Thứ năm, 22/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Ngân hàng mong muốn nới room ngoại để rộng cửa đón 'đại bàng'

Hồng Gấm
- 20:30, 03/11/2021

(DNTO) - Nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) cho rằng, việc tìm kiếm dòng vốn ngoại đã khó nhưng khi đàm phán để đi đến kết quả chung cuộc, vướng mắc lớn nhất tập trung vào tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được vượt quá 30% khiến các đối tác chiến lược không mặn mà "xuống tiền".

Trần “room” ngoại làm khó các ngân hàng khi tìm nhà đầu tư chiến lược. Ảnh: TL.

Trần “room” ngoại làm khó các ngân hàng khi tìm nhà đầu tư chiến lược. Ảnh: TL.

Vốn ngoại tại ngân hàng còn khiêm tốn

Mới đây, trong buổi làm việc với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng mức giới hạn về tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài tại các tổ chức tín dụng (TCTD) đang làm khó cơ hội tìm kiếm cổ đông chiến lược của các NHTM.

Cụ thể, theo quy định tại Nghị định 01 của Chính phủ đang áp dụng, tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư cá nhân nước ngoài không được quá 5% vốn điều lệ; tổ chức nước ngoài sở hữu không quá 15% vốn điều lệ; nhà đầu tư chiến lược sở hữu không quá 20% vốn điều lệ; nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan sở hữu không quá 20% vốn điều lệ.

Tin nên đọc

Theo đó, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một NHTM Việt Nam. Đồng thời, nhà đầu tư nước ngoài chuyển đổi trái phiếu của TCTD sang cổ phiếu phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu cổ phần như trên.

Trong khoảng thời gian 2017 - 2020, số lượng cổ đông nước ngoài tại 16 NHTM đã tăng từ 42 tổ chức lên xấp xỉ 90 tổ chức, đây đều là những nhà đầu tư lớn, tiềm lực tài chính mạnh, trình độ quản trị mang tầm vóc quốc tế và khu vực. Nhờ sự tham gia của các cổ đông ngoại, các NHTM tăng quy mô vốn chủ sở hữu, tăng năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu.

Có thể kể đến một số ngân hàng thương mại cổ phần đã và đang tìm kiếm tốt cơ hội tăng vốn chủ sở hữu từ các cổ đông nước ngoài như: VietCapitalBank, NamABank, OCB, VIB, ACB, Techcombank, VPBank…

Tuy nhiên, nếu so với con số 31 NHTM trong nước thì 16 NHTM có cổ đông chiến lược còn rất "mỏng", Các chuyên gia cho rằng muốn tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, thì đây là một kênh gọi vốn cực kỳ quan trọng, đặc biệt trong thời kỳ các ngân hàng đang đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng tốc áp dụng tiến bộ công nghệ thanh toán hiện đại, mở rộng dịch vụ tiện ích, phổ cập tài chính toàn diện.

Bên cạnh đó, lãnh đạo các ngân hàng cho hay, ngân hàng đang tìm kiếm đối tác chiến lược để lấp đầy khoảng trống room ngoại còn lại. Đã có một số nhà đầu tư nước ngoài ngỏ ý tìm hiểu, nhưng khi đàm phán để đi đến kết quả chung cuộc thì rào cản lớn nhất tập trung vào tỷ lệ vốn chủ sở hữu.

Trước bất cập trên, việc nới room giống như mở toang một cánh cửa để hút vốn ngoại bởi hiện nhà đầu tư nước ngoài đang bị hạn chế tổng mức sở hữu không quá 30%; một nhà đầu tư sở hữu không quá 20% được cho là chưa phát huy hết khả năng của các đối tác chiến lược, khiến họ không thực sự mặn mà khi "xuống tiền".

"Hiện trạng việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài mới chỉ mang tính chất đầu tư tài chính, chứ chưa có sự tham gia mạnh mẽ vào việc quản trị, quản lý và điều hành ngân hàng. Bởi với một tỷ lệ khống chế như vậy chưa đủ hấp dẫn các đối tác ngoại, khi tiếng nói của họ không thật sự có đủ trọng lượng để có thể hỗ trợ hoặc cải thiện tình hình tài chính của các nhà băng", các chuyên gia nhận định.

Cân nhắc nới room ngoại và câu chuyện đường dài

Các ngân hàng

Các ngân hàng "để dành" room cho các nhà đầu tư chiến lược. Ảnh: TL.

Trước đề xuất nới room ngoại cho các ngân hàng, nhiều quan điểm lo ngại việc nới lỏng cho các nhà đầu tư nước ngoài sẽ dẫn tới những hệ quả khó kiểm soát, trong khi ngân hàng là một trong những lĩnh vực nhạy cảm với an ninh tiền tệ quốc gia.

Tuy nhiên, các chuyên gia phần lớn đều nhận định: Việc hút vốn ngoại sẽ giúp các ngân hàng trong nước tăng nguồn vốn trung, dài hạn, cũng như để đáp ứng các tỷ lệ an toàn, còn với lo lắng nêu trên là không có cơ sở, vì “cởi mở chứ không phải là thả lỏng”.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 9, Nghị định số 01 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của TCTD Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài muốn sở hữu từ 10% vốn điều lệ của TCTD Việt Nam trở lên phải đảm bảo có xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức quốc tế có uy tín, tổng tài sản của nhà đầu tư nước ngoài tối thiểu là 10 tỷ USD...

“Với những điều kiện như vậy, rõ ràng Chính phủ và ngân hàng nhà nước (NHNN) có thể kiểm soát được dòng vốn ngoại vào Việt Nam, mặc dù không thể "một sớm một chiều" có thể nới room cho các đối tác ngoại, nhưng về lâu dài cũng nên xem xét để có những cơ chế phù hợp, không vuột mất cơ hội cho sự phát triển của hệ thống tài chính - ngân hàng", các chuyên gia nhận định.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng,Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng, ngân hàng hiện có sức khỏe tương đối tốt nên được cân nhắc nới tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại trên 30%, tuy nhiên, việc quy định tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông nước ngoài đối với nhóm các NHTM cần được phân loại theo nhóm tùy theo đánh giá xếp loại của Ngân hàng Nhà nước.

"Ngân hàng thương mại đã hoàn thành Basel II, đang tiếp tục nâng cao Basel III có thể nâng tỷ lệ góp vốn cổ đông nước ngoài lên cao hơn tỷ lệ 30% như đã quy định, còn với nhóm NHTM cổ phần có thể linh hoạt theo quy mô, điều kiện của từng ngân hàng", ông Hùng cho hay.

Tuy nhiên, ông Hùng cũng lưu ý, thời điểm này có thể khuyến khích mở, nhưng đến khi cần phải khóa room cũng rất phức tạp, nhất là đối với lĩnh vực nhạy cảm như ngân hàng. Điểm nữa, ngoài tuân thủ Luật doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, các ngân hàng đang chịu điều chỉnh của luật chuyên ngành là Luật Các TCTD. Các luật này phải đảm bảo tính thống nhất tránh chồng chéo, mâu thuẫn. Việc đưa ra quy định mới "phủ" quy định cũ gây bất ổn cho nền kinh tế cần hết sức tránh.

"Việc xem xét tăng tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là cần thiết, song phải đảm bảo hài hòa lợi ích, nhu cầu của các nhà đầu tư với vai trò quản lý nhà nước. Do đó, chính sách phải rõ ràng, nhất quán ngay từ đầu sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các ngân hàng thương mại đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu, hội nhập", ông Hùng nhấn mạnh.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Dù thị trường tăng tới hơn 18 điểm, nhưng đóng góp lớn nhất lại chủ yếu thuộc cổ phiếu họ Vin với hai tên tuổi nổi bật là VIC và VHM.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
VIC của Tập đoàn Vingroup và VPL của Công ty cổ phần Vinpearl trái chiều khi một cổ phiếu tăng trần đóng góp lớn nhất trong việc giữ gìn chỉ số, cổ phiếu còn lại rơi vào điều chỉnh giảm trước áp lực chốt lời.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/5.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
VN-Index nhanh chóng lùi về sát mốc 1.300 điểm khi mất hơn 11 điểm, khối ngoại quay đầu bán ròng trên thị trường chứng khoán ngày 16/5.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
MoMo công bố lợi nhuận cả năm lần đầu tiên, một chiến thắng vừa ấn tượng vừa vô cùng cần thiết cho ngành startup tài chính Đông Nam Á.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhiều nhà cung cấp dù đánh giá cao Chương trình Tick xanh trách nhiệm tuy nhiên lại khá cân nhắn khi đặt bút ký cam kết tham gia, một phần có thể do nỗi lo đánh mất hoàn toàn thị trường nếu làm sai và phần khác do chế tài chưa đủ mạnh với doanh nghiệp khi hàng hóa có vấn đề, lãnh đạo Sở Công thương TP.HCM cho biết.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Đầu tư đêm diễn lớn, mời các tên tuổi nổi bật tham dự đang giúp nhiều doanh nghiệp thu hút khách hàng, nâng cao độ nhận diện thương hiệu, qua đó thị giá cổ phiếu cũng được kích hoạt mạnh mẽ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Cổ phiếu Trung Quốc giảm vào hôm thứ Ba, khi sự lạc quan từ thỏa thuận đình chiến thuế quan với Hoa Kỳ nhường chỗ cho lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ giảm các biện pháp kích thích kinh tế.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngay ngày đầu giao dịch trên HoSE, VPL của Công ty cổ phần Vinpearl đã tăng gần hết biên độ với mức tăng 19,9% và chỉ có 4.800 cổ phiếu được khớp lệnh dù vẫn còn hàng 2 triệu đơn vị nằm ở chiều dư mua.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Từ ngày 21 - 23/5/2025, Triển lãm Chuỗi cung ứng lạnh & Công  nghiệp lạnh (Cold Chain & Refrigeration Exhibition) sẽ khai mạc tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC Expo, Bình Dương. Đây là sự kiện nổi bật trong năm dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành chuỗi cung ứng lạnh và công nghiệp lạnh, mở ra cơ hội để kết nối, giao thương và mở rộng cơ hội hợp tác.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Cục Thuế vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Phiên sáng có thời điểm tăng hơn 12 điểm và đà tăng được giữ đến phiên chiều, kết phiên với mức tăng gần 16 điểm cho thấy sự lạc quan của thị trường trước kết quả đàm phán thuế quan với Mỹ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Xuất khẩu từ Trung Quốc đã tăng 8,1% vào tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa ước tính tăng 1,9%. Số liệu này cũng cho thấy lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm hơn 21%, trong khi lượng hàng nhập khẩu giảm gần 14%.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Cổ phiếu PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tăng kịch trần, khối lượng khớp lệnh vượt trội sau thông tin Tổng giám đốc Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ. Ông Phạm Văn Thanh, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn, sẽ tạm thời điều hành tập đoàn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Phiên giao dịch thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư khi hệ thống KRX chính thức vận hành sau thời gian dài chờ đợi của nhà đầu tư và sự chuẩn bị kỹ lưỡng của HoSE và các công ty chứng khoán.
2 tuần
Xem thêm