian sẽ giúp kết thúc phi vụ hoàn thành trạm vũ trụ Tiangong.

Các tiểu hành tinh cũng lên tiếng “vẫy gọi” chương trình thám hiểm không gian của nhân loại trong năm 2022. Psyche, một thiên thể lớn có cấu trúc chất sắt và các kim loại khác, nằm trong vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc, là một điển hình nghiên cứu. Sứ mệnh khoa học Psyche của NASA sẽ được lên kế hoạch triển khai trong mùa hè này với tên lửa của SpaceX, Falcon Heavy. Dự kiến đến năm 2026, tàu vũ trụ sẽ cung cấp cho các nhà khoa học cái nhìn cận cảnh đầu tiên về thế giới kim loại kỳ lạ này.

Tin khác

Công nghệ Số hóa
Tại Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2025, các nhà báo, chuyên gia báo chí - truyền thông đã cùng nhau "giải mã" công thức để chinh phục nhóm độc giả tiềm năng Gen Z, đồng thời chia sẻ những cách thức sáng tạo mà các tòa soạn đang áp dụng.
9 giờ
Công nghệ Số hóa
ValueMind là phần mềm thẩm định giá do Fusion Dream phát triển, ứng dụng công nghệ tiên tiến, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), nhằm số hóa toàn diện quy trình thẩm định giá, nâng cao tốc độ, độ chính xác, tính minh bạch và giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp
1 tuần
Công nghệ Số hóa
ThS Đào Trung Thành, Phó Viện trưởng Viện Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII), nhấn mạnh chuyển đổi số không còn là một lựa chọn, mà là điều kiện sống còn cho các tòa soạn báo chí trong kỷ nguyên công nghệ.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ trở thành hai “điểm đến” trong chiến lược đầy tham vọng đưa Việt Nam vươn tầm trở thành điểm trung chuyển vốn toàn cầu. Kế hoạch đã có, nghị quyết sắp ban hành. Việt Nam có thể biến cơ hội vàng này thành hiện thực?
3 tuần
Công nghệ Số hóa
Sự kiện WWDC vừa diễn ra tối 09/06, Apple đã đặt trọng tâm vào một cuộc đại tu thiết kế lớn với giao diện "Liquid Glass" và các nâng cấp phần mềm cho iPad. Tuy nhiên, những cập nhật về trí tuệ nhân tạo (AI) lại khá khiêm tốn, không đáp ứng được kỳ vọng của giới đầu tư và khiến nền tảng "Apple Intelligence" tỏ ra lép vế trước các đối thủ cạnh tranh.
3 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Phiên giao dịch ngày 3/6/2025 (giờ Mỹ) đã khắc sâu vào lịch sử tài chính toàn cầu, khi cổ phiếu của nhà sản xuất chip Nvidia tăng 2,8%, đẩy vốn hóa thị trường của công ty lên mức ấn tượng 3.450 tỷ USD. Ngược lại, gã khổng lồ phần mềm Microsoft chỉ nhích nhẹ 0,2%, dừng ở 3.440 tỷ USD.
1 tháng
Xu thế
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 24/5/2025 phê duyệt Đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao giai đoạn 2025 - 2035 và định hướng tới năm 2045.
1 tháng
An toàn thông tin
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với hơn 60 triệu người dùng thường xuyên, doanh thu năm 2024 ước tính vượt 20 tỷ USD. Tuy nhiên, sự bùng nổ này cũng kéo theo áp lực lớn cho nhà bán hàng, đặc biệt là vấn nạn hoàn trả hàng gian lận đang ngày càng phổ biến.
1 tháng
An toàn thông tin
Đây là khoá học về đạo đức AI đầu tiên tại Việt Nam đề cập đến chuẩn mực đạo đức và khung pháp lý trong phát triển AI, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực phát triển AI có trách nhiệm cho Việt Nam.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Năm 2025 được dự đoán là năm nhiều biến động và căng thẳng địa chính trị. Tuy nhiên, chuyển đổi số có thể là phương thức giúp thay đổi “luật chơi” để Việt Nam đón kỷ nguyên mới.
2 tháng
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngày 15/4, Công ty cổ phần công nghệ chống giả Việt Nam (ACTIV) và Techfest Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo "Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia".
2 tháng
Công nghệ Số hóa
Dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đưa ra tiêu chí Nhà nước xác định nhân tài trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhấn mạnh việc có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với nhân tài trong lĩnh vực này.
2 tháng
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
3 tháng
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
3 tháng
Chuyển đổi số
Tuy nhiên, theo nhà khoa học AI hàng đầu của Meta, Yann LeCun, việc mở rộng quy mô các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) hiện tại không đủ để đạt đến “AI ở cấp độ con người”.
3 tháng
Xem thêm